Cổng kết nối MagSafe thế hệ mới sẽ ngăn ngừa thiệt hại cho các thiết bị Apple
Apple đang tìm cách ngăn ngừa các thiệt hại khi dùng các cổng kết nối có chân cắm sâu vào bên trong máy.
Apple hiện đang nghiên cứu các giải pháp về loại cáp sạc có thể gắn vào thiết bị của mình bằng nam châm. Điều này gợi ý tới hệ thống kết nối MagSafe đã bị khai tử.
Trước đây, kết nối MagSafe đã từng được sử dụng trên MacBook, nó giúp cho cổng sạc an toàn, ít hư hại hơn. Tuy nhiên Apple đã ngừng sử dụng nó và thay bằng cổng USB-C.
Apple mới đây chỉ ra rằng, cổng USB-C có thể bị hư hại nếu vô tình bị gạt phải, giật mạnh, nó có thể gãy, cong, vênh đầu cắm hoặc cổng USB-C. Trong trường hợp xấu hơn, máy sẽ bị rơi từ bàn làm việc và gây hỏng.
Video đang HOT
Chính vì vậy, Apple đang tìm cách dùng cổng kết nối nam châm. Mới đây, Apple vừa nhận được bằng sáng chế cho các hệ thống sạc thông minh trên các thiết bị điện tử cầm tay. Bằng sáng chế mô tả việc sử dụng nam châm trong dây cáp để ngăn ngừa thiệt hại nếu chúng bị giật mạnh.
Ngoài ra, hệ thống được đề xuất này có thể bao gồm phản hồi xúc giác để thông báo cho người dùng rằng một kết nối tốt đã được thực hiện.
MagSafe chỉ dành cho MacBook, nhưng phiên bản mới có thể có phạm vi rộng hơn nhiều. Bằng sáng chế cho biết hệ thống sạc từ tính này có thể được sử dụng với điện thoại thông minh, thiết bị đeo, đồng hồ thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân và những thứ tương tự.
Nguồn: Cultofmac
Giá đắt không phải lý do duy nhất khiến iPhone suy sụp tại Trung Quốc
iPhone không còn được xem là thiết bị "thần thánh" tại Trung Quốc như trước đây. Người dùng ở thị trường này ngày càng giảm sự thích thú với iPhone, lý do thật sự là gì?
Doanh số iPhone bắt đầu giảm, gây lo ngại cho cả Apple và các nhà đầu tư. Tại Trung Quốc, thị trường quan trọng thứ hai của Apple sau Mỹ, iPhone đang chịu sức ép từ nhiefu phía. Năm 2016, Apple chỉ đứng thứ 5 tại đây với 10,4% thị phần, giảm từ hạng 3 năm 2015 với 11,3% thị phần. Hai nguyên nhân chính dẫn đến điều này đã được hãng tin Reuters giải thích trong bài báo mới đăng hôm 22/3.
Giá iPhone trên trời
Đây là lời giải thích dễ hiểu nhất: năm 2017, Apple lần đầu giới thiệu iPhone giá 1.000 USD (iPhone X). Trong khi đó, người dùng Trung Quốc phần lớn tập trung vào giá trị mà sản phẩm mang lại đã tỏ ra lạnh nhạt với iPhone X. Thị phần Apple tại Trung Quốc dù không giảm đột ngột nhưng cũng cho thấy dấu hiệu sa sút.
Theo IDC, dù chiếm 11,5% thị phần Trung Quốc trong ba tháng cuối năm 2018, nó chỉ tương ứng với 11,8 triệu iPhone, giảm 3 triệu máy so với quý IV/2017. Appel đã phải giảm giá iPhone tại đây để cạnh tranh tốt hơn với các flagship từ Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi. Song, một số báo cáo mới đây bày tỏ sự nghi ngờ về các biện pháp giảm giá. Doanh số iPhone tháng 2/2019 dường như không khá hơn dù một số mẫu, chẳng hạn iPhone 8, giá đã thấp hơn 25% so với chỉ 3 tháng trước đó.
iPhone không còn đủ hấp dẫn
Thị trường smartphone Trung Quốc đã bão hòa, chuyển hướng sang tính năng và sự sáng tạo. Giá hấp dẫn cũng là một ưu điểm nhưng không nhiều như trước đây. Doanh số thiết bị từ 600 USD có sự tăng trưởng trong năm 2018.
Thay vì trở thành dấu hiệu tốt cho Apple, xu hướng này lại làm lợi cho các hãng như Huawei, Oppo và Vivo. Đó là bởi vì ba thương hiệu đều nâng cấp cấu hình sản phẩm cao cấp của mình theo cách ấn tượng hơn. Trong khi Apple tiếp tục cải thiện trải nghiệm người dùng, các hãng điện thoại Trung Quốc tham vọng lại liên tục thử nghiệm thiết kế độc đáo và các tính năng thời thượng như ba camera sau, cảm biến vân tay trong màn hình.
Ít nhất trong thời điểm hiện tại, chiến lược của họ đã được đền đáp khi nhiều nhà bán lẻ và đại lý Trung Quốc khẳng định người dùng iPhone đang chuyển sang hãng khác. Cụ thể, Huawei đã giành được trái tim của người hâm mộ Apple nhờ camera ưu việt. Như vậy, Apple cần phải tăng tốc trong cuộc đua màn hình tràn viền và nhiếp ảnh trong iPhone tương lai nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Nó áp dụng cho toàn thế giới chứ không chỉ Trung Quốc.
Theo ICTNews
Phụ thuộc quá nhiều vào Apple và màn LCD, Japan Display đang "ngậm trái đắng" vì thua lỗ Japan Display xây thêm nhà máy theo gợi ý của Apple nhưng thiệt hại hàng tỷ USD sau khi bị chính công ty này quay lưng. Khi Apple ra mắt iPhone 6 và iPhone 6 Plus năm 2014, nhu cầu tấm nền màn hình LCD cỡ lớn tăng mạnh khiến Japan Display - đối tác cung cấp linh kiện iPhone, được gợi ý...