Công dụng của rau càng cua? Ai không nên ăn rau càng cua?
Không chỉ là một món ăn ngon miệng mà rau càng cua còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Rau càng cua là một loài thảo mộc có rễ nông, dài khoảng 15-45 cm, mọc quanh năm. Cây rau càng cua có thân nhỏ, lá hình tim, nhẵn và hơi nhớt. Khi nghiền nát, rau càng cua có mùi gần giống mù tạt. Rau càng cua thường không được trồng một cách bài bản mà thường mọc dại ở vườn, tường hoặc một số nơi gần nước. Tại Việt Nam, rau càng cua có thể dễ dàng được tìm thấy tại các vùng nông thôn hoặc miền núi.
Trong rau càng cua có tới 92% là nước, bên cạnh đó là những vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Những hợp chất điển hình có trong rau càng cua như: Kali, canxi, magiê, vitamin B, vitamin C và đặc biệt là beta carotene – tiền chất của vitamin A.
Nhờ chứa những hợp chất dinh dưỡng trên mà rau càng cua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rau vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm này sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi những công dụng mà nó mang lại.
Công dụng của rau càng cua
1. Chống viêm
Từ lâu, rau càng cua đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian để trị bệnh ho, sốt, cảm lạnh, viêm họng hay viêm khớp. Lý do là bởi trong rau càng cua có chứa chất prostaglandin tổng hợp, có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Do đó, nếu bị viêm họng hoặc sốt, có thể giã rau càng cua lấy nước rồi uống hoặc nhai trực tiếp rau càng cua, sử dụng liên tục vài ngày sẽ có hiệu quả.
2. Kháng khuẩn
Trong rau càng cua có chứa một số chất như patulolide A và xanthone glycoside. Những chất này đều có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm. Đó cũng chính là lý do rau càng cua có tác dụng chống viêm. Không chỉ có tác dụng bên trong, rau càng cua cũng có thể phát huy tác dụng từ bên ngoài. Nếu bị sưng mủ, viêm nhiễm vết thương, có thể giã nát rau càng cua rồi đắp vào chỗ viêm để giảm đau, giảm viêm nhanh chóng.
3. Chống oxy hóa
Oxy hóa là quá trình các electron được chuyển sang chất oxy hóa hình thành nên gốc tự do. Sự gia tăng các gốc tự do trong cơ thể sinh ra các phản ứng dây chuyền phá hủy tế bào, từ đó gây ra các bệnh mãn tính và lão hóa, vô cùng nguy hiểm tới cơ thể.
Nhờ những chất như kali, magiê, vitamin C và đặc biệt là beta carotene mà rau càng cua có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào, ngăn ngừa và tiêu hủy các gốc tự do, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch.
Video đang HOT
4. Ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy chiết xuất rau càng cua có tác dụng ngăn chặn và phá hủy một số tế bào ung thư nhất định. Điều này cho thấy tiềm năng của rau càng cua trong việc chống lại bệnh ung thư.
Ngoài ra, nhờ tác dụng chống oxy hóa mà rau càng cua cũng phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, bệnh mãn tính và đột quỵ.
5. Giảm nồng độ axit uric trong máu
Axit uric là một chất thừa, là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi nồng độ axit uric trong máu quá cao, nó có thể gây ra một số tình trạng như viêm khớp, để lâu ngày có thể tiến triển thành bệnh gút, sỏi thận, suy thận. Thông thường, lượng axit uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l) nhưng nó có thể tăng lên nếu cơ thể không có chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh.
Trong khi đó, một số nghiên cứu cho thấy rau càng cua có thể kiềm hãm nồng độ axit uric trong máu, giúp nó luôn ở mức ổn định để tránh gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
6. Giải nhiệt, làm mát cơ thể
Do 92% thành phần của rau càng cua là nước nên loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể rất tốt. Bạn có thể giã nát rau càng cua lấy nước uống hoặc nấu canh rau càng cua đều đem lại những công cụng tuyệt vời cho cơ thể.
7. Điều trị chứng rối loạn cảm xúc
Trong một thử nghiệm ở Bangladesh, các nhà khoa học đã cho chuột dùng thuốc Nikethamide để kích thích sự phấn khích. Sau đó, người ta lại cho chuột dùng chiết xuất từ rau càng cua. Kết quả từ cuộc thử nghiệm này cho thấy loại chiết xuất này chứa một số hợp chất có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn cảm xúc quá mức. Tuy nhiên hiện nay, chưa có nghiên cứu rõ ràng về tác dụng này của rau càng cua trên cơ thể người.
Ai không nên ăn rau càng cua?
