Công nghệ 5G giám sát điều khiển và giải tỏa các vấn đề giao thông
Thuộc khuôn khổ chương trình Kết nối các nhà khoa học Vương quốc Anh – Việt Nam (Regional Researcher Links Workshop), hội thảo quốc tế với chủ đề ‘Các giải pháp về công nghệ thông tin viễn thông thế hệ thông minh 5G cho việc giám sát điều khiển nhằm giải tỏa các vấn đề về giao thông’ được tổ chức từ ngày 22 – 25/10, tại Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Hội thảo do Hội đồng Anh tổ chức, với tài trợ từ Quỹ Newton, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về các vấn đề về giao thông ở Việt Nam và trên thế giới, các giải pháp dùng công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới nhất.
Video đang HOT
Sự kiện đánh dấu sự hợp tác nghiên cứu quốc tế giữa Trường Đại học Giao thông Vận tải (Hà Nội, Việt Nam) và Đại học Middlesex (Luân Đôn, Vương quốc Anh) và các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.
Hội thảo nhằm tập hợp các nhà nghiên cứu đầu ngành từ Vương quốc Anh, Việt Nam và các nước trong khu vực ĐNA, cùng nhau trao đổi các kết quả nghiên cứu mới nhất, đồng thời thảo luận tìm cách hợp tác nghiên cứu để tìm ra giải pháp chung cho các vấn nạn về giao thông, đặc biệt là cho các thành phố lớn trong khu vực như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bangkok, Jarkata, Manila và Kuala Lumpur.
Các giải pháp về dự báo tai nạn giao thông, hệ thống theo dõi định vị thông minh, hệ thống giám sát và các giải pháp mới nhằm giảm thiểu tai nạn, cải thiện điều kiện cho người tham gia giao thông, phù hợp với tác động của môi trường sẽ được đề xuất tại hội thảo.
Các kết quả đạt được từ hội thảo sẽ bao gồm một chiến lược và lộ trình cho phát triển các kỹ năng nghiên cứu cũng như xây dựng cộng đồng nghiên cứu ở Việt Nam, Vương quốc Anh và các quốc gia ĐNA cho việc dùng công nghệ viễn thông tiên tiến thế hệ mới 5G để giám sát và điều khiển nhằm giải tỏa các vấn đề trong giao thông.
Theo Báo Mới
Qualcomm và Ericsson thực hiện thành công cuộc gọi OTA 5G NR ở tần số dưới 6 GHz
Ngày 23/10/2018, Qualcomm và Ericsson đã công bố thực hiện thành công cuộc gọi qua giao diện vô tuyến (over-the-air - OTA) của thiết bị 5G NR tương thích với tiêu chuẩn kỹ thuật 3GPPRel-15 trong băng tần dưới 6 GHz trên thiết bị có kiểu dáng của điện thoại thông minh.
Qualcomm và Ericsson thực hiện thành công cuộc gọi OTA 5G NR ở tần số dưới 6 GHz.
Cuộc gọi OTA được thực hiện trong phòng Lab của Ericsson tại Stockholm, Thụy Điển trên băng tần 3,5 GHz. Giống với các cuộc gọi OTA đầu tiên của công ty được thực hiện thông qua sử dụng sóng milimet (mmWave) trong cả băng tần 28 và 39 GHz, được thực hiện vào tháng 9 năm 2018, cuộc gọi ở băng tần dưới 6 GHz hôm nay đã sử dụng các sản phẩm vô tuyến 5G NR AIR6488 và các sản phẩm băng gốc thương mại của Ericsson cùng một thiết bị di động thí nghiệm được trang bị modem SnapdragonX50 5G và phân hệ RF của Qualcomm.
Vào tháng 12 năm 2017, Ericsson và Qualcomm Technologies đã công bố đo kiểm kết quả phát triển giải pháp liên thông hoạt động (IODT) để tiến tới ra mắt thương mại cơ sở hạ tầng, điện thoại thông minh và các thiết bị di động tương thích tiêu chuẩn 5G NR trong nửa đầu năm 2019. Các cuộc gọi OTA 5G thành công thông qua sử dụng các băng tần dưới 6 GHz và mmWave là những dấu mốc quan trọng trong quá trình thương mại hóa sản phẩm khi giờ đây các nhà mạng và nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) trên toàn thế giới có thể sử dụng các sản phẩm của công ty để thực hiện các phép đo kiểm trong phòng lab và trên mạng của chính họ.
ÔngPer Narvinger, Giámđốc Sản phẩm Mạng của Ericsson cho biết: "Việc đạt được khả năng liên thông hoạt động trên những phổ tần khác nhau cho thấy thế mạnh của hệ sinh thái 5G. Cùng với Qualcomm Technologies, chúng tôi đã kiểm thử thành công công nghệ 5G NR trên các băng tần 39, 28 và giờ đây là 3,5 GHz. Những thành tựu này nâng cao độ sẵn sàng về mặt thương mại của công nghệ 5G. Chúng còn đảm bảo rằng các nhà mạng có nhiều lựa chọn với dung lượng lớn hơn để hỗ trợ nhiều tình huống sử dụng khác nhau".
"Cuộc gọi ngày hôm nay là một dấu mốc quan trọng vì chúng ta có thể thực hiện thành công các cuộc gọi tương thích với tiêu chuẩn 3GPP trong băng tần dưới 6 GHz và mmWave, qua đó hỗ trợ việc triển khai mạng 5G NR của các nhà mạng di động. Phổ tần dưới 6 GHz là công cụ để triển khai 5G NR trên toàn cầu vì nó sẽ cung cấp kết nối diện rộng, hiệu năng cao và đồng thời đã được phân bổ cũng như đấu giá tại nhiều khu vực trên toàn thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Châu Âu, trong khi các khu vực khác sẽ sớm đi theo xu thế đó. Chúng tôi mong được tiếp tục hợp tác với Ericsson trong quá trình hiện thực hóa công nghệ 5G thương mại cho hệ sinh thái di động", ông Durga Malladi, Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách công nghệ kiêm Tổng Giám đốc giải pháp 4G/5G, Qualcomm Technologies nói.
Theo Báo Mới
Mạng Internet toàn cầu có thể bị gián đoạn trong 48 giờ tới? Theo thông tin mới nhất từ hãng RT, Tập đoàn Internet cấp số và tên miền sẽ thay đổi mã khóa trong hệ thống mạng toàn cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình kết nối Internet, có thể bị mất hoặc chậm hơn khi tải các trang web trong vòng 48 giờ tới. Theo hãng tin RT vừa đưa, người dùng...