Công nghệ camera nhận dạng tội phạm hiệu quả ở nước ngoài thế nào?
Đề án xây dựng mạng lưới camera nhận dạng tội phạm của công an TP HCM cần tham khảo và học hỏi cách vận hành và hiệu của công nghệ này ở các nước như Anh, Trung Quốc.
Mới đây, tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06/CT-VKSTC về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đề án sử dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo an ninh trật tự tại TPHCM đã được Công an TP HCM đưa ra. Trọng tâm của đề án này là việc xây dựng hệ thống camera nhận dạng tội phạm phủ khắp thành phố, cùng với đó là xây dựng Trung tâm thông tin chỉ huy hiện đại.
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị nghe nhìn được tích hợp trí tuệ nhân tạo, việc các camera có khả năng nhận diện con người qua khuôn mặt, dáng người không còn là điều quá cao siêu. Nếu đề án của Công an TP HCM có thể thực hiện được thì công tác đảm bảo an ninh trật tự tại TPHCM sẽ có thêm nhiều thuận lợi. Công nghệ hiện đại sẽ trợ giúp rất đắc lực cho các chiến sĩ công an làm nhiệm vụ, điều tra, truy bắt tội phạm.
Đề án trên của Công an TP HCM hoàn toàn có thể dựa trên cơ sở áp dụng của nhiều nước trên thế giới. Anh và Trung Quốc là hai trong số nhiều nước tiêu biểu có mạng lưới camera thông minh nhận dạng tội phạm hoạt động rất hiệu quả. Những thành công từ việc sử dụng mạng lưới công nghệ này ở các nước bạn cũng trở thành kinh nghiệm rất quan trọng để xây dựng hệ thống tương tự ở TP HCM và xa hơn là ở nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam.
Video đang HOT
Cụ thể ở Trung Quốc, đầu tháng 5 vừa qua, công nghệ nhận dạng khuôn mặt kết hợp với trí tuệ nhân tạo trên camera đã giúp cảnh sát bắt được một tên tội phạm trốn nã suốt 20 năm. DeepGlint – công ty đã giúp cảnh sát Trung Quốc có được thành quả trên đã sử dụng hệ thống camera lấy cảm hứng từ mắt người.
Camera này có thể nhận diện cá nhân, các phương tiện một cách rất thông minh, quét hình ảnh dưới dạng 3D sau đó bộ phận xử lý thông tin sẽ gửi hình ảnh, kèm cảnh báo đến cơ quan chức năng khi phát hiện đối tượng đáng ngờ. Được biết từ khi DeepGlint áp dụng hệ thống camera này, họ đã giúp cảnh sát bắt được ít nhất hơn 100 nghi phạm. Đây là một thành quả xuất sắc bởi việc truy tìm một tội phạm giữa hơn 1 tỷ dân Trung Quốc vốn là điều “khó như lên trời”.
Được biết Trung Quốc có một hệ thống camera giám sát trên toàn quốc, bao gồm hơn 170.000 camera CCTV, tất cả đều được hỗ trợ bởi hệ thống nhận dạng khuôn mặt tiên tiến. Quốc gia này đang lên kế hoạch lắp đặt bổ sung 400.000 chiếc vào năm 2021.
Sau bước tiến của nhận diện khuôn mặt thì mới đây, theo một số nguồn tin một công ty Trung Quốc đã phát triển công nghệ để nhận diện người bằng thân hình và dáng đi. Cụ thể, công ty trí tuệ nhân tạo Watrix đã phát triển phần mềm công nghệ “nhận diện qua dáng đi” với khả năng phân tích hàng nghìn đặc điểm về dáng đi của con người, từ hình dáng cơ thể, góc di chuyển của cánh tay đến tư thế của họ, gót chân hướng vào trong hay ngoài.
Còn ở Anh, cụ thể là ở Sở Cảnh sát London, bên cạnh hệ thống camera theo dõi, nhận diện tội phạm, còn có một đội đặc nhiệm “siêu nhận dạng”.
