Công nghệ IoT: Cảm biến không pin, nạp năng lượng từ sóng radio
Công nghệ thú vị này sẽ giúp lắp đặt các thẻ kết nối trên quần áo và thực phẩm mà không gặp vấn đề gì.
Các cảm biến đóng một vai trò quan trọng trong Internet vạn vật (IoT), nhưng có một hạn chế rõ ràng: chúng cần pin hoặc một nguồn năng lượng nào đó khác để chạy. Tuy nhiên, chiếc thẻ cảm biến mới này có thể chỉ cần lấy năng lượng từ không khí.
Cảm biến không pin nạp năng lượng từ tần số radio
Wiliot đã ra mắt một chiếc thẻ cảm biến Bluetooth có thể tự thu thập năng lượng từ tần số vô tuyến xung quanh, đó có thể là sóng Bluetooth, di động hay Wi-Fi. Chiếc chip dựa trên cấu trúc ARM này là một chiếc ăng ten được in trên một mảnh giấy hoặc nhựa, nhờ tính năng thu thập năng lượng này mà nó có thể tự truyền những thông tin như trọng lượng và nhiệt độ mà không cần bất kỳ loại pin nào.
Cách tiếp cận không dùng pin có thể dẫn đến các loại thẻ giống như nhãn dán trên các sản phẩm. Quần áo có thể tự động đưa ra cảnh báo khi bạn sắp làm hỏng lúc giặt, hay trong khi bao bì có các thẻ theo dõi các sản phẩm từ nguồn gốc của chúng. Và vì chỉ có các linh kiện thiết bị tối thiểu, các thẻ không nên thêm nhiều vào chi phí.
Các thẻ này sẽ dần xuấ hiện trong năm 2020. Wiliot vừa hoàn thành một vòng tài trợ bao gồm sự giúp đỡ từ các tổ chức đầu tư tại Amazon và Samsung. Gã khổng lồ công nghệ muốn công nghệ thành công và bạn có thể thấy các thẻ này được sử dụng rộng rãi ngay sau khi chúng sẵn sàng.
Theo Engadget
Video đang HOT
Trung Quốc thử nghiệm antenna sóng vô tuyến cực thấp có khả năng gây ung thư
Báo South China Morning Post của Hồng Kông (Trung Quốc) đưa tin Trung Quốc vừa chế tạo một ăng ten vô tuyến khổng lồ phủ sóng khoảng 3.700 km2 và đang thử nghiệm trên một khu vực rộng với diện tích mặt đất gấp năm lần thành phố New York của Mỹ.
WHO đã lên tiếng khuyến cáo vì sóng vô tuyến có thể gây bệnh ung thư và nhiều bệnh khác.
Dự án gây tranh cãi
Năng lượng không dây hay chính xác hơn là truyền tải năng lượng không dây là quá trình truyền năng lượng cao từ một điểm đến một điểm nào đó không cần dây dẫn. Truyền năng lượng không dây, về cơ bản khác với truyền thông tin không dây trong viễn thông (như radio, TV, Radar, Mobilephone), ở đó thông tin được biến điệu truyền đi mọi hướng, tín hiệu có trong một dải tần xác định, công suất tín hiệu ở đầu thu thường rất nhỏ (cỡ nW đến W)..., còn trong lĩnh vực truyền năng lượng không dây thì độ lớn và hiệu suất truyền năng lượng là quan trọng nhất, năng lượng chỉ truyền theo một chiều xác định.
Năm 1899, kỹ sư người Serbia tên là Nikola Tesla xây dựng một cuộn dây điện cao 50 m, mang dòng điện 12 triệu volt ở Colorado Springs và ông truyền điện không dây qua quãng đường không khí làm phát sáng 200 bóng đèn. Sau khi bật công tắc, tia chớp nhảy ra khỏi cuộn dây nhưng không ai bị tổn thương. Năm 2006, giáo sư vật lý Marin Soljacic tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã truyền điện không dây qua một phòng để thắp sáng bóng đèn 60-watt. Soljacic điều chỉnh trường điện từ trong cuộn dây cho và nhận khiến chúng cộng hưởng ở cùng một tần số, quá trình này được biết đến hiệu quả hơn và an toàn hơn so với những nỗ lực của Tesla.
