Công nghệ giúp cải tiến chất lượng khám chữa bệnh
Sự phát triển của công nghệ đã tác động lớn đến ngành y tế, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Nhiều đơn vị y tế tư nhân đã ứng dụng phần mềm tư vấn bệnh và cung cấp dịch vụ y tế tại nhà, hướng tới xây dựng phòng khám và bệnh viện thông minh giúp tiết kiệm chi phí và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Nhiều thành tựu về y tế điện tử
Tại tọa đàm “Xu hướng khám chữa bệnh trong thời đại công nghệ 4.0″ do Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp Thị, Saigon Times Club tổ chức, diễn ra sáng nay (18-1), TS. Trần Tùng, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua, y tế điện tử đã mang lại nhiều thành tựu trong việc khám chữa bệnh cho người Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh như xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa giữa bệnh viện tuyến trên với các bệnh viện tuyến dưới, thông qua hệ thống y tế trực tuyến Telemedicine (y khoa từ xa/bệnh viện vệ tinh), các bệnh viện như bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Bình dân,… đã hỗ trợ hội chẩn từ xa, tư vấn cấp cứu nhiều ca bệnh cho các bác sĩ tuyến dưới phẫu thuật thành công, cứu sống nhiều người bệnh.
Nhiều bệnh viện (Bạch Mai, Việt Đức, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bình dân…) đã triển khai ứng dụng robot trong việc phẫu thuật những căn bệnh khó nâng cao cơ hội sống, ít tổn thương và người bệnh nhanh hồi phục.
Bên cạnh đó, việc kết nối, liên thông kết quả xét nghiệm, chụp chiếu đã giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, đỡ tốn kinh phí khi chuyển bệnh. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng đã giúp lãnh đạo ngành y tế quản lý tốt các bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng, y tế dự phòng nhằm kiểm soát và dự phòng tốt bệnh tật.
Đặc biệt, vào đầu tháng 1-2019, Bộ Y tế có tổng kết về ứng dụng trí tuệ nhân tạo với phần mềm IBM Waston for Oncology ứng dụng trong tư vấn hỗ trợ điều trị ung thư tại Việt Nam tại các bệnh viện: Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, bệnh viện K và Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, nhằm hỗ trợ bác sĩ chuyên ngành ung thư lựa chọn phác đồ điều trị ung thư cho người bệnh theo đúng các quy định.
Video đang HOT
Phần mềm trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology do tập đoàn IBM của Mỹ xây dựng dựa trên nền tảng dữ liệu lớn, đến nay đã được triển khai áp dụng ở 230 bệnh viện của 13 nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan…
Đặc biệt, hiện nay 99,5% cơ sở khám bệnh trên cả nước đã kết nối khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) với cơ quan giám định BHYT để triển khai giám định BHYT điện tử. Một số bệnh viện đã tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác khám, chữa bệnh, quản lý y tế, và bước đầu đạt hiệu quả cao.
Nhiều khó khăn, thách thức
Các diễn giả tham dự tọa đàm cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động đến y tế, đòi hỏi các bệnh viện, cơ sở y tế phải không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và hiệu suất hoạt động.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc điều hành Jio Health Việt Nam cho hay, công nghệ đã làm thay đổi nền kinh tế của thế giới trên tất cả các ngành nghề, ngành y tế cũng là ngành bị tác động một cách dữ dội.
Đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp phòng khám, bệnh viện tư nhân đã nghiên cứu ra nhiều giải pháp tiên tiến nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi khám chữa bệnh cho người dân như phòng khám Jio Health mở dịch vụ phòng khám bác sĩ gia đình, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xét nghiệm tận nhà cho người bệnh. Không dừng lại ở đó, phòng khám đã xây dựng phần mềm khám chữa bệnh thông minh, bệnh án điện tử, giúp bệnh nhân có thể gọi điện, nhắn tin với bác sĩ mọi thắc mắc về sức khỏe hoặc yêu cầu bác sĩ đến khám, cấp thuốc tại nhà. Tất cả lịch sử khám bệnh sẽ được lưu trữ trên điện toán đám mây.
Cũng theo ông Nam, trong bối cảnh các bệnh viện của Việt Nam luôn quá tải, người bệnh đến bệnh viện phải chờ đợi lâu, lãng phí thời gian, công sức. Mỗi bác sĩ khám từ 70 – 100 bệnh nhân/ngày, với 8 giờ làm việc liên tục. Do lượng thời gian dành cho bệnh nhân ít, nên việc thu thập dữ liệu về bệnh của bệnh nhân bị hạn chế, nguy cơ lây nhiễm chéo cao… Do đó, Jio Health đã đầu tư khám chữa bệnh, phòng bệnh, xét nghiệm và cấp thuốc tại nhà. Bệnh nhân có thể ngồi ở nhà cài đặt phần mềm trên các thiết bị thông minh, lựa chọn bác sĩ, điều dưỡng yêu cầu tư vấn hoặc yêu cầu bác sĩ đến tận nhà khám và chăm sóc. Các bác sĩ của phòng khám Jio Health đều có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh do cơ quan chức năng cấp phép.
