Cộng đồng LMHT cay đắng khi nhận ra sự thật – ‘Đánh xếp hạng là cách hủy hoại cuộc đời nhanh nhất’
Phải chăng LMHT đang dần trở thành trò chơi mà bạn xem giải thì vui nhưng lại không muốn chơi?
LMHT tính tới nay đã xuất hiện được hơn 10 năm và có rất nhiều game thủ đã gắn bó với trò chơi này từ rất lâu. Số lượng người theo dõi các giải đấu, sự phát triển của LMHT là rất lớn, điều này khó mà có thể phủ nhận được, tuy nhiên chuyện thực sự chơi game thì lại là câu chuyện khác hẳn.
Khán giả là một phần không thể thiếu của Esports, đặc biệt là LMHT
Cách đây ít giờ, một ý kiến cho rằng LMHT đang trở thành trò chơi xem giải đấu thì vui nhưng chơi thì lại không như thế đã nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình từ phía cộng đồng. Phần lớn game thủ cho rằng chơi xếp hạng không thực sự giúp game thủ tận hưởng được cái hay của LMHT, thậm chí có người còn nói ra sự thật cay đắng rằng – “Đánh xếp hạng là cách hủy hoại cuộc đời nhanh nhất”.
Bài viết của anh chàng này nhận tới hơn 21.000 lượt upvote (ủng hộ) trên diễn đàn Reddit
Tôi cảm thấy LMHT là trò chơi nghĩ về việc chơi thì hay hơn là thực sự chơi game
Mỗi lần tôi xem những trận đấu giải, những clip hay ho về LMHT tôi lại nghĩ “Ái chà, mấy thứ này trông vui đấy, mình phải thử ngay trong game mới được. Và rồi khi tôi chơi xếp hạng thì nó như một vở diễn tệ hại vậy và tôi lại bỏ không chơi nữa trong vài ngày và lặp lại quá trình đó. Có ai cùng suy nghĩ không thế?
Đánh xếp hạng là cách hủy hoại cuộc đời đó.
Tôi vừa rơi từ Vàng I 35 điểm xuống Vàng III 0 điểm trong đúng 1 ngày. Tôi nói với bản thân rằng mình sẽ cố gắng để leo Bạch Kim trước khi tháng 7 tới, nhưng sự thực là sau ngày tồi tệ đó tôi chưa bao giờ bật máy tính lên lại luôn. Tôi nhận ra rằng mình bị mất ngủ vì điều đó và cảm thấy chết trong lòng một ít rồi. Rank đơn thực sự hủy hoại cuộc đời.
Ở một số điểm nào đó thì điều tốt nhất bạn có thể làm là tận hưởng cái vở diễn tệ hại đó.
Hoặc bỏ không chơi nữa.
Tôi cuối cùng cũng đã gỡ LMHT, tuy nhiên một lần là Triệu Hồi Sư thì mãi mãi là vậy (thời kỳ đầu người chơi LMHT được gọi là Triệu Hồi Sư).
Đúng vậy, tôi thường tìm thấy bản thân rơi vào trạng thái cực kì tệ, gỡ bỏ LMHT, chống lại sự nghiệm game trong vài tuần và cứ thế bỏ đi sau đó. Cuối cùng thì năm sau lại cài lại mà thôi.
Phần lớn mọi người bực mình vì đồng đội, tôi thì khó chịu bởi việc mình chơi quá tệ. Mọi thứ thực sự sụp đổ khi bạn nhận ra mình chơi tệ tới mức nào sau khi chơi được hơn 1 năm. Thắng trận chẳng khiến cho cảm xúc tốt hơn đâu.
Trải nghiệm rank đơn của game thủ LMHT đều không mấy tốt đẹp thì phải
Không phải tự nhiên mà người ta cho rằng LMHT chuyên nghiệp và rank đơn là hai thứ khác hẳn nhau dù đều chung một trò chơi. Khi bạn chơi LMHT cùng một team toàn những cao thủ, người chơi sẽ tiến bộ cực kì nhanh chóng, khi cả đội cùng nhau nghiên cứu về game, chơi cùng nhau thì sự gắn kết sẽ càng lớn. Khi đó thứ LMHT mà họ chơi mới là một trò chơi đồng đội đích thực.
