Công nghệ lên đời comple ở Hà Nội
Hầu hết mặt hàng quần áo may sẵn của xã Vân Từ đều là nguồn cung cấp chính cho thị trường Hà Nội.
Câu khách bằng những chiêu khuyến mại giá sốc cho những mặt hàng kém chất lượng.
Tuy nhiên ít ai biết đường đi của comple “made in Vân Từ” trước khi đến tay người tiêu dùng đã được những đầu nậu thay tên đổi họ bằng cách gắn tem nhãn nước ngoài để tiện việc đội giá, thu lãi khủng.
Sốc với giá bèo, khuyến mại khủng
Dạo một vòng dọc con phố Khâm Thiên chúng tôi không khỏi hoa mắt bởi các cửa hàng bán comple mọc lên như nấm. Với đặc trưng vốn có của những con phố là những cửa hiệu nhỏ, nằm san sát nhau nên phần lớn chỉ là địa điểm để kinh doanh hàng comple may sẵn. Nhà nào sang lắm thì xuất hiện thêm một vài chiếc máy khâu cùng phụ kiện nằm khiêm tốn nơi góc cửa hàng để sửa chữa khi khách yêu cầu. Những cửa hàng với đủ các mẫu mã, kiểu dáng từ bình dân đến sang trọng khiến khách hàng không khỏi hoa mắt. Đóng vai khách hàng có nhu cầu mua mấy bộ comple cho cậu em trai đang du học ở Singapore, nên tôi không thể đưa “người thật việc thật” đến ướm thử. Ấn tượng đầu tiên về một con phố chuyên comple là sự… hiếu khách đến bất ngờ. Vừa tấp xe vào lề đường chúng tôi đã được các chủ hàng chạy ra đón tận nơi cùng những lời chào mời hết sức hấp dẫn: “ Vào xem hàng đi em. Đủ các mẫu mã tha hồ lựa chọn. Yên tâm giá mềm thôi…”. Theo chân một bà chủ, chúng tôi bước vào cửa hàng Phúc An. Bà chủ tự giới thiệu tên Vân vui vẻ cho biết hầu hết hàng ở đây đều là đồ may sẵn, không phải hàng may đo nên các kích cỡ chỉ mang tính chất tương đối. Giá thành đắt hay rẻ phụ thuộc chính vào kiểu dáng và chất liệu vải, dao động từ 1.500.000 – 3.500.000đồng/bộ. Vừa giới thiệu mặt hàng chị ấn một vài mẫu mã sản phẩm vào tay khách để “kiểm định chất vải cho khách quan”.
Lấy cớ muốn đi tham khảo một vài cửa hàng khác , chúng tôi tìm đến cửa hiệu cách đó không xa, nhìn khá khang trang với ngôi nhà 3 tầng được dành riêng tầng 1 để mở cửa hàng.
Video đang HOT
Lần này chúng tôi chủ động muốn tìm thứ hàng bình dân nhất đang được treo biển giảm giá chỉ còn 500 – 700 – 800 nghìn đồng/bộ. Với vẻ không mặn mà lắm, bà chủ cửa hàng tên Tuyết hất mặt về phía góc cửa hàng, nơi có khoảng vài chục bộ quần áo cũ kỹ. Bà chủ cho biết đấy là hàng may quá mắc nhiều lỗi kỹ thuật hoặc lạc mốt nên được nhập về dưới dạng thanh lý. Vốn “học mót” đươc vài chiêu nhận biết chất vải, mẫu mã… từ những người thợ Vân Từ nên chúng tôi nhận thấy cái thì mất cúc, sứt chỉ. Phần lớn phía bên trong không còn cúc dự trữ, tại những góc khuất của lớp lót như vùng cánh tay áo, túi… đường chỉ bị tuột hoặc được may cẩu thả… còn chất vải thì 100% là lụa, dạ, kaki kém chất lượng của Trung Quốc. Theo một chủ doanh nghiệp tại Vân Từ, thứ vải này nhập từ chợ Ninh Hiệp về chỉ 30 – 40 nghìn đồng/m.
Để kích cầu xả bớt một số loại mẫu mã từ những năm trước còn tồn lại được treo riêng một góc, chị Tuyết vui vẻ giới thiệu: “Các loại vải bóng là mẫu lên ngôi của những năm trước nhưng năm nay lại tiêu thụ chậm có thể sẽ được xả hàng mềm hơn những mẫu vải tuyt si được thiết kế với những sọc kẻ chìm, nổi khác nhau đang được ưa chuộng của năm nay” Vì thế giá đồng loạt ở mức 1.500.000 đồng/bộ thậm chí còn khuyến mại thêm cà vạt nhiều màu sắc để khách hàng lựa chọn.
