Công nghệ giúp người tiểu đường biết đường máu mà không cần lấy máu ngón tay
Hệ thống FreeStyle Libre sử dụng công nghệ đo và theo dõi glucose bằng cảm biến, giúp người lớn và trẻ em (từ 4 tuổi trở lên) mắc đái tháo đường có thêm giải pháp cải thiện việc kiểm soát đường huyết.
Ảnh minh họa
Hệ thống FreeStyle Libre giúp người mắc đái tháo đường liên tục theo dõi chỉ số đường huyết nhờ một cảm biến nhỏ đeo ở mặt sau cánh tay với kích thước chỉ bằng một đồng xu. Cảm biến này được sử dụng liên tục trong 14 ngày, là thiết bị đo và theo dõi glucose có thời gian sử dụng lâu nhất thế giới hiện nay. Năm 2019, hệ thống FreeStyle Libre đã được trao giải thưởng Prix Galien Hoa Kỳ cho “Công nghệ Y khoa Tiên tiến nhất”.
Cảm biến FreeStyle Libre đo mức glucose trong dịch kẽ thông qua một cấu trúc sợi mỏng như sợi tóc (dài 0,5cm) được đưa vào ngay dưới da và giữ cố định bằng một miếng dán nhỏ. Sau khi quét nhanh cảm biến bằng đầu đọc, người dùng sẽ được cung cấp chỉ số glucose tại thời điểm đo cùng bức tranh tổng hợp các mức đường huyết chi tiết. Thông tin hữu ích này giúp điều chỉnh lối sống và can thiệp điều trị cho người mắc đái tháo đường mà không cần phải chích máu ngón tay và chịu đau, cũng như không cần hiệu chỉnh hàng ngày.
Trong hơn 30 năm qua, việc tự quản lý đường huyết bằng cách chích máu ngón tay, sử dụng que thử và máy đo cầm tay đã giúp việc kiểm soát đái tháo đường được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ cung cấp chỉ số đường huyết của từng lần đo, mỗi lần đo đều phải chích ngón tay để lấy máu.
Video đang HOT
Hệ thống FreeStyle Libre giúp người mắc đái tháo đường liên tục theo dõi chỉ số đường huyết mà không cần phải lấy máu ngón tay
Theo GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, việc quản lý đường huyết tốt và thường xuyên có thể giúp người mắc đái tháo đường điều chỉnh lối sống kịp thời, đồng thời cung cấp cho bác sĩ những thông tin hữu ích để điều chỉnh phương pháp điều trị.
Nếu không được quản lý tốt, đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Theo một nghiên cứu của Đại học Y Dược Huế công bố vào đầu năm 2020, số người mắc đái tháo đường đang phải đối mặt với chứng trầm cảm ở Việt Nam là tương đối cao.
Do vậy, trong hướng dẫn quốc gia do Bộ Y tế ban hành về chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2, việc đo đường huyết liên tục được khuyến nghị cho những người muốn quản lý đường huyết tốt hơn và những người nhập viện cần theo dõi sát đường huyết.
Tại Việt Nam, FreeStyle Libre đã có mặt tại hệ thống các cửa hàng thiết bị y tế, các nhà thuốc xung quanh các bệnh viện, các chuỗi nhà thuốc trên toàn quốc…
Nguy cơ hạ đường huyết do thuốc trị đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường đã có thuốc điều trị, tuy vậy, cần thận trọng trong quá trình dùng thuốc, bởi có thể có nguy cơ hạ đường huyết do dùng thuốc, nếu không biết xử trí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh gặp khá nhiều trong cộng đồng, tuy không phải là bệnh lây nhiễm, nhưng được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng", số lượng người mắc đang ngày càng tăng nhanh chóng. Vì vậy việc dùng thuốc để kiểm soát đường huyết là một trong những bước rất quan trọng.
Tại sao thuốc có thể gây hạ đường huyết?
