Công dụng của bắp cải
Nguồn phong phú vitamin C trong bắp cải giúp tăng hệ miễn dịch.
Bắp cải giúp cải thiện chứng loét dạ dày, giai đoạn đầu của một số bệnh ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ). Chất xơ có nhiều trong bắp cải giúp chống mất nước và là một trong những yếu tố cần thiết để chống táo bón, loét dạ dày, ung thư đường tiêu hóa và thậm chí mất cảm giác ngon miệng. Bệnh chàm (eczema) và lão hóa sớm có thể bị đẩy lùi nếu bạn bổ sung bắp cải vào chế độ dinh dưỡng.
Ngừa bệnh truyền nhiễm. Chất sulphur có trong bắp cải giúp chống bệnh truyền nhiễm, tình trạng nhiễm trùng. Thiếu chất sulphur sẽ khiến vết thương lâu lành.
Bắp cải chứa một số chất chống ung thư như lupeol, sinigrin và sulforaphane, hoạt động như enzyme có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u.
Chữa đau khớp. Glutamine có trong bắp cải là một chất kháng viêm mạnh giúp bảo vệ cơ thể chống kích ứng, đau khớp, đặc biệt là rối loạn sắc tố da…
Beta-carotene có nhiều trong bắp cải giúp bảo vệ mắt chống lại hàng loạt bệnh liên quan đến mắt và làm chậm quá trình hình thành đục thủy tinh thể.
Video đang HOT
Duy trì chức năng tâm thần. Bắp cải chứa vitamin K và anthocyanin có tác dụng duy trì chức năng tâm thần và tăng khả năng tập trung. Các hợp chất này chủ yếu có trong bắp cải tím, giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi mọi tổn hại.
Bắp cải được coi là chất giải độc tuyệt vời, có tác dụng thanh lọc máu, ngừa bệnh thấp khớp, viêm khớp và bệnh gút.
Cải thiện chức năng não. Nguồn i ốt có nhiều trong bắp cải giúp não và hệ thần kinh hoạt động thông suốt. Nó cũng giúp các tuyến nội tiết hoạt động đúng chức năng.
Giàu vitamin. Bắp cải có hàm lượng khoáng chất cao như can xi, kali, ma giê, cùng các chất dinh dưỡng khác như i ốt, vitamin E và vitamin C. Cách tốt nhất để ăn bắp cải là ở dạng món salad.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của bắp cải
Là một loại rau phổ biến trong mùa thu - đông, bắp cải không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chữa được nhiều bệnh.
Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: cà rốt, khoai tây, hành tây. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn.
Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.
Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.
Món ăn từ bắp cải không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng chữa bệnh.
Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa.
Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3-4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.
Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80-100 g bắp cải, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
Đái tháo đường: Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100 g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo đường type 2.
Chữa loét dạ dày tá tràng: Nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột. Cách làm nước ép bắp cải như sau: Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên ngoài), rửa nhiều lần cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá.
Chần qua với nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước. 1 kg bắp cải có thể ép được khoảng 500 ml nước.
Liều dùng: Mỗi ngày ép 1.000 ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống, mỗi lần khoảng 250 ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì, có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác.
Ngoài ra dùng nước ép bắp cải còn có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da.
Lưu ý: Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nga/Sức Khỏe Đời Sống
8 cách giải độc cơ thể bằng thói quen sống hằng ngày Khi mệt mỏi không rõ nguyên nhân hoặc thường xuyên bị dị ứng, đó có thể là do cơ thể tích tụ các chất độc. Ảnh minh họa: Shutterstock Đó là chưa kể độc tố còn làm cho bạn mệt mỏi, suy giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra các vấn đề kinh nguyệt, đầy hơi, và mắt...