Rau càng cua khá lành tính và hầu như không gây ra bất cứ tác dụng phụ gì hay dị ứng với đối tượng nào. Tuy nhiên, có một số người nên lưu ý khi ăn rau càng cua:
- Trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Rau càng cua có nhiều lợi ích nhưng đối với trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú lại không nên ăn quá nhiều loại rau này. Nguyên nhân là do trong rau càng cua có chứa chất prostaglandin tổng hợp. Đây là axit béo không bão hòa, có vai trò như một chất trung gian hóa học, có thể gây trở ngại cho thai nhi và em bé.
- Người bị bệnh hen suyễn: Thành phần của rau càng cua không ảnh hưởng tới bệnh nhân hen suyễn, vấn đề nằm ở mùi vị của loại rau này. Như đã nói ở trên, rau càng cua có mùi vị gần giống mù tạt, do đó có thể gây ra những triệu chứng không mong muốn cho bệnh nhân hen suyễn. Chính vì vậy, những người đang mắc bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh hen suyễn nên lưu ý khi sử dụng rau càng cua.
Tự pha nước súc miệng như thế nào cho chuẩn?
Nước súc miệng đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống mỗi người. Với những tác dụng cực tốt, chúng ta hoàn toàn có thể tự pha nước súc miệng để tiện lợi sử dụng.
Ngăn ngừa vi khuẩn phát triển
Trong nước muối có tính sát khuẩn cực tốt nên mỗi ngày súc miệng, súc họng bằng nước muối sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi khoang miệng, cổ họng.
Giảm đau, sưng tấy
Nếu bạn bị nhiệt miệng hay sưng nướu thì việc súc miệng bằng nước muối cũng giúp cho tình trạng đau của bạn giảm bớt hơn. Tính sát khuẩn của muối sẽ làm cho nướu thêm khỏe, giảm tình trạng viêm nhiễm và ra máu chân răng.
Nước súc miệng có nhiều công dụng tốt. (Đồ họa: VA)
Ngăn ngừa bệnh lý sâu răng
Mảng bám và hôi miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về răng miệng. Nước súc miệng có tác dụng loại bỏ mảng bám và hơi thở có mùi. Do vậy, vai trò của nước súc miệng cũng là ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng điển hình là sâu răng.
Ngăn ngừa viêm họng
Tương tự như sát khuẩn răng, nước muối cũng giúp ích nhiều trong việc sát khuẩn hầu họng, mang đi những yếu tố gây bệnh, bụi bẩn ngoài đường. Từ đó giúp giảm ngăn ngừa viêm họng.
Làm trắng răng
Muối không chỉ có khả năng sát khuẩn mà còn có rất nhiều khoáng chất, flour nên nó sẽ làm cho răng của bạn thêm chắc khỏe, sáng bóng hơn.
Ngăn ngừa tình trạng hôi miệng
Các thức ăn thừa tạo mảng bám, vi khuẩn chính là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng. Khi tất cả các nguyên nhân trên bị cuốn đi tình trạng hôi miệng của bạn cũng không còn nữa.
Tự pha nước súc miệng như nào cho đúng?
Cách pha nước muối để súc miệng như thế nào?
Chuẩn bị: 2 chai thủy tinh sạch (dung tích từ 200ml - 300ml), 1 thìa thật sạch, muối đã tiệt trùng.
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các dụng cụ để pha nước muối nếu có thể thì nên khử trùng lần cuối trước khi dùng để chứa nước súc miệng bằng cách tráng qua nước sôi và để ráo nước mới đổ vào.
Bước 2: Pha muối với nước lọc tiệt trùng, nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội chứ không được dùng nước xả trực tiếp tại vòi trong nhà bếp hay nhà vệ sinh.
Chú ý để có được dung dịch nước muối sinh lý 0,9% giống như các chai bán tại hiệu thuốc bạn nên pha muối với nước theo tỷ lê: 9g muối với 1 lít nước.
Bước 3: Chờ hỗn hợp vừa pha lắng cặn và phần bụi bẩn xuống dưới dưới đáy chai rồi đổ qua 1 chai khác để dùng dần. Như vậy bạn đã có 1 chai nước muối sinh lý an toàn.
Không chỉ muối trắng, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu khác để pha nước muối sinh lý như gừng, chanh,...
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng an toàn hiệu quả Gừng là một loại củ có tính ấm, vị cay có tác dụng chữa phong hàn, giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa. Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng an toàn không cần dùng đến thuốc các chị em có thể tham khảo. Cảm cúm ở bà bầu là căn bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây nên. Bà bầu bị...