Công nghệ đang thúc đẩy đầu tư cho thuê second home
Nhà đầu tư mô hình ngôi nhà thứ hai ( second home) tận dụng nền tảng dịch vụ cho thuê phòng online trực tiếp kết nối với khách hàng, gia tăng doanh thu.
Công nghệ thúc đẩy dịch vụ cho thuê phòng
Chị Ngô Thơm (ngụ Bình Thạnh, TP HCM) kinh doanh mô hình homestay đã hơn một năm nay. Trong những tháng gần đây, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 70-80%, chủ yếu là khách nước ngoài đặt phòng qua Airbnb, Luxstay và Facebook. Nhờ những nền tảng đặt phòng trực tuyến nên căn nhà của chị Thơm có thể tiếp cận du khách nội địa lẫn xuyên biên giới quanh năm.
Cung cầu trên các nền tảng đặt phòng trực tuyến luôn sôi động, vì vậy yếu tố mùa cao điểm hay thấp điểm không còn quá rõ nét như trước đây nữa, chị Thơm nhận xét.
Nhờ nền tảng đặt phòng trực tuyến, chủ homestay có thể tiếp cận khách hàng nội địa lẫn du khách quốc tế.
Báo cáo của Outbox Consulting ghi nhận chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm, số lượng phòng cho thuê trên Airbnb tại Việt Nam tăng gấp hơn 40 lần, từ con số 1.000 trong năm 2015 lên tới hơn 40.000 vào đầu năm 2019.
Dịch vụ này tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, khu công nghiệp và đặc biệt là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng và đầu tư, có khoảng cách gần với TP HCM. Chẳng hạn như tại Bà Rịa Vũng Tàu, theo số liệu của AirDNA (cơ sở dữ liệu thu thập từ Airbnb) tính đến tháng 11/2019 thành phố này có hơn 1.700 phòng cho thuê, tốc độ tăng trưởng lên tới 8% mỗi quý. Vào quý III/2016, nơi đẩy chỉ có vỏn vẹn 198 phòng kinh doanh trên Airbnb. Thu nhập trung bình mỗi ngày cho mỗi phòng vào khoảng 1,7 triệu đồng.
Một chỉ số quan trọng cho loại hình thuê du lịch là tỷ lệ thuê nguyên căn hộ tại đây chiếm tới 67%, trong khi thuê lẻ theo phòng là 31%. Cùng tỷ lệ này ở Hà Nội 54%.
Cũng theo đơn vị thực hiện khảo sát, sức hấp dẫn của thị trường tự kinh doanh cho thuê phòng đã thu hút nhiều nhà đầu tư rót vốn khai thác chứ không đơn thuần là những hộ gia đình có phòng nhàn rỗi để cho thuê. Hiện có đến 69% lượng cơ sở lưu trú trên Airbnb có từ hai phòng cho thuê trở lên. Thị trường đặt phòng trực tuyến sôi động không kém cạnh hoạt động của khách sạn, resort truyền thống.
Ông Troy Griffiths – Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định các nền tảng OTA đang tạo ra những thay đổi lớn cho thị trường nghỉ dưỡng Việt nam. Bên cạnh ông lớn Airbnb, hàng loạt startup trong và ngoài nước tham gia cuộc chơi cung cấp nền tảng đặt phòng trực tuyến Booking.com, Agoda, RedDoorz, Luxstay, OYO, iViVu… khiến thị trường thêm sôi động.
Cơ hội và thách thức
Song song với cơ hội đến từ công nghệ và lượng khách hàng rộng lớn, mô hình tự kinh doanh cho thuê cũng xuất hiện những thách thức. Do tiềm năng lớn, nhiều nhà đầu tư đã tham gia mở phòng, cạnh tranh trên các nền tảng OTA. Điều này khiến việc thu hút du khách khó khăn hơn, buộc chủ nhà phải nỗ lực cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ.
Video đang HOT
Mặt khác, thách thức còn đến từ thực tế kinh doanh nhỏ lẻ khiến chủ nhà phải dành nhiều công sức hơn trong việc chuẩn hóa chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu và giữ chân du khách. Ở khâu vận hành, các chuỗi khách sạn, resort có sự tham gia của thương hiệu quản lý vận hành quốc tế chiếm ưu thế.
