Công nghệ dẫn dắt sự cạnh tranh ngành dược
Khi đang rất thành công ở mảng đông dược với nhiều sản phẩm nổi tiếng, Công ty cổ phần Traphaco đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất thuốc tân dược thông minh tại Hưng Yên, đón đầu các yêu cầu ngày càng cao trên thị trường dược phẩm.
Nhà máy Traphaco Hưng Yên được đầu tư đồng bộ và tự động hóa hoàn toàn với 5 dây chuyền sản xuất hiện đại gồm thuốc nhỏ mắt – nhỏ mũi, thuốc viên, thuốc nước và thuốc uống siro, với công suất 1,2 tỷ đơn vị sản phẩm/năm.
Công ty cổ phần Traphaco
Công nghệ, máy móc được sử dụng tại nhà máy đều là nhóm dẫn đầu, với quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu GMP-EU.
ể vận hành một nhà máy mới với những dây chuyền công nghệ cao, máy móc thiết bị thuộc hàng hiện đại nhất là điều không dễ dàng.
Tuy nhiên, Traphaco đã có những nỗ lực vượt bậc. Cho đến nay, Công ty đã triển khai sản xuất 37/44 sản phẩm có số đăng ký mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng, tăng năng suất từ 1,2 – 1,9 lần, triển khai thực hiện hệ thống quản trị nguồn lực ERP nhằm kiểm soát và tối ưu hóa chi phí ở mức tối đa.
Mạnh tay đầu tư cho những công nghệ dẫn đầu xét trên bình diện thị trường quốc tế, Traphaco có tham vọng, những sản phẩm được làm ra từ nhà máy tân dược có chất lượng không thua kém các hãng dược phẩm nước ngoài nhưng có giá thành phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
ơn cử, Traphaco đã đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nhỏ mắt – nhỏ mũi sử dụng công nghệ mới – kín hoàn toàn, nhập khẩu từ Mỹ.
Với công nghệ này, lọ thuốc nhỏ mắt sẽ được tạo ra trực tiếp từ hạt nhựa, tự động tiệt trùng vỏ lọ, tự động bơm dịch và hàn kín lọ trong khu vực vô trùng cấp sạch A (cấp sạch cao nhất).
Quá trình sản xuất được cài đặt tự động, liên tục, không có sự can thiệp của con người.
Video đang HOT
Công nghệ kín có thể được sử dụng để sản xuất các chế phẩm đa liều và đặc biệt là các chế phẩm đơn liều không sử dụng chất bảo quản.
Bên cạnh đó, một ưu điểm rất lớn khác của công nghệ kín là không sử dụng nhiệt để tiệt khuẩn do toàn bộ quá trình sản xuất đã vô trùng.
Thông thường, trong phương pháp pha chế sử dụng nhiệt để tiệt khuẩn giai đoạn cuối, sản phẩm phải tiếp xúc với nhiệt độ lên đến 121 độ C trong tối thiểu 15 phút.
iều này trước hết sẽ làm biến mất các hoạt chất nhạy cảm với nhiệt như các vitamin, làm giảm tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, nguy cơ nhiễm các tạp chất do thành phần trong bao bì nhựa bị phôi ra, trộn lẫn với dịch thuốc dẫn đến những phản ứng không mong muốn như kích ứng, dị ứng khi sử dụng.
Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như Natri Clorid, Ofloxacin, Tobramycin…, Traphaco đã triển khai thêm các sản phẩm mới như Quimoxin, Quimodex để điều trị nhiễm khuẩn, chống viêm và sản phẩm nước mắt nhân tạo Samaca có tác dụng chống khô mắt.
Người tiêu dùng Việt Nam lâu nay vẫn luôn khát khao được sử dụng các sản phẩm thuốc tiêu chuẩn quốc tế, có giá hợp lý. Do đó, đại dương xanh với các dòng sản phẩm ở phân khúc chất lượng cao còn rất mênh mông.
Theo ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc Traphaco, lựa chọn công nghệ đi đầu trong lĩnh vực thuốc nhỏ mắt nói riêng và các lĩnh vực khác của nhà máy tân dược là bài toán khó, vì nhà máy đầu tư lớn sẽ chịu áp lực khấu hao và chi phí tài chính cao, chưa kể việc vận hành, nhận chuyển giao công nghệ đòi hỏi rất cao về trình độ nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, Traphaco chọn hướng đi khó, chấp nhận vất vả giai đoạn đầu, bởi chỉ có tập trung vào công nghệ và chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp mới có lợi thế cạnh tranh.
Trong mảng đông dược – thế mạnh cốt lõi của Traphaco lâu nay, khoa học công nghệ vẫn luôn là chìa khóa, dẫn lối cho chiến lược phát triển bền vững.
Công ty đã đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đông dược hiện đại nhất Việt Nam, phát triển vùng trồng dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP tại nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước và sở hữu danh mục sản phẩm có chất lượng cao như Boganic, Hoạt huyết dưỡng não – Cebraton, Tottri…
Với nhà máy tân dược hiện đại hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn GMP-EU, các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền tự động, tối ưu chi phí, giá thành giảm so với trước đây, sẽ tạo cơ hội để Traphaco vươn lên dẫn đầu một số nhóm sản phẩm đặc thù trên thị trường.
Nhà máy tân dược thông minh được đánh giá là bước đi phù hợp với xu hướng của Traphaco. ây cũng là bệ phóng cho sự chuyển dịch chiến lược thị trường của Công ty, đi bằng hai chân: cả kênh OTC (bán lẻ) đang rất mạnh và kênh ETC (hệ điều trị).