Người bệnh đái tháo đường phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhưng khi dùng thuốc để làm hạ đường huyết về mức bình thường, có thể có nguy cơ bị hạ đường huyết xuống dưới mức cho phép. Bên cạnh hạ đường huyết do dùng thuốc, còn có hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường do bỏ hoặc chậm bữa ăn, hoặc không ăn được do nôn, buồn nôn...
Đường huyết (đường gluocose trong máu) tăng hay giảm hay bình thường phụ thuộc vào một chất gọi là insulin. Insulin được tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu.
Hàng ngày, sau khi chúng ta ăn thì một lượng tinh bột khá lớn sẽ đi vào cơ thể, khi đó chúng sẽ làm tăng sự kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy để có thể tiết ra insulin. Insulin sẽ tác động vào các quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể và đặc biệt là gan, mô mỡ.
Khi nồng độ glucose trong máu cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen ở gan và khi đói, lượng glucose trong sẽ máu giảm, lúc này glycogen ở gan sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để tiếp tục đi vào máu, đảm bảo lượng đường trong máu cho cơ thể hoạt động bình thường.
Khi người bệnh đái tháo đường dùng insulin (tiêm) hoặc dùng các loại thuốc kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, nếu dùng thuốc quá liều (hoặc insulin hoặc thuốc kích thích sản sinh insulin) có thể gây ra hiện tượng hạ đường huyết, lúc này gọi là hạ đường huyết do dùng thuốc.
Cần kiểm tra đường huyết đều đặn phòng nguy cơ hạ đường huyết do thuốc.
Biểu hiện và cách xử trí
Khi bị hạ đường huyết, người bệnh thường có những triệu chứng như huyết áp hạ, tim đập nhanh, vã mồ hôi, lạnh toát, đánh trống ngực, bồn chồn, có cảm giác mệt mỏi rã rời, đói lả, mặt mày choáng váng, giảm thân nhiệt, da tái nhợt, bứt rứt, run, đi không vững... Nặng hơn có thể dẫn tới vô thức, lú lẫn, hôn mê và co giật...
Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc loại uống hạ đường huyết hoặc insulin. Trường hợp người bệnh ở mức độ nhẹ, vẫn tỉnh táo tự nhận biết được mình bị hạ đường huyết, nên cho uống ngay nước đường hoặc bánh kẹo có đường. Đối với trường hợp nặng bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức, không có khả năng nuốt, nếu cho uống thì có thể gây sặc vào đường hô hấp, cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Cách phòng hạ đường huyết do dùng thuốc
Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa (không tự mua, không tự đổi thuốc, đặc biệt không tự tăng liều lượng thuốc).
Luôn ăn, uống theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị (nên chia ra nhiều bữa ăn trong ngày) như nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn và không được quên hoặc bỏ bữa. Ăn nhiều rau có 2 điều lợi, đó là gây cảm giác no đánh lừa dạ dày, hơn nưa đường sẽ hòa trộn với rau sẽ được hấp thu từ từ vào máu và như vậy đường trong máu sẽ không tăng đột ngột sau khi ăn.
Luôn có bên mình bánh, kẹo ngọt hoặc chai nước đường pha thật đặc (để trong một túi nhỏ bên mình) để phòng khi hạ đường huyết sẽ có ngay để sử dụng. Người bệnh hoặc người nhà nên tự kiểm tra đường huyết hàng ngày bằng máy đo đường huyết. Ngoài ra, người bệnh nên vận động cơ thể một cách thường xuyên bằng các động tác nhẹ nhàng (tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 60 phút, chia làm 2-3 lần).
Chồng bị đột quỵ vì được vợ lén cho ăn thêm cơm Chồng bị đái tháo đường, bác sĩ yêu cầu hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt nhưng vì thương chồng, chị vợ lén cho anh ăn thêm cơm, phở. Trung bình mỗi ngày Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-45 bệnh nhân đột quỵ từ khắp nơi chuyển đến, trong đó hầu hết là ca bệnh nặng vì nhiều...