Cộng đồng mạng xôn xao chuyện Viettel bóp băng thông 3G
Cuộc đua 3G của 3 đại gia di động là cuộc chiến khốc liệt bằng loạt gói dịch vụ nhằm thỏa mạng nhu cầu của người dùng muốn sử dụng băng thông rộng. Trong số 3 nhà mạng thì nhà mạng Viettel luôn được nhiều người đánh giá là tốt hơn cả bởi giá cước rẻ cùng tốc độ kết nối nhanh, ổn định. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên các diễn đàn công nghệ và mạng xã hội một số thành viên cho rằng nhà mạng Viettel cố tình bóp băng thông 3G của người sử dụng thành 2G.
Cụ thể, một số phản ánh của người sử dụng cho biết, việc sử dụng cả Dcom lẫn 3G trên các thiết bị di động đều có tốc độ rất chậm, kể cả khi gói cước dữ liệu hàng tháng của người sử dụng vẫn chưa dùng hết. Khi người sử dụng kiểm tra thử ping đến trang tìm kiếm của Google (giá trị càng thấp càng tốt), giá trị khả quan nhất mà họ nhận được chỉ vào khoảng 200ms, trong những ngày bình thường con số này có thể vọt lên từ 500 đến 1000ms.
Về cơ bản, với khả năng của hệ thống cơ sở hạ tầng nhà mạng tại Việt Nam, thì tình trạng mạng chậm hay delay cao như vậy trên nền tảng mạng 3G hầu như rất khó có thể xảy ra. Vì thế, không ít người đã cho rằng nhà mạng “bóp” băng thông của người sử dụng nên mới dẫn tới tình trạng kể trên.
Một số chia sẻ khác lại khẳng định rằng sau khi dùng hết 500 MB trong gói dữ liệu 3G thì băng thông của Viettel đã xuống rất thấp chỉ còn 14 KB/s trong khi với hai nhà mạng khác là Mobifone và Vinaphone thì con số giới hạn này cao hơn 2 lần ở mức 30 KB/s. Với mức băng thông chỉ còn 14 KB/s thì việc sử dụng 3G của Viettel coi như là không có.
Video đang HOT
Nhiều người trước đó gặp phải hiện tượng mạng 3G Viettel chậm lại cứ tưởng rằng là do máy tính của mình bị lỗi cho đến khi nghe được thông tin người dùng khác cũng gặp phải hiện tượng tương tự. Ngoài ra, cũng có rất nhiều chia sẻ cho rằng mạng 3G của Viettel rất chậm và không thể nhanh bằng mạng 3G của các nhà mạng khác. Như vậy là hiện tượng mạng 3G của nhà mạng Viettel bị chậm xảy ra trên diện rộng chứ không chỉ ở một vài người dùng nhỏ lẻ.
Và ngay cả những người mới chuyển từ mạng 3G của nhà mạng khác sang gói cước 3G của Viettel cũng cảm nhận rất rõ tốc độ “rùa bò” của mạng 3G từ nhà mạng này ở thời gian đầu sử dụng. Tốc độ kết nối quá chậm của mạng 3G khiến người dùng này đã phải lên các diễn đàn tìm sự giúp đỡ.
Hiện tại, vẫn chưa có những lý giải tại sao người dùng mạng 3G của Viettel lại gặp phải hiện tượng mạng 3G bỗng dưng bị chậm không rõ lý do. Trong khi đó thì Viettel vẫn khá “dửng dưng” khi vẫn “im hơi lặng tiếng” mà chưa cất lời giải thích về vụ việc này.
GenK sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về tình trạng này và ý kiến phản hồi của Viettel.
Theo Genk
Nhà mạng có muốn sống chung với ứng dụng gọi điện miễn phí?
Thời gian qua, đã xuất hiện hiện tượng nhà mạng VinaPhone và MobiFone dường như đã bắt đầu chặn các dịch vụ tin nhắn và gọi điện miễn phí như Line và Kakao Talk. Tại sao các nhà mạng Việt Nam lại có hành động như vậy?
Sự phát triển của smartphone mang lại cả niềm vui lẫn nỗi buồn cho các nhà mạng di động. Người tiêu dùng ngày càng háo hức sắm smartphone và đăng ký các gói cước dữ liệu 3G của nhà mạng để chơi game, xem phim, truy cập mạng xã hội, lướt web cũng như gọi điện và gửi tin nhắn SMS. Tuy vậy, smartphone cũng mở cửa cho sự ra đời của những nhà cung cấp dịch vụ mới. Đó là các nhà cung cấp dịch vụ truyền nội dung qua mạng di động được gọi chung dưới khái niệm gọi là OTT (viết tắt của cụm từ Over-the-top).
