Công nghệ đưa nhân viên trở lại văn phòng
Các công ty công nghệ trên khắp thế giới đang vận dụng mọi cách đưa người lao động trở lại công sở thay vì làm việc tại nhà.
Tharsus, tập đoàn chuyên về người máy thông minh có trụ sở tại Anh, nổi tiếng với hệ thống robot và tự động hóa cho các công ty bán lẻ trực tuyến, đã phát triển thiết bị đeo cổ có tên Bump, giúp người lao động chủ động giữ khoảng cách an toàn với đồng nghiệp. Bump trông giống một chiếc vòng cổ nhưng biết gửi thông báo tới người đeo khi họ đến gần người khác.
Bump đang đang được thử nghiệm tại Trung tâm sản xuất công nghệ ở Coventry, nước Anh. Khách hàng của trung tâm gồm những tên tuổi khổng lồ, như Rolls-Royce, Airbus, Siemens và General Motors.
Vòng đeo cổ của Tharsus cảnh báo nhân viên khi họ tới gần người khác. Ảnh: Tharsus.
Covid-19 cũng làm tăng nhu cầu về các ứng dụng truy vết. Các ứng dụng này hoạt động dựa trên Bluetooth và dữ liệu vị trí để thông báo cho người dùng nếu họ ở gần người nào đó có khả năng đã bị nhiễm virus. Tại Việt Nam, ứng dụng Bluezone đang được chính phủ yêu cầu người dân cài đặt để đảm bảo an toàn cho chính người sử dụng.
Tuy nhiên, các ứng dụng truy vết đang phải phải đối mặt với chỉ trích rằng chúng xâm phạm quyền riêng tư. Các chuyên gia cũng cho rằng các ứng dụng này vẫn chưa phải là một biện pháp có tính chất “thay đổi cuộc chơi” trong việc ngăn chặn đại dịch.
Giải pháp của Tharsus cũng nhằm vào việc theo dõi tiếp xúc, nhưng có khá nhiều điểm khác biệt với các ứng dụng truy vết. Bump dựa vào tần số radio để gửi tín cho người dùng. Công nghệ này phù hợp với luật riêng tư của EU và không lưu dữ liệu người dùng. “Bump không yêu cầu người sử dụng phải hy sinh dữ liệu cá nhân”, đại diện công ty Tharsus chia sẻ.
Video đang HOT
Camera ảnh nhiệt của Vodafone được lắp đặt tại cửa vào tòa nhà văn phòng. Ảnh: Vodafone.
Camera ảnh nhiệt đang được đề xuất sử dụng tại các tòa nhà văn phòng. Camera sử dụng công nghệ hồng ngoại, phát hiện bức xạ nhiệt ở người, sau đó ước tính nhiệt độ cơ thể họ.
Công ty viễn thông Vodafone của Anh đang triển khai hệ thống camera kiểm tra thân nhiệt tại các văn phòng của mình, dự kiến đặt ở lối vào hoặc khu vực lễ tân. Thiết bị sử dụng cả camera ảnh nhiệt lẫn camera HD để kiểm tra nhiệt độ người theo thời gian thực với độ chính xác trong khoảng /- 0,3o C và có thể sàng lọc 100 người mỗi phút. Dữ liệu camera thu thập được chỉ ghi tại một thời điểm cụ thể và không lưu lại dữ liệu khuôn mặt và không có nhiệm vụ của thiết bị theo dõi. Tuy nhiên, các quan chức y tế cho rằng camera ảnh nhiệt không sàng lọc được các trường hợp nhiễm virus tiềm ẩn.
Đèn UV của Signify bố trí trong văn phòng có thể giúp tiêu diệt virus. Ảnh: Signify.
Trong khi một số công ty công nghệ đang tìm cách phát hiện triệu chứng và hạn chế lây nhiễm virus, những công ty khác lại đang tìm cách tiêu diệt chúng.
Công ty sản xuất thiết bị chiếu sáng Signify của Đức đang hi vọng dùng tia UV để tiêu diệt virus corona. Tổ chức Y tế Thế giới trước đây đã cảnh báo mọi người không chiếu trực tiếp đèn UV lên da do mức độ phóng xạ nguy hiểm mà chúng gây ra, nhưng Signify nhắm tới việc sử dụng đèn UV để khử trùng bề mặt trong văn phòng và các môi trường khác, như trường học và phòng vệ sinh. Công ty này đã thử nghiệm đèn UV của mình tại Đại học Boston cùng các nhà nghiên cứu và đã phát hiện ra virus có thể bị tiêu diệt bởi tia UV. Signify đang tăng cường sản xuất loại đèn này.
Nếu các công sở cho phép người lao động đi làm lại, họ sẽ đi bằng phương tiện gì? Các thành phố lớn, như London và New York, lo lắng khi người lao động đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng. Bởi không gian nhỏ bé, chật hẹp của tàu điện ngầm hay xe buýt sẽ khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn.
Một số dự án khởi nghiệp tại Mỹ đang thuyết phục chính quyền và người tiêu dùng rằng thiết bị hai bánh chạy bằng điện, như xe điện mini và xe đạp, có thể giải quyết vấn đề này. Ở Anh, chính phủ đã hợp pháp hóa điện mini trên đường. New York cũng đã phê duyệt việc sử dụng xe điện mini và xe đạp, đồng thời cho phép các công ty điều hành xe điện hai bánh có thể đăng ký hoạt động trong thành phố, trừ khu vực Manhattan.