Góc khuất công nghệ “thay tên đổi họ”
Hầu hết những chủ hàng đều cho biết trước đây các cửa hàng kinh doanh comple mọc lên như nấm đều là của các thương gia Vân Từ, sau khi tạo dựng được uy tín nên tìm ra Hà Nội để mở cửa hàng buôn bán. Do diện tích không cho phép nên những cửa hàng này chỉ mang tính chất giới thiệu sản phẩm là chính còn xưởng hầu hết đều được đặt ở nơi khác rộng rãi hơn. Một số thương gia thường nói vui họ không “thoát ly” hoàn toàn mà cơ sở vật chất cùng với xưởng may vẫn được đặt trụ sở tại nơi làng nghề mình từng sinh sống để tiết kiệm nguồn nhân công cùng chi phí. Tuy nhiên hiện nay những nhà may nổi tiếng có thương hiệu đứng ra nhận làm từ A – Z, từ khâu đầu vào đến khâu tiếp thị sản phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chiếm một số lượng không nhỏ trên các tuyến phố hàng hiệu bình dân này là các cửa hàng kinh doanh mang tính chất đầu nậu là chính.
Theo lời anh Tuấn – một thổ công tại Vân Từ từng cắt nghĩa họ không trực tiếp sản xuất mà chỉ đi cất lại hàng tại gốc rồi về treo tại cửa hàng. Đối với những cửa hàng kiểu này việc treo biển tên mang thương hiệu sản phẩm là điều không thể nên hầu hết các bảng hiệu quảng cáo chỉ tập trung vào phô trương những tiêu chí hút khách như : “Chuyên bán comple giá rẻ, bền, đẹp…” hoặc có đi chăng nữa thì tên cửa hàng cũng lạ hoắc hoặc được gán với cái tên Tây hóa rất kêu. Một chủ cửa hàng kiểu ăn theo này bật mí theo nguyên tắc những thương hiệu đã có uy tín thường dập mác bản quyền ở lớp lót trên phần cổ trong của áo. Mặc dù hàng lấy từ một nơi nhưng đẳng cấp cũng ngầm được phân chia. Việc ký hợp đồng mua bán với những cơ sở này đồng nghĩa với việc mình không được phép vi phạm điều khoản, cụ thể là việc thay mác đổi tên cho sản phẩm một cách bừa bãi.
Tuy nhiên đối với những loại mặt hàng này thường giá thành nhập vào sẽ cao hơn do kỹ thuật dựng áo cũng như các đường may có phần nhỉnh hơn các mặt hàng bình dân khác. Tuy nhiên khách tìm đến mua các mặt hàng may sẵn này phần lớn đều không phải là những người cầu kỳ nên phần lớn hàng lấy về tại những xưởng may bình dân của những cơ sở kém uy tín hơn. Ngoài ra đó còn là những loại hàng nước 2 ( sản phẩm lỗi không nghiêm trọng, khó phát hiện) của những cơ sở uy tín bán lại theo dạng thanh lý với mức giá mềm mỏng bất ngờ. Dù là hàng nước 2 hay “hàng chợ” đều không có tem mác nên việc các chủ cửa hàng ở Hà Nội tha hồ tút tát để bán lại cho khách. Quy trình này bao gồm các công đoạn như việc khắc phục lỗi kỹ thuật nếu trường hợp lỗi đó dễ lộ còn phần lớn chỉ cần dùng máy hút bụi dành riêng cho quần áo để làm sạch rồi gắn thêm mác Hàn Quốc, Thái Lan…thậm chí cả của Pháp, Ý… cũng thấy xuất hiện ở đây. Theo đó một bộ comple từ quê ra tỉnh “made in Vân Từ” mặc nhiên gắn mác ngoại kia sẽ được các chủ hàng tha hồ hét giá gấp đôi thậm chí gấp ba hàng trong nước.
Theo xahoi
Choáng "hàng hiệu" 3 USD, bán giá 60 triệu đồng
Tình trạng hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng so với công bố trên nhãn, bao bì...được bày bán xen lẫn với hàng hóa có chất lượng, có xuất xứ rõ ràng gây khó cho cơ quan chức năng.
Hàng hiệu Italy "đội lốt" Trung Quốc bị cơ quan Công an bắt giữ.