OTT hiểu đơn giản là dịch vụ bạn sử dụng qua đường truyền của các nhà mạng di động như VinaPhone và MobiPhone. Ví dụ sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm OTT. Bạn có một chiếc smartphone và đăng ký gói cước dữ liệu 3G với một nhà mạng di động chẳng hạn là MobiFone. Sau đó, bạn sử dụng Skype hoặc các ứng dụng gọi điện và nhắn tin qua mạng Internet (VoIP) khác như Viber, WeChat hay WhatsApp để thực hiện các cuộc gọi điện và nhắn tin miễn phí sử dụng mạng 3G của nhà mạng di động. Skype ở đây được coi là dịch vụ OTT.
Các dịch vụ OTT có thể có nhiều dạng nhưng các ứng dụng nhắn tin và gọi điện trên smartphone là vấn đề đau đầu nhất với các nhà mạng di động. Thay vì phải trả phí để gửi tin nhắn điện thoại SMS hoặc gọi điện bình thường, người dùng smartphone có thể sử dụng Skype, Viber, WeChat, WhatsApp hoặc Kakao Talk để gửi tin nhắn, chat video hoặc gọi điện qua mạng VoIP mà không mất đồng phí nào. Người dùng có thể mất phí dữ liệu cho nhà mạng nhưng nếu họ sử dụng Wi-Fi thì có thể tránh mất phí dữ liệu. Hãng tư vấn thị trường Ovum ước tính rằng riêng nhắn tin qua OTT đã khiến các nhà mạng di động toàn cầu thất thu khoảng 13,9 tỷ USD, tương đương với 9% doanh thu tin nhắn vào năm 2011.
Sự phổ biến của các dịch vụ tin nhắn, gọi điện miễn phí trên smartphone như Skype, Viber, KakaoTalk... đang là vấn đề đau đầu của các nhà mạng
Nếu các nhà mạng không có phản ứng phù hợp, tình trạng sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Một số chuyên gia cảnh báo các nhà mạng di động đang phải đối mặt với bốn làn sóng. Đầu tiên là doanh thu thoại đang giảm ở hầu hết các quốc gia phát triển; tin nhắn cũng đang giảm ở nhiều quốc gia; ba là truy cập dữ liệu có thể đạt đỉnh trong vòng 3-4 năm tới; làn sóng thứ bốn là sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ OTT đang mọc lên như nấm. Tác động của làn sóng thứ tư sẽ khiến các nhà mạng bị tụt giảm doanh thu từ dịch vụ tin nhắn và đàm thoại. Tỷ lệ doanh thu của dịch vụ tin nhắn và gọi điện của nhà mạng càng lớn thì tác động của các dịch vụ OTT càng nặng nề hơn.
Tất nhiên, các nhà mạng cũng có nhiều cách để chống lại sự ảnh hưởng của các dịch vụ OTT. Họ có thể chặn các dịch vụ OTT nếu các cơ quan quản lý cho phép. Năm ngoái, cơ quan quản lý viễn thông của Hàn Quốc cho phép ba nhà mạng lớn của nước này có thể chặn truy cập đến các dịch vụ VoIP trên di động để bảo toàn doanh thu. Tuy nhiên, hành động tương tự như vậy có thể khiến người dùng điện thoại bất bình, vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới không áp dụng giải pháp đó để bảo hộ cho các nhà mạng.
Ngoài cách trên, các nhà mạng di động có thể điều chỉnh giá cước tin nhắn và cuộc gọi để làm các dịch vụ OTT giảm sức hấp dẫn. Và một lựa chọn nữa là bản thân nhà mạng có thể ra mắt dịch vụ OTT của mình để cạnh tranh. Một vài nhà mạng trên thế giới như Telefonica ở châu Âu đã ra mắt ứng dụng chia sẻ ảnh, gọi điện và nhắn tin qua VoIP để cạnh tranh trở lại các dịch vụ OTT. Động thái này có thể ảnh hưởng đến mảng doanh thu chính của nhà mạng từ dịch vụ nhắn tin SMS và gọi điện nhưng đó là cách để giữ chân khách hàng.
Theo Thanh Phong
Vnreview
Nhà mạng đang nhắm "tăng gia" các dịch vụ phi thoại Cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng (dịch vụ phi thoại) không chỉ làm thay đổi doanh thu, mà có thể ảnh hưởng đến cả thị phần của nhà mạng Việt Nam. Suốt một thời gian dài, các mạng di động tại Việt Nam đã chạy đua phát triển thuê bao, hiện lượng thuê bao đã đạt ngưỡng 140 triệu....