Thành viên của đội đặc nhiệm này có nhiệm vụ chính là ghi nhớ toàn bộ các hình ảnh khuôn mặt được xác định từ các camera giám sát hoặc những đoạn video có được tại các hiện trường vụ án. Với hiệu quả từ đội ngũ này, nhiều chuyên án đã được hoàn thành rất nhanh, các đối tượng tình nghi bị ghi nhớ khuôn mặt sẽ rất khó để trốn thoát.
Ngoài ra, cảnh sát ở South Wales từng sử dụng những chiếc xe van có lắp đặt camera tích hợp camera an ninh nhận dạng khuôn mặt tự động (AFR) để truy bắt tội phạm. Công nghệ này thực sự giúp các cảnh sát dễ dàng hơn trong việc nhận biết những người phạm tội có trong danh sách đen, giúp tránh trường hợp bắt nhầm người hoặc để lọt tội phạm.
Theo kiến thức
Apple có nguy cơ phải bồi thường 1 tỷ USD vì công nghệ nhận dạng khuôn mặt nhận nhầm 1 sinh viên là tội phạm
Một sinh viên 18 tuổi đã đâm đơn kiện Apple vì đã khiến anh ta bị bắt vào tháng 11 năm ngoái.
Mới đây, một sinh viên ở New York đã đâm đơn kiện Apple, đòi khoản tiền bồi thường lên tới 1 tỷ USD. Sinh viên này cáo buộc phần mềm nhận dạng khuôn mặt của "Táo khuyết" đã nhận dạng sai, khiến anh dính líu tới một loạt vụ trộm tại các cửa hàng Apple Store trước đó.
Ousmane Bah, 18 tuổi, cho biết anh bị bắt tại nhà riêng ở New York vào tháng 11 năm ngoái và bị buộc tội ăn trộm tại các cửa hàng Apple Store. Lệnh bắt giữ ghi đúng tên anh nhưng lại dán một bức ảnh hoàn toàn khác, Bah viết trong đơn kiện vừa được đệ trình hôm thứ 2. Một trong những vụ trộm mà Bah bị cáo buộc có liên quan diễn ra vào một ngày trong tháng 6/2018, thời điểm mà anh đang đi tham dự dạ hội prom cùng bạn bè ở Manhattan.
Bah nói rằng trước đây anh đã bị mất thẻ học, không có ảnh, và có thể những tên tội phạm đã dùng nó để làm danh tính giả khi trộm các cửa hàng của Apple. Vì thế, theo Bah, tên của anh có thể đã bị kết nối với mặt của một tên tội phạm nào đó trong hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Apple, công nghệ mà Bah tin rằng được Apple sử dụng trong các cửa hàng để theo dõi những kẻ bị tình nghi là trộm cắp.
"Tôi đã bị buộc phải trả lời thẩm vấn với nhiều cáo buộc không chính xác. Điều đó khiến tôi bị căng thẳng và tổn thương nghiêm trọng", Bah nói.
Apple và Security Industry Specialiest Inc., một công ty vệ sĩ cũng bị liệt kê trong đơn kiện với tư các bị đơn, từ chối bình luận về vụ việc này.
Vụ kiện được đệ trình tại Tòa án Quận Hoa Kỳ, Quận Nam New York và chưa ấn định ngày xét xử.
Theo GenK
Hệ thống camera ở TP.HCM nhận dạng mặt người Đến nay, Trung tâm điều hành chỉ huy đô thị thông minh TP.HCM đã tích hợp hơn 1.000 camera ở các sở ngành, trong đó có nhiều camera có thể phân tích hình ảnh, nhận dạng khuôn mặt. Phó giám đốc Sở TT-TT Lê Quốc Cường giới thiệu hệ thống camera nhận dạng khuôn mặt - Ảnh: T.Hiếu Ngày 12.5, UBND TP.HCM tổ...