Công nghệ cấy ghép da tiết insulin đẩy lùi bệnh tiểu đường thành công
Công nghệ cấy ghép mới giúp bệnh nhân tiểu đường khỏi việc phải tiêm insulin thường xuyên.
Hồi tháng 9, một nhóm kỹ sư MIT gây chú ý khi tạo ra thiết bị cấy ghép mới giúp bệnh nhân tiểu đường loại 1 duy trì lượng đường trong máu, mà không cần tiêm insulin thường xuyên.
Sáng kiến này được ca ngợi vì tính hữu ích và tiềm năng lớn giúp việc điều trị bệnh tiểu đường trở nên dễ dàng hơn.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Alberta và Đại học Cornell cũng phát minh ra một loại cấy ghép da tiết insulin.
Công nghệ này được thử nghiệm trên chuột, kết quả cho thấy nó có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường. Điều quan trọng, các chuyên gia phát hiện, thiết bị cấy ghép da tiết insulin này không cần đến bất kỳ loại thuốc chống thải ghép nào.
Video đang HOT
Công nghệ cấy ghép da tiết insulin đẩy lùi bệnh tiểu đường thành công ở chuột. (Ảnh minh họa: techexplorist)
James Shapiro, Chủ tịch Nghiên cứu về phẫu thuật cấy ghép và y học tái tạo Canada, cho biết : “Nếu chúng tôi thực hiện việc cấy ghép với ít hoặc không dùng thuốc chống thải ghép, thì chúng tôi có thể thực hiện quy trình này an toàn hơn nhiều, thu hút được nhiều bệnh nhân tiểu đường hơn được hưởng lợi”.
Sáng kiến cấy ghép da tiết insulin này dựa trên phát minh của Minglin Ma ở Cornell. Người này nghĩ ra sợi polymer có thể tháo rời chứa hàng nghìn tế bào nhỏ được bao phủ bởi lớp hydrogel mỏng, có thể đưa vào bụng bệnh nhân, mà không gây ra phản ứng miễn dịch thải ghép.
James Shapiro đang nghiên cứu một thiết bị cấy ghép da dành cho bệnh nhân tiểu đường, với những đặc tính tương tự. Khi tình cờ biết được công trình của Minglin Ma, James Shapiro nảy sinh ý tưởng kết hợp các phương pháp lại, và điều này mang lại thành công bước đầu.
“Thực sự nó có tác dụng. Trên cơ thể chuột, chúng tôi đã cấy ghép da tiết insulin mà không cần dùng đến thuốc chống thải ghép. Những con chuột được cấy ghép đã đảo ngược bệnh tiểu đường mà không cần dùng đến các loại thuốc chống thải ghép nguy hiểm và thường có hại”, James Shapiro nói.
Thuốc chống thải ghép về mặt y tế được gọi là thuốc ức chế miễn dịch, là thuốc được kê đơn cho người nhận ghép tạng để giúp ngăn hệ thống miễn dịch của họ tấn công và đào thải cơ quan lạ.
Trong trường hợp này, thuốc chống thải ghép không cần dùng tới để đảm bảo việc cấy ghép da tiết insulin không bị đào thải.
Tuy nhiên, thử nghiệm mới cho đến nay chỉ giới hạn ở những mẫu chuột nhỏ. Để thêm bằng chứng thuyết phục về hiệu quả và độ an toàn của thiết bị cấy ghép mới, chúng ta cần có nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn được thực hiện trên động vật lớn hơn và cả con người.
Tại sao ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ?
Nhiều người thường bỏ vỏ khoai lang khi ăn mà không biết vỏ khoai lang rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng như kali, mangan và vitamin A, C và E... mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Vỏ khoai lang rất giàu dinh dưỡng. Ảnh: The Kitchn
Một củ khoai lang cỡ trung bình (146 gram) còn nguyên vỏ cung cấp 130 calo, 30 gram carb; 3 gam chất đạm, 5 gam chất xơ, 154% giá trị hàng ngày (DV) provitamin A, 31% DV vitamin C và 15% DV kali.
Ít ai biết rằng, hàm lượng chất xơ trong khoai lang chủ yếu tập trung ở vỏ. Chất xơ tan trong nước giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi trong ruột và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vỏ khoai lang còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin và anthocyanin. Những chất này có khả năng ngăn chặn tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, giúp kiểm soát quá trình oxy hóa trong cơ thể. Sự tích tụ của tổn thương oxy hóa có thể dẫn đến quá trình lão hóa, và chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lão hóa như Alzheimer và Parkinson.
Nghiên cứu tại Đại học Kyoto, Nhật Bản, chỉ ra rằng vỏ khoai lang có khả năng giảm cảm giác đói và tạo sự no lâu hơn. Điều này giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì. Việc duy trì cân nặng lành mạnh là một yếu tố quan trọng để bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cân nặng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu tại Đại học Purdue ở Mỹ đã chỉ ra rằng vỏ khoai lang chứa các hợp chất có khả năng làm giảm mức cholesterol trong máu. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực và đột quỵ.
Chất anthocyanin trong vỏ khoai lang được cho là có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Nghiên cứu trên động vật đã ghi nhận rằng việc tiêu thụ vỏ khoai lang có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, vỏ khoai lang có một lượng lớn alkaloid, nếu ăn quá nhiều có thể kích ứng đường tiêu hóa, gây khó chịu. Nếu bạn thấy trên vỏ có những đốm nâu hay nâu sẫm nghĩa là khoai đã bị nhiễm vi khuẩn đốm đen, có thể làm hại gan và gây ngộ độc nặng. Vì vậy ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ chỉ khi khoai còn tươi mới, không nhiễm bẩn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường từ chế độ ăn giàu thực vật Việc thay thế một khẩu phần thịt chế biến mỗi ngày bằng một phần ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt hoặc đậu sẽ giúp giảm từ 23-36% nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch vành. Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều hạt, đậu và ngũ cốc nguyên cám sẽ tốt hơn cho sức khỏe. (Ảnh: iStock) Mới đây,...