Sóng vô tuyến từ ăng ten khổng lồ của Trung Quốc gây lo ngại có nguy cơ gây ung thư
Từ thành tựu này, các khoa học gia Trung Quốc thực hiện Dự án phương pháp điện từ không dây (WEM), mất 13 năm để xây dựng và các nhà nghiên cứu cho biết cuối cùng họ đã sẵn sàng phát ra sóng vô tuyến tần số cực thấp (ELF). Nhưng theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những sóng này có liên quan tới bệnh ung thư.
Mặc dù dự án có các ứng dụng dân sự - có thể sử dụng để phát hiện động đất và khoáng sản và là một phần của kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của Trung Quốc - dự án cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong thông tin liên lạc quân sự. Các khoa học gia cho biết, tín hiệu phát đi từ hệ thống ăng ten này có thể đến một tàu ngầm hàng trăm mét dưới biển, do đó làm giảm nguy cơ tàu phải nổi lên mặt nước để nhận được tín hiệu.
Vào năm 2009, dự án này được thực hiện sau dự án xây dựng trạm phát sóng tần số siêu thấp cấp độ quân sự đầu tiên của Trung Quốc. Năm 2010, một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã liên lạc thành công với nhà ga từ vùng nước sâu, giúp Trung Quốc trở thành nước thứ ba trên thế giới thiết lập được một hệ thống liên lạc tàu ngầm hiện đại như vậy sau Mỹ và Nga.
Hình ảnh thể hiện phương pháp điện từ không dây (Ảnh: Getty Images)
Phải bảo vệ một tài sản chiến lược quan trọng
Rõ ràng là Hải quân Trung Quốc đã có tham vọng mở rộng tầm hoạt động và đã rót tài nguyên vào công nghệ vô tuyến ELF tiên tiến hơn, cho phép tàu ngầm liên lạc với trung tâm chỉ huy từ độ sâu lớn hơn và khó bị phá vỡ hơn. Các khoa học gia cho biết ăng ten sẽ phát ra tín hiệu ELF với tần số từ 0,1 - 300 hertz.
Địa điểm chính xác của cơ sở chưa được tiết lộ, nhưng thông tin đăng trên các tạp chí nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy nó nằm ở Huazhong - một khu vực thuộc miền Trung, gồm các tỉnh Hồ Bắc, Hà Nam và Hồ Nam với hơn 230 triệu dân (hơn dân số Brazil). Dự án đã gây lo ngại cho một số học giả, những chuyên gia y tế lo lắng về tác động có thể có đối với sức khỏe cộng đồng.
Hơn một thập niên trước đây, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc WHO, đã cảnh báo rằng sóng ELF có thể gây ung thư cho con người. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học và thực nghiệm trên thế giới đã chỉ ra mối liên hệ giữa phơi nhiễm ELF dài hạn với nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em và thai phụ.
Một kỹ sư diễn tập trên tàu ngầm của Trung Quốc (Ảnh: YURI SMITYUK)
Trong một báo cáo dài 500 trang được cập nhật liên tục từ năm 2007, WHO đã ghi nhận một số lượng lớn các nghiên cứu học thuật liên quan đến bức xạ ELF với một loạt các bệnh bao gồm ung thư vú và não, căng thẳng, ảo tưởng, thiếu ngủ, sảy thai, trầm cảm và tự tử...
Mặc dù nhiều kết quả vẫn chưa có kết luận cuối cùng, WHO khuyến cáo rằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm phơi nhiễm là điều hợp lý, cần thiết và cấp bách...
Với thành tựu lớn lao như thế nhưng Bắc Kinh đã "hạ thấp" tầm quan trọng của cơ sở này khi công bố thông tin cho công chúng. Ngoài sự cần thiết phải bảo vệ một tài sản chiến lược quan trọng, một số nhà nghiên cứu cho rằng việc giữ bí mật này là nhằm tránh gây xáo động trong dân chúng Trung Quốc và thế giới. Tuy giấu, nhưng chính phủ lo ngại một làn sóng chống đối xuất phát từ các nhà hoạt động nhân quyền sẽ bùng nổ trong tương lai.
Thủy Tiên
Theo BBC News
Facebook và Airbus thử nghiệm máy bay không người lái ở Australia Facebook được cho là đang hợp tác với Airbus thử nghiệm máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời ở Australia. (Ảnh: dronebelow.com) Theo trang công nghệ TechCrunch, máy bay đang thử nghiệm là Model S, có sải cánh 25m. Máy bay này có thể bay ở độ cao 20km và sử dụng sóng vô tuyến để phát xuống mặt...