Cộng đồng ngán ngẩm với client của Riot: “Sẽ tới lúc tôi chọn chơi LMHT nhưng lại khởi động VALORANT”
Client LMHT đang tệ tới nỗi khiến game thủ phải đưa ra kết luận trên.
Cách đây ít ngày, chúng ta đã biết được một “tính năng” của client LMHT đó là chọn hộ trang phục cho game thủ. Về cơ bản thì điều này không ảnh hưởng quá lớn tới người chơi nên phản ứng của cộng đồng là không quá gay gắt. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi hoàn toàn khi người ta phát hiện ra rằng client LMHT còn đổi luôn tướng cho game thủ ở giai đoạn lựa chọn đội hình.
Như trong video ở trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng là người chơi này chọn quân bài Bard. Tuy nhiên, khi ấn vào phần “Khóa” thì vị tướng mà anh chàng nhận được lại đổi thành Xayah, một nhân vật ở vai trò Xạ thủ. Thậm chí ở phần chọn tướng trước đó, game thủ này còn ấn vào phần chỉ hiển thị nhân vật Hỗ trợ, nơi Xayah không hề góp mặt.
Chọn Bard rồi Khóa…
… nhưng lại hiện ra Xayah
Nếu như ở trường hợp chọn nhầm skin thì chúng ta có thể cho qua vì là lỗi hình ảnh đơn thuần. Tuy nhiên việc tự động đổi tướng kể trên lại nghiêm trọng hơn khá nhiều. Rõ ràng là client của LMHT đang gặp lỗi vô cùng nặng khiến cho việc lựa chọn các vị tướng, trang phục bị mất kiểm soát hoàn toàn. Thậm chí nhiều người còn đồng ý rằng chẳng mấy chốc lỗi này sẽ khiến bạn chọn LMHT nhưng lại hướng tới chế độ chơi hoặc thậm chí là tựa game khác luôn.
Chuyện sẽ xảy ra tiếp theo đây, chọn chơi LMHT nhưng lại chạy VALORANT chăng?
Video đang HOT
Chẳng mấy chốc sẽ tới lúc tôi chọn chơi LMHT ở chế độ 5v5 nhưng lại tìm ra trận Đấu Trường Chân Lý.
Thử tưởng tượng việc bị kẹt ở một tướng duy nhất trong Đấu Trường Chân Lý xem.
Chẳ ng phải có một lỗi của ch ế độ Một Cho Tất Cả là nếu cả hai bên chọn KaiSa sẽ khiến game bị văng ra ngo ài bởi client chuyển sang chạy Đấu Trường Chân Lý à.
Đúng rồi, cái này phải gọi là “200 năm kinh nghiệm thiết kế game đỉnh cao”.
Cụm từ “200 năm kinh nghiệm” vẫn luôn bị cộng đồng sử dụng để mỉa mai Riot Games
Với trường hợp bị đổi tướng như trên, khả năng cao là client LMHT còn có thể khiến game thủ chọn sai phép bổ trợ, các điểm ngọc… Đây là điều cực kỳ tệ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh và lối chơi của các vị tướng khi bắt đầu trận đấu. Thử tưởng tượng bạn phải cầm một con Renekton với ngọc Thiên Thạch Bí Ẩn xem, đó đúng là một cơn ác mộng với người chơi.
Quả thật chơi Renekton mà cầm Thiên Thạch Bí Ẩn thì vị tướng này chẳng khác nào “chúa hề”
Có lẽ điều Riot cần làm lúc này là thực sự rà soát, sửa tất cả các bug vẫn còn tồn tại trong client của LMHT. Riot đã đăng quá nhiều những bài viết trên trang chủ về thành tích “Dọn dẹp client” nhưng nó dần trở thành một trò cười với cộng đồng. Chúng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như game thủ vẫn rơi vào tình trạng văng game, chọn nhầm tướng, trang phục… như trên.
Những lý do khiến cho xem một trận đấu DOTA 2 lúc nào cũng thú vị hơn LMHT và một số game MOBA khác
Mặc dù không nhiều người chơi, thế nhưng DOTA 2 vẫn luôn là tựa game sở hữu lượng người xem đông đảo.
Mặc dù được coi là dead game ở Việt Nam từ khá lâu, thế nhưng không thể phủ nhận rằng, DOTA 2 vẫn có một sức hút nhất định và ít nhất, vẫn còn rất nhiều người, tuy không chơi nhưng lại cực kỳ ưa chuộng xem DOTA 2. Thậm chí còn hơn cả những game MOBA đang phổ biến ở thời điểm hiện tại như LMHT, LQMB... Điều này chắc hẳn phải có nguyên do của nó.
Chiến thuật trong DOTA 2 đa dạng, ban pick cũng không "trùng lặp" nhiều như LMHT
Ở đây, chúng ta không bàn tới việc DOTA 2 hay LMHT, tựa game nào hay hơn. Câu hỏi này có lẽ đã có từ rất lâu và sẽ chẳng bao giờ tìm được lời giải. Chỉ đơn giản là ai thích chơi và xem tựa game nào thì hãy cứ giữ nguyên quan điểm của mình thôi. Nhưng xét một cách công bằng, trong các trận đấu chuyên nghiệp, tính chiến thuật trong khâu ban pick và đặc biệt là triển khai thế trận của DOTA 2 luôn đa dạng hơn so với LMHT.
