Công nghệ 6G sẽ được thương mại hóa toàn cầu vào năm 2030
Mạng 6G sẽ hiện thực hóa việc tích hợp sâu rộng của thế giới vật lý thực và thế giới kỹ thuật số ảo, đồng thời xây dựng một thế giới mới của kết nối thông minh mọi thứ và kỹ thuật số.
Công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ 6 (6G) sẽ được thương mại hóa toàn cầu vào năm 2030 và sẽ tích hợp với máy tính tiên tiến, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và chuỗi khối ( blockchain).
Trong Sách Trắng công bố ngày 6/6, Nhóm Xúc tiến IMT-2030 (6G), thành lập tháng 6/2019 theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc, mạng 6G sẽ hiện thực hóa việc tích hợp sâu rộng của thế giới vật lý thực và thế giới kỹ thuật số ảo, đồng thời xây dựng một thế giới mới của “kết nối thông minh mọi thứ và kỹ thuật số”.
Theo Sách Trắng, tổ chức quốc tế về công nghệ viễn thông 3GPP dự kiến sẽ bắt đầu nghiên cứu và phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế cho mạng 6G vào khoảng năm 2025 trước khi dự kiến thương mại hóa vào khoảng năm 2030.
Trung Quốc đã cấp giấy phép sử dụng thương mại mạng 5G và bắt đầu nghiên cứu, phát triển công nghệ 6G từ năm 2019.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, công nghệ 5G được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây. 5G được ra đời để kế thừa 4G, nhờ đó mà tốc độ tải xuống nhanh hơn, truyền phát dữ liệu mượt mà hơn và nhiều hơn thế nữa. 5G không chỉ về tốc độ mà nó còn mở ra những ứng dụng hoàn mới và gây ra một cuộc cách mạng lớn trong những năm tiếp theo.
Video đang HOT
Sự xuất hiện của mạng 5G hứa hẹn mang lại rất nhiều tiện ích và ứng dụng rộng rãi trong tương lai. 5G có thể là chìa khóa để biến những chiếc xe tự lái trở nên phổ biến hơn.
Để chúng hoạt động hiệu quả nhất, chúng cần có khả năng nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu đến và đi từ những chiếc xe khác, hệ thống đường chỉ dẫn và hơn thế nữa. Những điều này đòi hỏi một tốc độ mạng nhanh, độ trễ thấp, nhiều băng thông và độ tin cậy cao.
Một điều mà tốc độ và băng thông của 5G thực sự có thể giúp ích là Internet of Things (IoT). Với tất cả mọi thiết bị, từ máy điều hòa nhiệt độ thông minh đến đèn thông minh xuất hiện trong nhà, 5G cung cấp khả năng cần thiết để kết nối mọi thứ dễ dàng.
Huawei muốn 'lên trời', phóng 10.000 vệ tinh xây dựng mạng 6G và tuyên chiến với Starlink của Tesla
Huawei được cho là sẽ phóng hai vệ tinh để thử nghiệm hệ thống mạng 6G vào tháng 7 năm nay.
Mới đây, một blogger công nghệ nổi tiếng Trung Quốc là Changan Digital Jun, được biết tới là người có quan hệ mật thiết với Huawei, đã đăng trên mạng xã hội Weibo rằng Huawei sẽ phóng hai vệ tinh cùng với China Aerospace và China Mobile vào tháng 7 năm nay. Nếu thành công, các kết quả liên quan sẽ được công bố tại Hội nghị các nhà phát triển Huawei diễn ra vào tháng 9 sau đó.
Động thái này nhanh chóng gây chú ý cho cộng đồng công nghệ Trung Quốc, bởi nó hàm chứa một ý nghĩa đặc biệt về công nghệ cốt lõi. Theo truyền thông nước này, sự cạnh tranh trên thị trường mạng 5G về cơ bản đã kết thúc, vì vậy Huawei, công ty đang dẫn đầu trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ 5G, chắc chắn không thể bỏ lỡ 6G. Và bởi vì công nghệ truyền thông 6G có thể phụ thuộc nhiều hơn vào vệ tinh nên việc tham gia vào quá trình phóng vệ tinh lần này cho thấy Huawei đã đạt được rất nhiều kết quả trong 6G và sắp bước vào giai đoạn xác minh.
Ma Jihua, nhà phân tích công nghệ cao cấp tại Bắc Kinh, nói rằng động thái phóng vệ tinh của Huawei là tất yếu trong bối cảnh hãng công nghệ này đang thúc đẩy phát triển mạng 6G. Theo dự báo, mạng 6G sẽ có tốc độ nhanh gấp 50 lần mạng 5G hiện nay. Để làm được điều đó, nó sẽ cần sử dụng tới mạng lưới vệ tinh để truyền tải, thay vì các trạm gốc trên mặt đất như 5G.
Trước đó Xu Zhijun, chủ tịch luân phiên của Huawei, cũng đã đề cập tới 6G tại "Hội nghị phân tích toàn cầu của Huawei" hồi đầu tháng 4. Ông cho biết: "Hiện tại, chúng tôi không biết 6G là gì, nhưng Huawei đã tăng cường nghiên cứu và phát triển các công nghệ liên quan và đã thực hiện một số nghiên cứu cơ bản xung quanh 6G".