Theo PGS-TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, lãnh đạo ngành y tế rất chủ động tiếp cận công nghệ mới như ứng dụng Telemedicine (tư vấn khám chữa bệnh và phẫu thuật qua màn hình trên mạng). Cải cách quản trị hành chính, không dùng văn bản giấy qua chuyển phát nhanh, tất cả các văn bản chỉ thị hiện nay đã được gửi qua email, thậm chí cả facebook giúp người dân tiếp cận thông tin và các dịch vụ y tế mọi lúc, mọi nơi.
Mặc dù công nghệ thông tin đã tác động mạnh đến ngành y tế thế giới cũng như Việt Nam như: sản xuất thiết bị y tế tiến bộ hơn, ứng dụng công nghệ giải mã trình tự gen để dự báo bệnh trước 20 năm, quản trị y tế thông minh, giảm thủ tục hành chính, giấy tờ…, tuy nhiên, việc triển khai các đề án công nghệ trong y tế vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn.
Việt Nam hiện vẫn chưa có ngành đào tạo công nghệ thông tin về y tế, do đó, muốn học ngành này phải đi ra nước ngoài; dữ liệu khám chữa bệnh cần được bảo mật như thế nào, quyền riêng tư và sự bảo mật có bị rò rỉ; tiêu chí về thiết bị kết nối và chia sẻ ra sao.
Đặc biệt, Chính phủ vừa thông qua Quyết định 241/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí, đến năm 2020 chấm dứt thanh toán viện phí bằng tiền mặt. Trong khi đó, thói quen của đại đa số người dân dùng tiền mặt, không dùng thẻ; chưa nói đến việc giao dịch thẻ phát sinh phí giao dịch tới vài ngàn đồng, chi phí này ai trả, khi người dân không thích dùng thẻ, nay bắt trả thêm phí giao dịch là một việc làm khó. Do đó, đây là một đề án cần kết hợp nhiều ngành nghề mới giải quyết được.
Theo thesaigontimes
Người đàn ông Ireland tiêm tinh dịch vào tay suốt 18 tháng để chữa đau lưng
Anh chàng 33 tuổi phải nhập viện vì lưng không hết đau, còn tay bị viêm mô tế bào.
Cánh tay sưng đỏ vì tiêm tinh dịch vào tĩnh mạch trong nhiều tháng gây nhiễm trùng. Ảnh: Lisa Dunne.
Bác sĩ Lisa Dunne báo cáo ca tự chữa bệnh kỳ lạ đầu tiên trên thế giới này trong Tạp chí Y học Ireland hôm 16/1. Bệnh nhân nam giới, 33 tuổi, bước vào bệnh viện Adelde và Meath, thành phố Dublin, phàn nàn về cơn đau dữ dội ở lưng dưới, cánh tay nổi mẩn và sưng đỏ, theo News.
Bệnh nhân tới viện sau khi cố gắng nâng vật nặng ba ngày trước và bị đau không đỡ. Chụp X-Quang cánh tay, bác sĩ phát hiện anh ta đã tự tiêm tinh trùng vào tay mình suốt 18 tháng, mỗi tháng một lần, để điều trị đau lưng. Tuy nhiên, kết quả là tinh dịch nhiễm vào mô mềm gây viêm, nhiễm trùng da.
Tuy đã tới viện, sau đó, anh ta lại bỏ đi trước khi bác sĩ loại bỏ tinh dịch trong cánh tay. Bác sĩ Dunne cho hay tới nay, thế giới chưa thực hiện nghiên cứu nào về việc tiêm tinh dịch vào cơ thể để chữa bệnh.
"Không có trường hợp tiêm tinh dịch vào tĩnh mạch được ghi nhận. Tìm kiếm trên Internet và các diễn đàn cũng không có", bác sĩ Dunne viết, cảnh báo mọi người về những nguy hiểm khi cố tự chữa bệnh mà không có chuyên môn.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Ham đồ giá rẻ, tự rước bệnh vào người Để tiết kiệm, không ít chị em nội trợ hiện nay đã dễ dàng bị thu hút bởi những dụng cụ nhà bếp giá rẻ, trong đó có nồi chảo nấu ăn được bày bán tràn lan trên thị trường. Thế nhưng, cái lợi trước mắt chưa được bao nhiêu thì nguy cơ gây bệnh từ những sản phẩm này đã khiến nhiều...