Ông Troy Griffiths – Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng các đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp có lợi thế khi triển khai hoạt động dịch vụ cơ sở lưu trú, đảm bảo tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ. Trong lĩnh vực tự cho thuê phòng qua ứng dụng, cũng đã xuất hiện các đơn vị quản lý chuỗi khách sạn như OYO, RedDoorz…
Mặt khác, để có được lợi nhuận cao hơn và thu hút nguồn cầu lớn hơn, đại diện Savills Việt Nam cho rằng các cơ sở lưu trú cần có dịch vụ kèm theo, thị trường du lịch nói chung cũng cần hình thành chuỗi giá trị.
Chuỗi dịch vụ, tiện ích đi kèm sẽ làm tăng giá trị của các cơ sở lưu trú. Ảnh phối cảnh Sakura Beach NovaWorld Hồ Tràm.
Đại diện Novaland, tập đoàn đang triển khai dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí hàng nghìn hecta NovaWorld tại Phan Thiết và Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, nhằm tăng thu hút du khách trong và ngoài nước, đơn vị dành phần lớn diện tích để triển khai chuỗi tiện ích, dịch vụ quy mô lớn đi kèm.
Hệ thống tiện ích không chỉ phục vụ du khách mà còn góp phần tăng giá trị cho nhà đầu tư khi mua dòng sản phẩm second home nằm trong tổ hợp nghỉ dưỡng. Khi sở hữu ngôi nhà thứ hai tại NovaWorld, chủ nhân biệt thự có thể nghỉ dưỡng vào dịp cuối tuần hoặc tự kinh doanh cho thuê trong thời gian không sử dụng. Trong trường hợp không muốn dành nhiều thời gian, công sức để điều hành hoạt động cho thuê, chủ nhà cũng có thể ký gửi cho đơn vị quản lý vận hành dự án.
Với lợi thế về tập khách hàng quốc tế rộng lớn, lượng khách hàng trung thành cao và những tiêu chuẩn về dịch vụ đã được định sẵn, các đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp biết cách tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư, đại diện Novaland cho biết.
Những lưu ý khi tự vận hành phòng cho thuê
Đối với các nhà đầu tư chọn phương án tự kinh doanh cho thuê qua các nền tảng công nghệ, hãng nghiên cứu thị trường Jones Lang LaSalle (JLL) nêu một số lưu ý để tối ưu hóa hiệu quả vận hành.
Nếu nhà đầu tư đang tập trung vào các dịch vụ cho thuê ngắn hạn, hãy chọn bất động sản gần địa điểm du lịch hoặc sân bay. Bất động sản nên kết nối với hạ tầng giao thông tốt và các tiện ích đi kèm như cửa hàng tiện lợi hoặc khu ẩm thực.
Việc cùng lúc quản lý nhiều địa điểm lưu trú cũng dễ gây ra nhiều trở ngại. Thiếu kinh nghiệm quản lý có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về an ninh, thiệt hại tài sản và danh tiếng. Vì vậy, chủ nhà nên thuê nhân viên quản lý có kinh nghiệm để đảm bảo khoản đầu tư lâu dài.
Ngoài ra, trước khi đầu tư, cần xem xét phòng của mình có gì hấp dẫn hơn những khách sạn truyền thống trong cùng mức giá. Chiến lược tạo trải nghiệm cùng người địa phương và giá cả cạnh tranh là chìa khóa thành công trong việc đầu tư cho thuê bất động sản nghỉ dưỡng.
Một điều không thể thiếu là nhà đầu tư phải nắm rõ những thủ tục đăng ký kinh doanh cần thiết cho mô hình lưu trú này tại các thị trường mục tiêu, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được thuận lợi
Theo vnexpress
Tăng cường đầu tư, đáp ứng yêu cầu về chuyển giao công nghệ
Tại hội thảo ở Gia Lai, các đại biểu đã có nhiều ý kiến, kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư, đáp ứng yêu cầu về ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Trong khuôn khổ sự kiện Trình diễn kết nối cung cầu công nghệ ( Techdemo 2019) diễn ra tại Gia Lai, sáng 24/11, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Gia Lai tổ chức "Hội thảo Giám đốc các trung tâm, tổ chức ứng dụng chuyển giao công nghệ vùng Nam Trung Bộ-Tây Nguyên."
Các đại biểu đã có nhiều ý kiến, kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư, đáp ứng yêu cầu về ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất.
Đại biểu tỉnh Phú Yên cho rằng các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của từng tỉnh nên có sự kết nối với các hợp tác xã và Hội Nông dân địa phương để có sự đồng nhất trong công tác quản lý nhà nước cũng như chuyển giao công nghệ đến doanh nghiệp, người dân.
