Công nghệ đang tạo ra một cuộc sống mới
Khi họp với đối tác trên Zoom, tỷ phú công nghệ Mỹ Alfred Chuang vẫn nghe thấy tiếng con trai ở phòng bên cạnh.
“Phải nói rằng đây là một thời điểm kỳ lạ với tôi. Là người yêu gia đình nhưng bình thường, tôi chẳng bao giờ có nhiều thời gian cho con cái như bây giờ”, Alfred Chuang, một giám đốc kiêm doanh nhân công nghệ của Mỹ, người gốc Hong Kong, sinh năm 1961, trả lời TechCrunch.
Khi dịch bệnh chưa bùng nổ, bình thường, các chính phủ, trường học và doanh nghiệp sẽ không bao giờ chịu đóng cửa. Chẳng ai đi siêu thị mà phải nhìn trước ngó sau xem mình đã giữ đúng khoảng cách an toàn hay chưa. Bác sĩ cũng sẽ không bao giờ chấp nhận việc khám bệnh trực tuyến. Thậm chí, những quyết định từng khiến các cơ quan quản lý tốn hàng năm để bàn bạc thì giờ chỉ mất vài tiếng. Mọi hoạt động xã hội giờ đều diễn ra trong nhà riêng của từng người, trước màn hình máy tính hay thiết bị di động.
Covid làm ông nhớ đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Khi ấy, Alfred Chuang phải bán công ty công nghệ do mình sáng lập, BEA Systems, cho Oracle với giá 8,6 trỷ USD. “Đây là khoảng thời gian tồi tệ và mệt mỏi nhất của tôi, nhưng cũng tuyệt vời nhất trong sự nghiệp, bởi nhờ nó, tôi có thể gặp rất nhiều nhân vật truyền cảm hứng. Đó là lúc những công ty như Slack, Uber, Credit Karma, Twilio, Square hay Cloudera xuất hiện. Giờ chúng có giá trị vốn hoá thị trường lên tới hàng tỷ USD. Tôi đã đầu tư và hợp tác với một vài công ty trong số đó”, ông kể.
Thế giới sẽ bị phần mềm chi phối hoàn toàn vào năm 2030.
Những thất bại và thành công trong quá khứ khiến Alfred tự đặt câu hỏi: Với tình hình hiện tại, liệu 10 năm nữa, cuộc sống con người sẽ thay đổi ra sao?
Video đang HOT
Theo tỷ phú công nghệ, đến năm 2030, hai thập kỷ sau khi iPhone ra mắt, điện toán đám mây hình thành, một thập kỷ sau khi công nghệ mạng 5G trở nên phổ biến, mọi công nghệ trợ giúp con người từ ăn, chơi đến làm việc, sẽ đều được cung cấp với tốc độ chưa từng thấy.
Để hiểu được đúng nghĩa của cụm “chưa từng thấy”, có thể làm một phép so sánh giữa đời sống con người hiện tại và cách đây 20 năm. Dân số thế giới giờ là 8,5 tỷ người. Mỗi người đều sở hữu một smartphone, tăng lên rất nhiều so với 500 triệu máy cách đây 20 năm.
Hạ tầng viễn thông và khả năng truy cập Internet tốc độ cao đã tạo nên một thế giới hoàn toàn mới. Ở đó, trường học lớn nhất thế giới là các công ty phần mềm. Họ tạo ra trí tuệ nhân tạo với khả năng tự học hỏi vô hạn. Nhờ công nghệ, học phí cũng được giảm đáng kể, trẻ em được tập trung cho việc trau dồi kiến thức thay vì chỉ cố gắng để phổ cập giáo dục như trước đây. Việc tiếp cận với các nền giáo dục tốt cũng được đánh giá là cân bằng hơn so với nhiều năm về trước.