Tại cuộc họp giao ban Công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127/TƯ, bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, việc ngăn chặn chống hàng lậu là rất khó khăn và phức tạp. Hiện 40% lực lượng quản lý thị trường thuộc Chi cục QLTT Hà Nội không có thẻ nghề và đã có tuổi. Khi đi kiểm tra không có nghiệp vụ, họ chỉ biết khuôn vác hàng hóa, đó là tồn tại của xã hội.
Ông Vương Trí Dũng, Chi cục phó Chi cục quản lý thị trường Hà Nội: Cho biết, ngay cả các hãng thời có thương hiệu cũng nhập lậu: Điển hình như hàng nhập lậu của Gucci & Milano lên tới gần 30 tỷ đồng. Có món hàng Gucci & Milano trong hóa đơn chỉ 3 đến 5 USD, nhưng khi trưng bày niêm yết giá bán lên tới 60 triệu đồng. Bằng các nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao, đối tượng đã thừa nhận gần 8.000 sản phẩm các loại với giá trị trên 29,6 tỷ đồng. Từ những vụ việc cụ thể, qua công tác đấu tranh chống buôn lậu
Chúng ta cần xây dựng một cơ chế để cho những người đó được nghỉ sớm nhưng vẫn được hưởng chế độ nhằm thu hút nguồn nhân lực mới có trí tuệ có sức khỏe để cống hiến cho ngành cho xã hội, bà Mai nói.
Ngoài ra cần đầu tư phương tiện đáp ứng được với sự phát triển hiện nay của xã hội. Hiện các đối tượng buôn lậu đi những chiếc xe có tính an toàn, tốc độ cao, trong khi lực lượng QLTT vẫn ì ạch chiếc xe U-oát. Thêm vào đó, nhiều văn bản hiện gây khó khăn cho quá trình thực thi công việc. Có đêm phát hiện 10 xe tải chở hàng lậu, thức trắng cả đêm để kiểm đếm hàng hóa, nhưng về sau chốt lại họ "chạy" được giấy tờ để hợp thức hóa lô hàng đó (mua hàng thu gom từ cư dân biên giới), thế là hòa cả làng.
Theo bà Mai: Hiện nay phổ biến là các mặt hàng thuốc chữa bệnh, thực phẩm, mỹ phẩm, được làm giả, nhái, thay đổi nhãn mác, hạn sử dụng. Đối với hàng tiêu dùng và hàng thời trang không rõ nguồn gốc xuất xứ được gẵn nhãn hiệu lô gô các nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài, có giá bán thấp so với hàng chính hãng, như mỹ phẩm, kính mắt, điện thoại di động, quần áo, giày dép thời trang tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh.
Tình trạng gỡ bỏ nhãn gốc thay nhãn ghi hạn sử dụng mới vẫn xuất hiện không chỉ ở các vùng ngoại thành mà còn tồn tại ngay các quận nội thành của thành phố Hà Nội. Các tụ điểm buôn lậu như Ninh Hiệp, Đồng Xuân, sân bay Nội Bài, các bến bãi tập kết hàng hóa.
Chủ yếu là hàng Trung Quốc
Hàng hóa nhập lậu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với đủ các chủng loại. Các mặt hàng được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ và đường sắt từ biên giới Trung Quốc qua các cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn), cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Lào Cai), Trà Lĩnh, Trà Lùng (Cao Bằng) rồi chuyển về Hà Nội.
Năm 2012, Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội đã chủ động bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 127/TƯ (Bộ Công Thương). Đã kiểm tra 82.990 lượt, xử lý 70.738 vụ (trong đó hàng cấm, hàng nhập lậu 2.614 vụ Hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ là 3.856 vụ Gian lận thương mại 6456 vụ phạm khác 57.812 vụ). Đã khởi tố 90 vụ với 144 đối tượng. Tổng thu nộp ngân sách gần 1.500 tỷ đồng.
Kết quả thu hàng lậu của các lực lượng chức năng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2012 với 2.614 vụ hàng cấm, hàng lậu, tịch thu sung công quỹ gần 200 tỷ đồng. Hàng lậu lọt được vào thủ đô là do chưa ngăn chặn triệt để từ các tuyến biên giới phía bắc.
Theo Dantri
Big C khẳng định bán gà đúng nguồn gốc Sau chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực từ UBND TP Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, cuối cùng, gà đồi Yên Thế đã "đàng hoàng" có mặt ở thị trường Hà Nội. Song khi con gà vừa "cất cánh" ra Thủ đô đã gặp phải rào cản bởi sự tranh chấp. Liệu rằng sự tranh chấp này thực sự có...