Thậm chí Xu Zhijun cũng tuyên bố rằng Huawei đang đã dẫn đầu thế giới về 5G, vì vậy cũng sẽ dẫn đầu thế giới về 6G. Ông tuyên bố rằng Huawei sẽ phát hành sách trắng 6G trong tương lai gần, để cho "tất cả các tầng lớp xã hội biết 6G là gì".
Trên thực tế, công nghệ 6G đang được nhiều quốc gia đang nghiên cứu. Tuy nhiên, việc khám phá toàn diện về công nghệ này vẫn chưa thành hình và một thông số kỹ thuật hoàn chỉnh cũng chưa được đưa ra. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều đồng ý rằng bức xạ terahertz sẽ là một bước đột phá trong công nghệ 6G .
Trung Quốc cũng đang tiến hành nghiên cứu về terahertz. Vào tháng 11 năm ngoái, nước này đã phóng vệ tinh thử nghiệm 6G đầu tiên trên thế giới và nó đi vào quỹ đạo định trước thành công. Sau đó, họ sử dụng vệ tinh này để thiết lập liên kết thu phát trên nền tảng của mình và thực hiện quá trình kiểm tra truyền tải terahertz. Đây là xác minh kỹ thuật đầu tiên trên thế giới về giao tiếp terahertz trong một kịch bản ứng dụng vũ trụ.
Bởi vì Huawei tin rằng 6G nên có tốc độ cao hơn và tần số cao hơn về mặt liên lạc, nên thậm chí đã đề xuất 6G nên được mở rộng đến ba hướng là trên biển, đất liền và trong không gian, hay thậm chí cả dưới nước. Tập đoàn công nghệ Trung Quốc thậm chí còn đưa ra khái niệm sử dụng Wi-Fi và các trạm gốc để thực hiện sạc không dây trong các ứng dụng của kỷ nguyên 6G.
Nhưng mạng 6G liên quan đến terahertz và terahertz cần phóng vệ tinh. Do đó, Huawei thậm chí còn dự kiến phóng hơn 10.000 vệ tinh trên quỹ đạo thấp để đạt được phạm vi phủ sóng toàn cầu, với chi phí ước tính là khoảng 9,9 tỷ USD.
Tại Mỹ, quốc gia đã mất vị trí dẫn đầu trong công nghệ 5G, đang muốn giành lại vị thế của mình và thành lập cái gọi là Liên minh Next G, hay Liên minh 6G. Tổ chức này có một đội hình rất nổi bật, với các thành viên bao gồm Microsoft, Qualcomm, Apple, Google, Nokia cùng một loạt gã khổng lồ trong lĩnh vực viễn thông, nhằm mục tiêu phát triển 6G đi trước thời đại và một lần nữa nắm vững vị thế thống trị truyền thông toàn cầu. Và cái gọi là liên minh 6G này không cho phép các công ty hàng đầu về 5G của Trung Quốc như Huawei và ZTE tham gia.
Về mạng lưới vệ tinh không gian, Mỹ đang dẫn đầu với đại diện chính là dự án Starlink do SpaceX, công ty hàng không vũ trụ thương mại do Elon Musk sáng lập. Dự án này được coi là có thể thay thế hoặc thậm chí vượt qua công nghệ 5G. Tham vọng của Starlink là nhằm mục đích xây dựng một hệ thống liên lạc không gian chi phí thấp với phạm vi phủ khắp thế giới thông qua khoảng 12.000 vệ tinh.
SpaceX hiện đang vận hành hơn 1.300 vệ tinh Starlink trên quỹ đạo thấp của Trái đất và con số này đang tăng thêm khoảng 120 mỗi tháng. Tuy nhiên, theo một số báo cáo của các phương tiện truyền thông liên quan, 3% số vệ tinh này đã ngừng hoạt động do trục trặc và được đánh giá là vệ tinh không hợp lệ, sẽ trở thành rác vũ trụ bao quanh Trái đất.
Còn theo Nhậm Chính Phi, chủ tịch Huawei, nghiên cứu 6G được đồng bộ hóa với 5G và Huawei đã tham gia chiến trường 6G từ lâu. Ông khẳng định những gì Elon Musk có thể làm, Huawei cũng có thể làm, và thậm chí có thể làm tốt hơn. Tuy nhiên về tiến độ phát triển 6G cụ thể của Huawei, chúng ta vẫn chỉ có thể chờ xem.
Trong một động thái khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã nhất trí đầu tư 4,5 tỷ USD phát triển 6G, công nghệ mạng di động thế hệ tiếp theo.
Huawei triển khai mạng 6G từ 2030 Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, tiết lộ hãng dự kiến triển khai công nghệ 6G trong 10 năm tới, với tốc độ gấp 50 lần 5G. Huawei đang hứng chịu các lệnh trừng phạt và hạn chế từ phía Mỹ trong hai năm qua. Tuy nhiên, hãng công nghệ Trung Quốc vẫn đang trụ vững và tiếp tục duy trì...