Ngân hàng lớn nhất thế giới cũng là các công ty phần mềm. Bởi mọi giao dịch tài chính hiện nay đều là kỹ thuật số. Khách hàng muốn nói chuyện với giao dịch viên giờ chỉ cần thực hiện một cuộc gọi video hoặc chat qua công cụ trực tuyến. Tiền “bẩn” sẽ được hạn chế. Mọi dòng tiền đều được lưu trữ, theo dõi và bảo mật nhờ những công nghệ như Blockchain. Các nền tảng quản lý cơ sở hạ tầng tài chính đều có thể xử lý dữ liệu của mọi khách hàng, bất kể vị trí địa lý hay khu vực pháp lý nào.
Siêu thị lớn nhất thế giới hiện nay là các công ty phần mềm và robot. Mọi nhu yếu phẩm giờ đều được đưa tới tay người dùng với tốc độ nhanh nhất có thể. Nhiều nơi sử dụng robot để vận chuyển thực phẩm thay vì sức người. Các khách hàng cũng có thể tự theo dõi được địa điểm, thời gian, thậm chí cả người nuôi trồng đồ ăn thức uống cho mình. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo còn giúp tiên đoán nhu cầu chỉ dựa trên lịch sử mua hàng và lịch trình hàng ngày của từng người dùng.
Bệnh viện lớn nhất hành tinh cũng là các công ty robot và phần mềm. Mọi chẩn đoán ban đầu của bác sĩ có thể được thực hiện qua chỉ một cuộc gọi video. Kết hợp với hồ sơ y tế của bệnh nhân được lưu trong cơ sở dữ liệu kỹ thuật số, một bác sĩ ở San Francisco (Mỹ) và trợ lý AI có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân tại Hong Kong. Các khâu phẫu thuật cũng được giao cho robot, các bác sĩ giờ chỉ tham gia với tư cách là người giám sát.
Tương tự, công ty giải trí lớn nhất cũng là các công ty phần mềm. Mọi nội dung giải trí mà con người đang hưởng thụ đều đang tồn tại ở dạng kỹ thuật số. Các “thượng đế” giờ không cần phải đến rạp mới xem được phim “bom tấn” mà có thể tự tận hưởng tại nhà. Thậm chí, họ chỉ cần nhờ các trợ lý ảo như Alexa là có ngay bắp rang bơ cùng một bộ phim hay để xem phim cùng một người bạn đang ở phương xa. Hoặc nếu có nhu cầu muốn mua một đồ vật gì đó giống trong phim, như quần áo, đồ lưu niệm, người dùng cũng sẽ đặt mua giao tận nhà được ngay thay vì phải đứng xếp hầng chờ đợi như thời kỳ trước.
Có thể thấy, sau 20 năm, nhờ công nghệ nói chung và phần mềm nói riêng, cuộc sống của con người bước sang một trang hoàn toàn mới. Nhưng sự thay đổi ấy sẽ không dừng lại mà nó sẽ còn tiếp diễn mạnh mẽ hơn cho đến năm 2030. “Người ta thường bảo rằng phần mềm đang ăn mòn thế giới này. Nhưng có câu: hãy cho tôi biết bạn ăn gì, tôi sẽ nói bạn là ai. Phần mềm, thứ đang ăn thế giới, cũng chính là thế giới, đến năm 2030″, Alfred nói.
Theo ông, các vấn đề như bảo mật hay bảo vệ tài sản sẽ không tồn tại hiện hữu như con người vẫn biết. Mọi của cải của con người sẽ được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số. Chúng sẽ hiện hữu dưới dạng các tài khoản email, lịch sử trò chuyện, dữ liệu lướt web hay tài khoản mạng xã hội. Ông ví von: “Chúng ta sẽ không cần đến chuông chống trộm trong nhà nữa mà cần đến các biện pháp bảo mật kỹ thuật số”.
Theo Alfred, mặc dù cuộc khủng hoảng bệnh dịch khiến tương lai có vẻ ảm đạm, ông vẫn lạc quan về một thế giới mới. Ở đó động lực khiến cho con người tăng tốc phát triển chính là nghịch cảnh hiện nay và công nghệ. Alfred khẳng định: “Cơn bão rồi cũng sẽ qua. Tuy nhiên, mọi sự lựa chọn của chúng ta hôm nay đều sẽ khiến cuộc sống trong tương lai thay đổi mãi mãi”.