Hơn nữa, chỉ nên xây dựng 1 hoặc 2 điểm kết nối cung cầu trong một vùng để có sự tập trung vốn, cơ sở hạ tầng, chủ trương chính sách, tránh trường hợp đầu tư dàn trải lan man, không hiệu quả.
Đại biểu đến từ tỉnh Đắk Lắk cho rằng hiện nay, nhiều trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ gặp khó trong việc cạnh tranh tham gia đấu thầu các dự án nông nghiệp với các doanh nghiệp địa phương; đề xuất tạo cơ chế mở cho các trung tâm để có thêm chức năng, nhiệm vụ như truy xuất nguồn gốc sản phẩm và chứng nhận nông nghiệp hữu cơ... tại các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn quản lý.
Một số ý kiến kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ mở các lớp tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ; chọn lọc giới thiệu và phổ biến các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong và ngoài nước...
Theo báo cáo kết quả hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ vùng Nam Trung Bộ-Tây Nguyên, gồm 12 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, đây là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của cả nước, nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện.
Hơn 10 năm qua, các tỉnh, thành đã quan tâm, hợp tác và phát triển hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Trong vùng có 9/12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chủ trương đầu tư theo Quyết định số 317/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong số đó, chỉ có 7 trung tâm được Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt với tổng kinh phí 303 tỷ: (Khánh Hòa (109 tỷ), Gia Lai (54 tỷ), Đắk Lắk (44 tỷ), Quảng Nam (37 tỷ), Đắk Nông (36 tỷ), Đà Nẵng (13 tỷ), Bình Định (5 tỷ), Phú Yên (5 tỷ).
Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Lắk phát biểu ý kiến.
Các trung tâm, tổ chức ứng dụng chuyển giao công nghệ tại 12 tỉnh, thành đã tham gia thực hiện các đề tài, dự án thông qua các hình thức đăng ký và tham gia đấu thầu tuyển chọn.
Trong năm 2019, các trung tâm, tổ chức chuyển giao công nghệ khu vực Nam Trung Bộ-Tây Nguyên đã làm chủ được 34 quy trình, công nghệ và sẵn sàng chuyển giao cho các đơn vị khác, trong đó, trên 80% tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể là công nghệ cấy mô tế bào, sản xuất cây giống sạch như chuối, gừng, ba kích, lan kim tuyến, đông trùng thảo của Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên; công nghệ trồng rau bằng hệ thống thủy canh sản xuất rau an toàn của Khánh Hòa, Kon Tum; công nghệ vận hành tưới tiết kiệm của Gia Lai, Khánh Hòa.
Các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ còn trực tiếp đầu tư hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ của địa phương và trung ương để đầu tư các dây chuyền sản xuất, thương mại hóa sản phẩm như các sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học, vật liệu composite, trà túi lọc, phôi giống nấm và nấm thành phẩm...
Ngoài chức năng quản lý nhà nước, 12/12 trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành còn thực hiện cả 2 hoạt động sản xuất-kinh doanh và dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ như dịch vụ kỹ thuật đo lường, dịch vụ phân tích thử nghiệm công nghệ sản xuất giống cây trồng, công nghệ xử lý môi trường, mối mọt, công nghệ sản xuất và nhân giống nấm ăn, nấm dược liệu và Đông trùng hạ thảo...
Tính riêng năm 2019, 12 trung tâm này đã thực hiện được 339 hợp đồng dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, xử lý môi trường.
6/12 trung tâm đã có hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường với tổng doanh thu 5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.
Trong số đó, nổi bật là doanh thu của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên đạt 2 tỷ/năm với các sản phẩm giống nuôi cấy mô các loại cây quả, giống nấm dược liệu và nấm ăn.
Theo Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ Tạ Việt Dũng, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn, sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc để kiểm soát chất lượng hàng hóa theo chuỗi cung ứng, quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn hiện đại thì việc liên kết các trung tâm này lại là nhu cầu bức thiết. Việc liên kết các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong vùng thành khối khẳng định vai trò cầu nối của các trung tâm trong việc đưa các công nghệ phục vụ đời sống, phát triển kinh tế, xã hội địa phương./.
Theo viet nam plus
Apple đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển với mức cao kỷ lục Dường như Apple đang muốn đưa ra những sản phẩm mới, công nghệ mới bởi hãng đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R & D) với số tiền cao kỷ lục. Cuối tuần qua, báo cáo từ CNBC cho thấy sự đầu tư ngày càng tăng của Apple vào nghiên cứu và phát triển (R & D). Trước đó, trong...