Kho tàng tướng của DOTA 2
Với LMHT, mỗi phiên bản update đều sẽ mang tính "quy hoạch" tướng khá cao và thường thì chỉ có khoảng trên dưới 20 vị tướng là nằm trong meta, hợp để thi đấu. Lấy một ví dụ đơn giản, cuộc chiến giữa những vị tướng đi rừng trong phiên bản LMHT hiện tại quanh đi quẩn lại cũng chỉ có Udyr và Hecarim - kèo đấu có lẽ đã quá quen mắt với chúng ta thời gian gần đây. Lâu lâu cũng xuất hiện những quân bài như Olaf hay Kayn hay Lillia, thế nhưng mọi thứ dường như cũng chỉ xoay quanh các vị tướng ấy. Tương tự như vậy, kèo đấu AD ở bot hiện tại cũng chủ yếu là màn swap tướng qua lại giữa Tristana, Xayah, Kaisa.
Udyr và Hecarim vẫn đang là kèo đấu quen thuộc trong khu rừng LMHT
Còn trong DOTA 2, meta game tuy có thay đổi nhưng số lượng tướng nằm trong meta, hoặc ít ra được pick trong các trận đấu competitive luôn rất đa dạng, tối thiểu cũng phải trên 60 vị tướng trong một giải đấu. Điều này cũng phần nào vô hình chung làm cho các trận đấu DOTA 2 trở nên hiếm khi bị trùng lặp, khó đoán bắt ý đồ và tiềm ẩn vô số sự thú vị.
Bản đồ DOTA 2 rộng hơn, nhiều chiến thuật hơn và cũng "máu lửa" hơn
Đã từng có cái thời DOTA 2 thế giới phủ sóng bởi phong cách "nuôi rùa" của người Trung Quốc, và có lẽ đó cũng là quãng thời gian nhàm chán nhất của tựa game này. Nhưng dần dần, phong cách chơi chậm lại chuyển dần sang LMHT, đặc biệt là khi chúng ta xem những trận đấu của LCK, khi mà tỷ số mạng 0-0 có thể kéo dài tới tận gần 20 phút.
Map DOTA 2 rộng hơn cũng khiến cho các chiến thuật khó lòng theo "bài vở" nhất định
Còn với DOTA 2, một trong những việc khổ nhất của các caster có lẽ là quay cam để người xem không bị lỡ mất bất cứ pha giao tranh, tình huống hạ gục nào vì đơn giản, những màn combat nhỏ lẻ diễn ra liên tục ngay từ giai đoạn đầu game. Và trong LMHT chuyên nghiệp, các đội tuyển thời nay thậm chí còn có những "sách giáo khoa" về thế trận, cách di chuyển, timing bãi quái rừng tới từng giây để làm sao tạo ra được những tình huống "sure gank" có lợi nhất.
Nhưng điều này có được cũng một phần do bản đồ LMHT nhỏ, lượng tài nguyên hạn chế hơn, còn trong DOTA 2, gần như chẳng có một "sách giáo khoa" chuẩn chỉ nào về việc sắp đặt các tình huống cả. Ở đó tiềm ẩn nhiều biến số hơn, và việc chúng ta thấy một vị tướng support có K/D/A 0/10/x là chuyện rất bình thường, khi đó cũng được coi là một cách để tạo khoảng trống cho carry farm, trái hoàn toàn với LMHT. Một trận đấu DOTA 2 có thể lâu, nhưng cũng thường có khoảng trên dưới 50 mạng hạ gục - điều đủ để nói lên tính máu lửa trong các trận đấu của tựa game này.
Trên hết, DOTA 2 tiềm ẩn những pha lật kèo ngoạn mục hơn
Trong LMHT, khoảng cách 10k tiền, thậm chí là 15k tiền dường như đã trở thành thử thách khó có thể vượt qua và lật kèo. Trong DOTA 2, 10k tiền, thậm chí là 20, 30k tiền đơn giản vẫn chưa thể tạo ra cảm giác an tâm cho các fan hâm mộ, khi chỉ với một tình huống combo đẹp, hoặc khi carry đối phương có đủ lượng item cần thiết, một tình huống lật kèo chóng vánh vẫn có thể diễn ra như thường.
Cũng có thể nói rằng các trận đấu DOTA 2 thường "hoang dại", khát máu và khó có thể chỉn chu, sạch sẽ theo hướng kiểm soát toàn diện và bóp nghẹt đối thủ - điều mà nhiều team LMHT đang cố theo đuổi. Khó đoán - đó có lẽ là tất cả những gì có thể mô tả về một trận đấu DOTA 2, và chính những bất ngờ thú vị này cũng là điều khiến cho nó đang nhận được nhiều sự quan tâm, và dù ít người chơi nhưng vẫn đông người xem tới vậy.
Chim Sẻ Đi Nắng đại chiến Shenlong khiến cộng đồng rần rần đón "siêu kinh điển", nhưng lần này không phải AOE mà là Tốc Chiến! Hai cái tên nổi tiếng nhất và tạo ra những kèo đấu kinh điển nhất với game thủ AoE Việt Nam giờ đã chuyển sang so kè ở bộ môn mới - LMHT Tốc Chiến. Với những người yêu mến AOE (Age of Empires hay còn gọi là Đế Chế) thì Chim Sẻ Đi Nắng chính là game thủ nổi tiếng nhất, bá...