Apple sẽ khuấy đảo lĩnh vực hình ảnh bằng công nghệ này
Nhằm bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng, Apple hiện đang làm việc trên công nghệ tự động làm mờ hình ảnh nhạy cảm trong các video trực tiếp.
Việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là khi đại dịch COVID-19 bùng phát, và tất cả người dùng đều có những mối lo ngại về các vấn đề bảo mật. Mới đây nhất là tình trạng ứng dụng Zoom bị rò rỉ dữ liệu người dùng và Apple muốn khắc phục tình trạng này.
Ứng dụng Bằng sáng chế Mỹ có tên "Per Pixel Filter" số 20200184608 của Apple giống như một phiên bản công nghệ giúp xóa tự động hình nền mờ hoặc thay thế khi người dùng sử dụng các ứng dụng gọi video trực tuyến như Zoom hoặc Skype. Ứng dụng này vô cùng hữu ích, và theo Apple, nó "cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn là chỉ truyền hoặc nhận dữ liệu giọng nói".
Công nghệ này có thể giúp chỉnh sửa video tự động, làm mờ đối tượng nhạy cảm trong khung hình.
Tuy nhiên, một số người dùng quyết định không sử dụng tiện ích gọi video trực tuyến để tránh rủi ro truyền thông tin nhất định. Ví dụ: người dùng ở các khu vực có thông tin bí mật thường quyết định không gọi video để giảm nguy cơ rò rỉ thông tin bí mật.
Theo đề xuất của Apple, công nghệ gọi video trực tiếp sẽ xác định các yếu tố khác nhau của mọi khung hình. Hiện tại, Zoom và Skype có thể phân biệt sự khác biệt giữa người nói và nền tảng của họ, giúp xác định thông minh hơn trong môi trường của người nói.
Theo đó, công nghệ của Apple sẽ sử dụng phương thức " lấy khung dữ liệu hình ảnh, tạo ra một vectơ đặc trưng pixel tương ứng cho mỗi pixel." Nói cách khác, hệ thống sẽ kết nối và gắn nhãn hiệu quả cho các pixel đại diện cho một đối tượng và sau đó nó có thể hoạt động với nhóm đó.
Ví dụ về video phỏng vấn CEO Apple - Tim Cook với một số đối tượng được làm mờ.
Sau khi một đối tượng hoặc một phần của một đối tượng được xác định, công nghệ sẽ " tổng hợp một khung dữ liệu hình ảnh được sửa đổi." Nó tạo ra một pixel khác nhau cho mỗi đối tượng được nhóm và có thể là bất cứ thứ gì người dùng muốn.
Điều này sẽ làm xáo trộn sự sắp xếp của đối tượng, bao gồm làm mờ các pixel tương ứng với đối tượng, thay đổi các pixel thành một màu cụ thể (ví dụ: đen, trắng,...) hoặc thay thế đối tượng bằng cách thể hiện một đối tượng khác." Ví dụ: doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi thông tin có trong video bằng logo của công ty.
Ứng dụng này được tạo ra bởi Jack Greasley, người đã có bằng sáng chế để điều khiển các hiệu ứng ánh sáng trên một bitmap của hình ảnh. Khi được áp dụng thành công, công nghệ này được kỳ vọng sẽ có tính ứng dụng cao và bảo vệ an toàn cho cả người dùng và doanh nghiệp.
5 'đại gia' công nghệ mất gần 270 tỷ USD trong 'ngày đen tối' của chứng khoán Mỹ Ngoại lệ duy nhất là Zoom, tăng 0,5%. Microsoft hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi bị "bốc hơi" hơn 80 tỷ USD. Ảnh: Pnterest Trước những tin đồn về làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, phiên giao dịch chiều ngày 11/6 đóng cửa trong sắc đỏ và năm công ty công nghệ lớn nhất đã phải hứng chịu những thiệt...