Công nghệ hiện đại đang giết dần giết mòn hạnh phúc của người dân ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Nhiều năm qua, quốc gia nhỏ bé Bhutan nổi tiếng với sự yên bình và hạnh phúc của người dân. Nhưng trước sự phát triển của các thiết bị công nghệ hiện đại tại quốc gia này, người dân Bhutan đang dần cảm thấy không hạnh phúc.
Những nhà sư trẻ đang tập chơi sáo tại chùa Dechen Phodrang, Thimphu, Bhutan
Bhutan là quốc gia Phật giáo đi tiên phong trong ý tưởng “Tổng Hạnh phúc quốc gia” để tính chỉ số hạnh phúc của họ, và Thủ tướng nước này từng tự hào tuyên bố rằng “Bhutan là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới”.
Nhưng người dân Bhutan đang ngày càng thấy rằng suy nghĩ này không phải lúc nào cũng đúng với thực tế. Tuy chính phủ Bhutan đã có rất nhiều nỗ lực, nhưng Bhutan chỉ được xếp thứ 97/156 quốc gia trong danh sách Báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu được Liên Hiệp quốc công bố gần đây nhất.
Video đang HOT
Một phần nguyên nhân dẫn đến việc Bhutan có chỉ số thấp như vậy được cho là do công nghệ. Mặc dù trong nhiều thập kỷ, quốc gia này đã từ chối hay hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, nhưng những thiết bị như điện thoại di động, ti vi, và máy tính đang từng bước thâm nhập vào đời sống người dân, mang theo rất nhiều những vấn đề đến với quốc gia này, và làm cho các phong tục tập quán cũng như lối sống trước đây của người dân bị mai một hoặc biến mất.
Trong những năm gần đây, ti vi bị cho là nguyên nhân gây ra mọi vấn đề ở quốc gia Phật giáo này, từ tỷ lệ tội phạm tăng cao cho đến cơ cấu dân số thay đổi do người dân ở các vùng nông thôn đổ về các thành phố lớn để tìm việc làm.
“Các quảng cáo trên ti vi tạo ra nhiều nhu cầu mà điều kiện kinh tế hiện tại của người dân không thể đáp ứng được. Tội phạm và tham nhũng cũng thường xuyên sinh ra từ những nhu cầu kinh tế”, ông Phuntsho Rapten thuộc Trung Tâm nghiên cứu Bhutan cho biết.
Biến đổi khí hậu, một vấn đề của thời hiện đại, cũng đang ảnh hưởng đến Bhutan. Băng tan đang đe dọa đến các nhà máy công nghiệp giúp cung cấp năng lượng cho Bhutan, kìm hãm sự phát triển ở quốc gia được Liên Hiệp quốc xem là nằm trong nhóm “những quốc gia kém phát triển nhất thế giới” này.
“Khoảng cách thu nhập của người dân, tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ và sự suy thoái môi trường ở Bhutan đang ngày càng tăng”, ông Needrup Zangpo, Chủ tịch Hiệp Hội các Nhà báo Bhutan, cho trang NPR biết.
“Chúng tôi đang có rất nhiều vấn đề đáng lo ngại”, ông nói thêm.
Số liệu thống kê từ một cuộc điều tra về chỉ số hạnh phúc của Bhutan cho thấy nhiều sự thay đổi: theo báo cáo “Tổng Hạnh phúc Quốc gia” gần đây nhất vào năm 2015, thì số người cho thấy có các cảm xúc tiêu cực như là tức giận, sợ hãi và ích kỷ đã tăng so với cuộc điều tra trước đó, trong khi đó những người cho biết có các cảm xúc tích cực như là lòng thương cảm và vị tha lại giảm xuống.
Và mặc dù 90% số người được hỏi cho biết họ cảm thấy hạnh phúc, nhưng điều đáng chú ý là gần một nửa trong số họ, 48%, cho biết bản thân mình cảm thấy “khá hạnh phúc”, chứ không phải là “rất hạnh phúc” và “cực kỳ hạnh phúc”.
Xu thế này sẽ còn diễn ra, và Bhutan sẽ phải học cách thay đổi thích nghi với những thách thức của cuộc sống hiện đại – và cảm xúc của người dân đang thay đổi.
Theo Business Insider
Nhật Bản đầu tư cho công nghiệp thông minh
Nhật Bản đã xây dựng một chiến lược để phát triển công nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản là động lực chính đằng sau việc triển khai các sáng kiến liên quan đến công nghiệp 4.0. Ở góc độ quản lý, chính phủ Nhật Bản cũng đã từng bước đưa ra và triển khai các chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa 4.0. Đối mặt với bài toán suy giảm lao động do robot thay thế con người, Nhật Bản cũng đã có những chính sách để gia tăng việc làm trong các ngành dịch vụ thông tin và các dịch vụ khác. Người dân Nhật Bản sẽ có nhiều thời gian hơn để cống hiến cho sáng tạo, từ đó tạo ra những giá trị mới từ việc cải tiến phương thức sản xuất.
Mục tiêu mà Nhật Bản đặt ra đến năm 2020 là sẽ đầu tư lên đến 2,4 nghìn tỷ Yen cho ngành công nghiệp thông minh. Với nền tảng khoa học, công nghệ cao đã có sẵn, Nhật Bản tự tin là một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0.
Theo vtv
Tuần làm việc 4 ngày xu thế của văn phòng hiện đại? Tuần làm việc ít hơn 40 giờ - hay cụ thể hơn là 4 ngày/tuần - đang dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn trong mắt các ông chủ, khi họ tìm kiếm những phương thức mới để thu hút nhân viên và nâng cao hiệu suất công việc. FlexJobs, một trang web tìm việc làm đã có tuổi thọ hơn 11...