Công dụng tuyệt vời của củ sả
Mùa đông, vợ tôi thường vào bếp với rất nhiều món liên quan đến củ sả. Mong chuyên mục cho biết ăn nhiều sả có tác dụng (hay hại) gì không?
Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa. Dùng sả làm gia vị nấu ăn trong mùa đông rất hợp, tốt cho cơ thể.
Sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.
Với những người cao huyết áp, ăn nhiều sả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Nếu bạn bị đau nhức cơ thể, tinh chất trong sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm, các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả để giảm các cơn đau.
Bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc
Nếu ngày Tết uống nhiều bia rượu, bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh tỉnh, đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Video đang HOT
Ngoài ra, bạn có thể dùng sả để trị ho do cảm lạnh, cảm cúm bằng cách: Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, đun sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày. Sả trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi bằng cách: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Theo 24h
Những công dụng tuyệt vời của vỏ, cùi và hạt bưởi
Nếu như bạn nghĩ rằng cùi, vỏ và hạt bưởi là những phần của quả bưởi không có nhiều giá trị sức khỏe thì bạn đã nhầm vì chúng rất có lợi cho sức khỏe.
Bưởi là một loại trái cây ngon, nhiều vitamin rất được ưa chuộng. Nếu bỏ những phần này, bạn sẽ bỏ phí một nguồn pectin, chính là chất nhầy bao quanh vỏ hạt và trong cùi bưởi, có tác dụng chữa trị khá nhiều bệnh.
Dưới đây là lợi ích sức khỏe của các thành phần "thừa" của quả bưởi.
1. Lợi ích của vỏ bưởi
- Chống lão hóa: Trong vỏ bưởi có rất nhiều tinh dầu. Tinh dầu bưởi có tác dụng dưỡng da, kích thích sự sản xuất collagen, tái tạo các tế bào da, sửa chữa hoặc thay thế các tế bào da bị hỏng từ đó giúp da săn chắc, khỏe mạnh và đẩy lùi nguy cơ lão hóa.
- Ngăn ngừa các bệnh ngoài da: Tinh dầu bưởi có tác dụng làm se khít lỗ chân lông trên da nên có thể giúp bạn hạn chế bụi bẩn, chất gây hại bám lại trên da. Nhờ đó, làn da bạn cũng giảm tính nhờn, hạn chế nguy cơ bị mụn hoặc viêm da.
- Giảm béo: Các hoạt chất (tinh dầu) có trong vỏ bưởi có tác dụng làm cho lượng mỡ trong cơ thể dễ dàng bị đốt cháy nhanh chóng, hiệu quả. Hơn thế, vỏ bưởi còn giúp hạ cholesterol, làm tiêu mỡ, cắt giảm chất béo và đốt cháy calo để giảm cân. Nhờ đó, lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể ít hơn và bạn tránh được nguy cơ béo phì.
Ngoài tinh dầu, vỏ bưởi còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A, C, hesperidin.. nên nhiều có công dụng như trị chứng ăn không tiêu, tiêu đờm, trị buồn nôn, lợi tiểu...
Ảnh minh họa
2. Lợi ích của cùi và hạt bưởi
Ở cùi bưởi có chứa pectin - một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt của máu. Lượng pectin trong cùi bưởi rất phong phú và dễ hấp thụ vào cơ thể.
Trong cùi bưởi tươi chứa từ 1-2% pectin, nhưng khi phơi cùi bưởi khô thì chỉ còn 0,5-1% pectin. Quanh vỏ hạt bưởi tươi có từ 3-16% pectin, khi phơi khô vỏ hạt bưởi (nhân trong còn ẩm) thì có 4-20% pectin. Mặc dù Pectin không cung cấp năng lượng nhưng nó lại có nhiều công dụng với sức khỏe như:
- Kích thích tiêu hóa, giảm béo: Pectin có thể kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, tăng hiệu suất hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Nhờ tác dụng tạo cảm giác no bụng kéo dài, mà bạn sẽ giảm lượng calo vào cơ thể trong các bữa ăn sau đó, do đó có thể giúp bạn giảm cân.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu: Tiêu thụ pectin trong cùi và vỏ hạt bưởi cũng có công dụng giảm hấp thu lipid, giảm cholesterol toàn phần trong máu. Từ đó khống chế nguy cơ rối loạn mỡ máu gây ra tình trạng mỡ máu cao.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khống chế tăng đường huyết, chống táo bón... nhờ pectin trong cùi và vỏ hạt bưởi.
Bạn có thể chiết xuất pectin trong các thành phần này bằng cách cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, khuấy liên tục (có dụng cụ để đánh lên càng tốt) chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).
Nếu muốn chống táo bón; rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: hãy uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.
Nếu muốn giảm béo, ngừa tiểu đường: uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.
Nếu muốn chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh), mỗi lần dùng 20ml cách nhau 20 phút/lần trong giờ đầu.
Theo VNE
Công dụng chữa bệnh của hành tây Hành tây, được gọi là "nữ hoàng của các loại rau", là một loại rau phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hành tây có chứa một số lượng lớn các chất dinh dưỡng tự nhiên. Hành tây không chỉ giàu kali, vitamin C, acid folic, kẽm, selenium, chất xơ và các chất dinh dưỡng mà còn chứa hai chất...