Công dụng chữa bệnh của nghệ
Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học Trung Quốc và y học của Ấn Độ để trị một số bệnh như đầy hơi, vàng da, kinh nguyệt không đều, nước tiểu có máu, xuất huyết, đau răng, vết bầm tím, ngực đau đớn, và đau bụng.
Nghệ có nguồn gốc từ cây curcuma longa – là một loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ gừng. Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Á màu da cam. Nghệ từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc chống viêm trong cả y học Trung Quốc và y học của Ấn Độ. Củ nghệ được gọi là “nghệ tây Ấn Độ”, nghệ được sử dụng như là một thứ gia vị, phương thuốc chữa bệnh.
Dưới đây là một số công dụng trị bệnh hữu ích của nghệ.
Nghệ là một chất khử trùng và kháng khuẩn tự nhiên, rất hữu ích trong khử trùng các vết cắt và vết bỏng. (Ảnh minh họa)
Nghệ là một chất khử trùng và kháng khuẩn tự nhiên, rất hữu ích trong khử trùng các vết cắt và vết bỏng.
Nghệ kết hợp với súp lơ có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Có thể ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer bằng cách loại bỏ mảng bám amyloid trong não. Nghệ ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới trong các khối u.
Video đang HOT
Tốc độ chữa lành vết thương và hỗ trợ trong việc tái tạo làn da bị hỏng nhanh. Có thể giúp điều trị các bệnh vẩy nến và bệnh ngoài da viêm khác.
Có thể hỗ trợ trong việc chuyển hóa chất béo và giúp đỡ bạn trong việc giảm cân. Ngoài ra nghệ cũng được sử dụng trong y học Trung Quốc để điều trị trầm cảm từ lâu.
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em. Làm chậm sự tiến triển của bệnh đa xơ cứng ở chuột. Là một chất giải độc gan tự nhiên và thuốc giảm đau tự nhiên.
Theo Đời sống pháp luật
Công dụng thần kỳ của rau diếp cá
Rau diếp cá có rất nhiều công dụng mà cách sử dụng lại khá đơn giản. Hãy cùng khám phá tác dụng tuyệt vời của rau diếp cá.
Cây rau diếp sống 1-2 năm, có thân thẳng hình trụ. Lá mọc ngay từ gốc thân, càng lên càng nhỏ dần; lá ở gốc có cuống còn lá ở thân không cuống. Khác với các thứ xà lách là lá không cuộn bắp và lá mềm nhẵn, màu xanh thẫm. Cụm hoa gồm nhiều đầu hoa hợp lại thành chuỳ kép, mỗi đầu có 10-24 hoa dạng lưỡi nhỏ màu vàng. Quả bế hình trái xoan dẹp, màu nâu, có mào lông trắng.
Công dụng thần kỳ của rau diếp cá.
Trong rau diếp tươi có 92,3% nước, 1,7% protid, 0,5% lipid, 9% cellulose, 3,2% dẫn xuất khô protein và 1% khoáng toàn phần.
Người ta còn biết cây có nhiều Vitamin (E. G.K và cholin và các muối khoáng. Trong cây có 0,023mg% As. Cây tươi cho 0,0038% và cây khô chứa 0,071% acid oxlic. Trong cây alcaloid lactucopicrin và cũng như các thứ khác cùng loài các loài cũng chỉ Lactuca, đều chứa Lactucarinum.
Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Rau diếp cá có rất nhiều công dụng mà cách sử dụng lại khá đơn giản. Hãy cùng khám phá tác dụng tuyệt vời của rau diếp cá.
Chữa bệnh trĩ
Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.
Chữa táo bón
Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.
Chữa sốt ở trẻ em
Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.
Chữa kinh nguyệt không đều
Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Chữa viêm âm đạo
Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
Điều trị sỏi thận
20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.
Theo Khỏe & Đẹp
Những nguyên nhân khiến bạn bị đau răng Nghiến răng, vấn đề ở khớp thái dương, răng bị mẻ, bị sâu... đều có thể là những nguyên nhân gây đau răng mà có thể bạn không biết. Ảnh minh họa: Internet 1. Nghiến răng Bạn có thể nghiến răng một cách vô thức trong giấc ngủ, hoặc khi căng thẳng, lo lắng, giận dữ, hay khó chịu. Nghiến răng có thể...