Công dụng thần kỳ của một cốc nước ấm
Mỗi khi tức ngực, khó thở, bạn nên uống một cốc nước ấm, nhưng nhớ chia làm nhiều ngụm, uống từ từ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
1. Vệ sinh miệng
Uống một cốc nước ấm nhỏ trước bữa cơm sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Một cốc nước ấm sau khi ăn sẽ giúp bạn loại bớt vi khuẩn và thực phẩm thừa bám trên răng, giữ cho khoang miệng sạch sẽ, thơm tho.
2. Bảo vệ răng
Những bạn bị viêm lợi, sưng nướu, nên đánh răng bằng nước ấm để răng lợi khỏe và không bị tê hay chảy máu chân răng.
3. Chữa nghẹn
Video đang HOT
Khi bị nghẹn, bạn không nên vội vàng tìm cách nôn hoặc móc họng để lấy thức ăn ra, vì sẽ làm tổn thương thực quản. Thay vì thế, bạn nên uống nhanh một ngụm nước ấm để bôi trơn thực quản, giúp thức ăn được lưu thông dễ dàng.
4. Tăng khả năng hấp thụ bữa sáng
Sáng sớm thức giấc, uống ngay một cốc nước ấm 200 ml, có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm giảm nguy cơ táo bón, giảm tắc nghẽn cơ tim, lại tăng khả năng hấp thụ bữa sáng – giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
5. Giảm đau tức ngực
Mỗi khi cảm thấy tức ngực, khó thở, bạn nên uống một cốc nước ấm, nhưng nhớ chia làm nhiều ngụm, uống từ từ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
6. Giải rượu
Một cốc nước ấm sau cơn say sẽ làm giảm lượng cồn trong cơ thể, hỗ trợ giải độc gan, bổ sung lượng nước bị mất khi nôn.
Theo ione
Hàm răng bị vi khuẩn 'tàn phá' như thế nào?
Mặc dù sâu răng là căn bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng bạn sẽ không ngờ mức độ tàn phá của nó kinh khủng ra sao.
Hàng ngày, thói quen ăn uống và vệ sinh không đúng cách đã khiến rất nhiều người đang gặp vấn đề với bộ nhai. Một trong những căn bệnh răng miệng mà rất nhiều người Việt Nam mắc phải đó chính là sâu răng. Cụ thể, theo thống kê của Viện Răng hàm mặt trung ương, Việt Nam có 75% dân số mắc bệnh này.
Nếu không làm vệ sinh răng đúng cách sau khi ăn, thức ăn còn sót lại sẽ tạo thành mảng bám. Đây chính là nguyên nhân làm cho răng bị sâu. Đặc biệt, đường có vai trò hết sức quan trọng trong sự lên men hình thành acid gây phá hủy men răng và là nguồn thức ăn của vi khuẩn. Vì vậy, nếu đồ ăn có đường còn bám lại trên răng khiến bệnh phát triển nhanh hơn.
Vi khuẩn gây bệnh sâu răng chủ yếu là Streptococcus mutans hoặc Lactobacillus acidophillus. Những vi khuẩn này thải ra acid gây xói mòn và tạo lỗ thủng trên men răng, tạo nên lỗ sâu trên bề mặt. Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng, vài điểm trên bề mặt.
Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Lúc này, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn vướng trong lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Răng bị sâu sẽ có cảm giác ê buốt khi kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng gây viêm. Ngoài ra, bệnh còn dẫn đến hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp.
Để bảo vệ tốt răng miệng, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Việt Phương (phụ trách khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Hữu nghị Việt Xô) tư vấn: chải răng sau ăn 30 phút, theo chiều lên xuống, ở những chỗ mặt nhai, vị trí khó chải sẽ xoay tròn. Thuốc đánh răng sử dụng loại có flour để hạn chế sâu răng. Ngoài ra, chúng ta nên sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn hoặc pha loang như nước canh để ngậm từ 2-3 phút. Lựa chọn chỉ tơ nha khoa thay vì dùng tăm để tránh làm lộ kẽ răng.
Theo Zing
Giải pháp khắc phục răng nhiễm tetracycline Công nghệ răng sứ Cercon - Dentsply là một nghiên cứu mới làm thay đổi, phục hồi lại những trường hợp bị mất răng hoặc răng bẩm sinh xấu, mất thẩm mỹ gây thiếu tự tin trong giao tiếp. Tetracycline là một loại kháng sinh khi người mẹ mang thai hoặc trẻ uống thuốc này trước 7 - 8 tuổi có thể làm...