Xe điện mini của hãng Voi trên đường phố London. Ảnh: Voi.
“Các nhà chức trách đang coi đây là thử thách”, một chuyên gia nói. “Nó sẽ đẩy nhanh xu hướng giảm nhu cầu dùng ôtô để chuyển sang thiết bị sử dụng năng lượng sạch”.
Vì sao các công ty startup thường cung cấp bia, bóng bàn, võng,... cho nhân viên ngay tại văn phòng làm việc?
Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng số người nói họ không thể tập trung khi ngồi tại bàn làm việc của mình đã tăng 16% kể từ năm 2008.
Bạn đã bao giờ đặt chân đến những văn phòng hào nhoáng chưa? Đồ ăn vặt ngay trong phòng họp. Võng và nhà cây ngay trong văn phòng. Các công ty công nghệ có vẻ là những người tiên phong cho xu hướng này với các chi tiết được yêu thích nhất ở các công ty startup: Thùng bia và bàn bóng bàn có ở khắp nơi.
Có thể làm việc trong môi trường như vậy thật thú vị - nhưng liệu số tiền bỏ ra cho những tiện ích này có đem lại điều gì có ý nghĩa cho những người làm việc ở đó hay không?
Ai cũng hiểu mục đích của chủ doanh nghiệp là tạo ra sự cộng tác và không khí vui vẻ thoải mái giữa các nhân viên. Nhưng có thể điều đó lại là lợi bất cập hại. Và nghiên cứu cho thấy vấn đề này đang ngày một tệ hơn.
Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng số người nói họ không thể tập trung khi ngồi tại bàn làm việc của mình đã tăng 16% kể từ năm 2008. Ngoài ra, đáng lo hơn: Số người lao động nói rằng họ không có nơi nào yên tĩnh để tập trung làm việc đã tăng thêm 13%.
Điều quan trọng không phải là người ta làm việc ở đâu - miễn là họ tập trung và chăm chỉ mỗi ngày. Rất nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy làm việc từ xa có hiệu quả hơn nhiều so với ngồi tại văn phòng nếu nói về năng suất.
Dưới đây là 3 lý do tại sao những người làm việc từ xa lại có hiệu quả cao hơn so với các đồng nghiệp ngồi ở văn phòng:
1. Năng suất
Không bị phân tâm bởi các tiện ích hào nhoáng ở văn phòng và được tự do hơn, những người làm việc từ xa có sự thoải mái để làm được nhiều việc hơn. Theo một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ, 65% người lao động nói rằng làm việc từ xa có thể giúp năng suất lao động của họ tăng đáng kể. 85% khác nói rằng làm việc một mình cho phép họ đạt được năng suất tối đa.
2. Tinh thần đồng đội
Bất chấp khoảng cách về không gian, những người làm việc từ xa có tinh thần đồng đội cực cao và họ là những người đồng nghiệp tuyệt vời. Đó là bởi khoảng cách đòi hỏi họ phải trao đổi nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơn, khiến họ phải nói chuyện với nhau thường xuyên và có mục đích (chứ không tán gẫu như ở văn phòng). Điều này tạo ra sự cộng tác mạnh mẽ và sự than thiết giữa đồng nghiệp với nhau. Số liệu cho thấy 92% người lao động nói rằng việc giao tiếp qua video khiến tinh thần hợp tác của họ tăng cao đáng kể.
3. Sự hiện diện
Đời sống văn phòng thường bị xé nhỏ ra với sự vắng mặt của các nhân viên - những người xin nghỉ ốm hoặc trốn về sớm để làm việc riêng. Nhưng những người làm việc từ xa (ở nhà) không cần phải bịa ra cớ gì cả. Vì không bị bó buộc với giờ làm việc của văn phòng nên họ có thể sắp xếp kế hoạch làm việc để đáp ứng nhu cầu cuộc sống riêng của họ. Nếu họ bị cảm lạnh, họ có thể làm việc ở nhà mà không sợ lây cho ai. Nếu cần làm việc vặt gì đó, họ cũng không lo bị mất cả ngày làm việc. Điều này hóa ra lại giúp cho sự hiện diện và thời gian làm việc của những người làm việc ở nhà dài hơn so với những người khác.
Nói tóm lại, những người làm việc từ xa còn có một lợi thế hơn hẳn, họ có thể loại bỏ những thứ gây phân tâm và tập trung vào những điều quan trọng: công việc và sự vui vẻ khi làm việc.
Và để được như vậy, họ chẳng cần võng nghỉ hay bàn bóng bàn.
Gần 70.000 nhân viên startup mất việc vì Covid-19 Để đối phó với dịch Covid-19, startup công nghệ khắp thế giới đã phải sa thải hàng chục ngàn lao động. Max Azaham, Giám đốc nghiên cứu cao cấp tại hãng tư vấn Gartner, nhận xét startup là nguồn sáng tạo lớn cho ngành công nghệ nhưng hiện tại đang bị cạn kiệt nguồn tiền. Theo báo cáo của hãng môi giới BuyShares.co.uk,...