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
Choáng váng với "thần dược thần kỳ" chứa chất gây ung thư
Một số sản phẩm đông y được quảng cáo nhiều nơi với các hứa hẹn như chữa bệnh tận gốc, nguồn gốc thảo dược nhưng thực chất đều được trộn tân dược.
Thậm chí, một số sản phẩm này còn có thành phần Phenacetin bị Mỹ cấm sử dụng từ năm 1983 do đặc tính gây ung thư và hư thận.
Mẫu xét nghiệm của chị T - Ảnh: Báo SKĐS
Rước chất cấm cho con dùng
Theo thông tin trên báo sức khỏe đời sống, chị N.T.T, Hoàng Mai, Hà Nội mua thuốc đông y về cho con sử dụng. Sản phẩm được chị mua từ TP.HCM gửi ra Hà Nội. Sau một thời gian con gái của chị uống cháu ăn khỏe, tăng cân hết các bệnh về mũi họng.
Chị T. kể cháu 7 tuổi nhưng thường xuyên mắc các bệnh về mũi, họng. Mặc dù chị đưa con đi khám các bệnh viện nhưng không có tiến triển. Được bạn bè giới thiệu về thuốc đông y trị bệnh tận gốc bệnh tai, mũi, họng và kích thích ăn ngon. Như vớ được "phao", bà mẹ này chi tiền mua cho con uống và kết quả đúng như anh chị mong đợi.
Chị T. khoe với một người quen là bác sĩ thì nhận được thông tin bất ngờ, đông y không thể nào có tác dụng nhanh như thế. Họ nghi ngờ chắc chắn trộn tân dược vào. Chị T. đã mang mẫu đi kiểm nghiệm độc lập tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả khiến chị T. choáng váng vì thứ thuốc "thần dược" con chị đang sử dụng có chứa chất cấm. Chất cấm này đã bị cấm từ hơn 30 năm trước và có thể gây ung thư, hại thận. Các chất xét nghiệm từ mẫu thuốc của chị T. như Phenacetin, paracetamol, Chlorphenamine và caffein đều khuyến cáo không sử dụng trong đông dược.
Có thể tử vong khi đông dược chứa chất cấm
Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận các trường hợp ngộ độc, suy gan, suy thận cấp khi sử dụng các sản phẩm thuốc đông dược được trộn tây y. Gắn dưới mác thảo dược, đông dược nhưng thực chất đều có chứa chất cấm.
Riêng năm 2018, có tới 3 trường hợp tử vong do sử dụng viên uống tiểu đường hoàn và trong viên thuốc này có chứa chất cấm từ năm 1973 vì có thể gây tử vong cho người sử dụng. Đây là những hồi chuông cảnh báo cho những người còn thích sử dụng sản phẩm quảng cáo gắn mác đông y nhưng thành phần chứ nhiều tân dược.
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Đức Hùng - khoa cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, tại khoa cấp cứu của bệnh viện này thường xuyên gặp các trường hợp bị sử dụng thuốc đông dược nhưng được trộn tân dược dẫn tới suy gan, suy thận, suy đa tạng và tử vong.
Thành phần Phenacetin là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, nó là một trong những thuốc giảm sốt tổng hợp đầu tiên có mặt trên thị trường. Nó cũng được biết đến trong lịch sử là một trong những thuốc giảm đau không opioid đầu tiên không có đặc tính chống viêm. Tuy nhiên, vào tháng 11/1983 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã yêu cầu thu hồi thuốc có chứa chất phenacetin do đặc tính gây ung thư và hư thận.
Nếu sử dụng thuốc có chứa thành phần này lâu dài loại thuốc này sẽ gây hoại tử nhú thận hoặc viêm thận kẽ thứ phát, dẫn đến suy thận nặng, không hồi phục. Nếu dùng liên tục mỗi ngày 1g thuốc thì sau 3 năm, những triệu chứng đầu tiên của bệnh thận sẽ xuất hiện. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo chỉ nên dùng phenacetin khi các thuốc giảm đau khác (aspirin, paracetamol) không có kết quả; không dùng phenacetin cho người suy thận hoặc không dùng lâu dài.
Giáo sư Phạm Xuân Sinh - nguyên Trưởng bộ môn Đông dược, Trường Đại học Dược, Hà Nội cho biết, sản phẩm đông dược trộn tân dược xuất hiện trong thời gian dài và hiện nay vẫn chưa thể quản lý được sản phẩm này.
Giáo sư Sinh cho biết, những sản phẩm thuốc tân dược chữa viêm xương khớp, chữa đau lưng, chữa đái tháo đường, chữa bệnh gan, bệnh thận và đặc biệt là sản phẩm giúp tăng cân, kích thích ngon miệng đang là những sản phẩm được nhiều người quan tâm và để đông dược trở thành những thứ thuốc thần kỳ, tác dụng nhanh thì người làm ra đã trộn các thành phần của tây y vào.
Thuốc này không được kiểm nghiệm và bán dưới mác đông y gia truyền nên rất nguy hiểm. Giáo sư Sinh khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm đông y không rõ nguồn gốc, mua trên mạng hay ngoài chợ. Nếu có nhu cầu sử dụng thuốc đông y cần tìm tới các bác sĩ đông y để được tư vấn sử dụng thuốc theo từng bệnh cụ thể.
Theo infonet
Khi Đông dược trở thành độc dược Việc quá tin tưởng và lạm dụng các loại thuốc đông y trong khi không có sự hiểu biết đầy đủ khiến thuốc đông dược có thể trở thành độc dược nguy hại đến sức khỏe. Theo vtc