Công dụng của quả bầu mà ít ai biết đến
Quả bầu có thể hỗ trợ cho việc giảm cân, giúp cầm máu, giữ cho dạ dày không bị loét…
Quả bầu được dùng phổ biến ở Đông Nam Á, chúng rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, đây cũng là nguồn cung cấp phốt pho, canxi, sắt, riboflavin, thiamine, niacin và vitamin C tốt cho cơ thể. Ngoài ra, quả bầu còn có thể chữa bệnh rất tốt. Theo The Health Site, dưới đây là những công dụng mà quả bầu mang đến:
Quả bầu có thể hỗ trợ cho việc giảm cân. Ảnh: Internet
Hỗ trợ giảm cân
Nếu chúng ta đang muốn giảm cân, bầu là lựa chọn tuyệt vời vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng nước cao, rất lý tưởng để giảm cân. Ăn quả bầu còn giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất.
Giữ cho dạ dày không bị loét
Ăn quả bầu có thể giúp chống lại sự hình thành các vết loét trên màng của dạ dày và ruột. Nó cũng giúp chống lại acid do thức ăn cay hoặc do nhịn ăn trong một thời gian dài.
Ngoài ra, quả bầu còn giúp loại bỏ tất cả vi khuẩn có hại trong dạ dày và ruột bằng cách hoạt động như một chất chống vi khuẩn. Điều này giúp chống nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Video đang HOT
Giúp cầm máu
Quả bầu có chứa chất chống đông máu tự nhiên, do đó giúp kiểm soát chảy máu. Nếu tiêu thụ quả bầu thường xuyên, nó giúp ngăn chặn chảy máu mũi, thường xảy ra phổ biến trong mùa hè. Cùng với đó, các tình trạng như tiểu máu, chảy máu do loét, có thể được ngăn chặn bằng cách tiêu thụ nước ép bầu.
Giúp chống lại bệnh tâm thần
Quả bầu giúp đối phó với các bệnh tâm thần vì chúng hoạt động như một thuốc an thần tự nhiên. Chúng giúp làm dịu thần kinh và não. Chính vì thế, quả bầu được sử dụng để làm giảm bớt các tình trạng liên quan đến hệ thống thần kinh như động kinh, lo lắng, mất ngủ, rối loạn thần kinh và hoang tưởng.
Uống một ly nước ép bầu mỗi ngày có thể giúp đối phó với tất cả căng thẳng mang lại cho chúng ta, giúp chúng ta giữ bình tĩnh, theo The Health Site.
NGUYÊN VÕ
Quả bầu - lợi tiểu giải độc
Thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được dùng trị chứng đái rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở...
Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cururbitaceae). Là loại cây dây leo thân thảo, được trồng ở vùng nhiệt đới, cây có tua cuốn phân nhánh và phủ nhiều lông mềm màu trắng.
Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho...
Quả bầu hồ lô
Cụ thể là thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được dùng trị chứng đái rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở... Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng trướng. Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng lợi răng lung lay, tụt lợi. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải thải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa.
Quả bầu già sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước (nhưng chỉ nên dùng kết hợp trị liệu trong bệnh phù nước khi ở cơ sở cấp cứu). Ngoài ra ở Ấn Độ người ta dùng hạt bầu trong trị bệnh phù và làm thuốc trị giun; hay dầu hạt bầu sử dụng trị chứng đau đầu. Còn loại bầu đắng thì tính lạnh, hơi độc, tác dụng lợi tiểu, thông đái rắt, tiêu thũng.
Tuy nhiên không sử dụng bầu cho những người bị phong hàn, ăn không tiêu vì bầu có tính mát nên sẽ gây đau bụng nếu ăn nhiều.
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu chữa bệnh từ bầu:
Dùng trong đái tháo đường, đái rắt hay máu nóng sinh lở: Thịt bầu 50 - 100g nấu thành canh ăn hằng ngày.
Trị chứng vàng da: Rễ bầu sắc lấy nước thêm chút đường uống (theo kinh nghiệm ở Ấn Độ).
Quả bầu dài
Phổi nóng, sinh ra ho: Quả bầu 50g đun lấy nước uống thay trà trong ngày.
Trị răng lung lay, viêm tụt lợi: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 - 4 lần.
Bụng trướng tích nước, tiểu tiện ít: Lấy quả bầu tươi 50 - 100g, đun lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy vỏ bầu 30g, vỏ dưa hấu 30g, vỏ bí ngô 30g, hợp lại sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Báng nước do côn trùng đốt thời kỳ cuối: Vỏ bầu 15g đun lấy nước súc miệng ngày 3 - 4 lần.
Viêm gan, vàng da, sỏi đường niệu, tăng huyết áp: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml.
BS. Hoàng Xuân Đại
Theo SK&ĐS
Tiểu máu ở trẻ khi nào nguy hiểm? Tiểu máu là tình trạng có tế bào hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu. Nếu lượng máu trong nước tiểu đủ nhiều để làm thay đổi màu sắc nước tiểu thì gọi là đái máu đại thể, còn nếu lượng máu trong nước tiểu ít chỉ được phát hiện nhờ xét nghiệm thì gọi là đái máu vi thể. Tình trạng đái...