LMHT đích thực có lẽ chỉ tồn tại ở những trận đấu giải khi hai đội đều cố gắng tung hết sức mạnh để giành chiến thắng
Trong khi đó ở rank đơn thì giống như bạn đang chơi một game khác hoàn toàn vậy, mọi người đều chơi trò chơi của riêng mình, đôi khi còn chẳng quan tâm tới đồng đội nữa. Từ đó xếp hạng đơn giống như một trò chơi tâm lý thay vì đọ kỹ năng, kẻ thua cuộc là kẻ nôn nóng hơn, di chuyển sai lầm nhiều hơn. Và đương nhiên khi thua thì tâm lý của game thủ sẽ cực kì tệ rồi.
Chuyện ai cũng từng trải qua
Không phải tự nhiên mà game thủ cho rằng đánh rank đơn chính là cách nhanh nhất để phá hủy niềm vui khi chơi LMHT. Điều này không hẳn là lỗi của LMHT, của nhà phát hành Riot Games hay game thủ, có lẽ nó đã là bản chất của rank đơn rồi.
Người Hàn nghĩ gì về giải Trung - Hàn Đại Chiến - 'LCK đơn giản là bị LPL vượt trội về trình độ'
Cựu tuyển thủ, BLV của LCK - CloudTemplar đã phải cay đắng thừa nhận điều này sau giải Trung - Hàn Đại Chiến.
Sự kiện Streamarathon diễn ra vào cuối tuần vừa rồi gồm một chuỗi những giải đấu trải dài từ Âu sang Á để bù lại cho việc giải MSI 2020 bị hủy. Nếu như ở phương Tây thì các giải đấu mang tính "tấu hài" là chính khi họ cho cả những BLV vào đánh showmatch thì ở Châu Á, các giải đấu tỏ ra nghiêm túc và tính cạnh tranh cao hơn rất nhiều. Lý do thì cực kì đơn giản, những team tham dự đều là các đội tuyển mạnh nhất với đầy đủ thành viên của mình.
Nhìn vào những cái tên tại giải Trung - Hàn Đại Chiến thì không ai tin rằng đây là giải đấu vui vẻ cả
Gây được sự chú ý nhiều nhất chắc chắn là Trung - Hàn Đại Chiến bởi nó có sự góp mặt của 4 team mạnh nhất LCK và LPL, trong đó có cả T1 cùng với Faker. Người ta hi vọng vào một giải đấu kịch tính nhưng thực tế thì ngược lại, người Hàn bị các đội LPL áp đảo hoàn toàn, thậm chí 3/4 team LCK bị loại sau vòng bảng. Gen.G thì may mắn lọt qua khe cửa hẹp nhưng bị Top Esports đánh bại với kết quả 0-3 đầy tủi hổ.
Cách đây ít ngày thì cựu tuyển thủ, BLV LCK - CloudTemplar đã có một buổi livestream sau giải và cay đắng thừa nhận các team LPL đang mạnh hơn hẳn. Dù vậy anh cũng cho rằng các đội tuyển từ Trung Quốc không hẳn là có lối chơi khắc chế lại LCK mà vấn đề nằm ở kỹ năng thuần túy.
MSC
"Tôi cho rằng vẫn có người nghĩ rằng LCK có thể thắng mọi giải đấu" - CloudTemplar bắt đầu - "Tuy nhiên tôi nghĩ rằng kể từ năm 2018, các team Hàn đã không còn là những người bảo vệ chức vô địch rồi, họ giống những người tìm cách thách thức ngôi vương thì đúng hơn. Các team LCK cần phải học hỏi từ sai lầm của mình và bỏ ý nghĩ bề trên trước đây đi".
Thất bại tại CKTG 2018 đánh dấu sự đi xuống về mặt vị thế của khu vực LCK
Về vấn đề lớn nhất của các team LCK hiện tại, CloudTemplar cho rằng các đội đang quá tập trung vào bản thân và lối chơi an toàn của mình - "LCK rất hay bị so sánh với G2 Esports, kiểu như tại sao chúng ta cứ đánh đi đánh lại một vài tướng? Chúng ta không thể linh hoạt trong chiến thuật? Tôi đồng ý và nghĩ rằng vấn đề lớn ở đây là chúng ta đang quá tập trung vào bản thân mình và không chú ý tới đối thủ.
Thay vì ép đối thủ đánh lỗi, chúng ta lại lại chơi theo kiểu chúng ta sẽ thắng nếu không mắc sai lầm. Nói cách khác thì LCK chơi để không thua chứ không phải để thắng, kiểu như cố gắng băng bó vết thương của mình lại thay vì làm đối thủ phải đổ máu vậy" - CloudTemplar cay đắng chia sẻ về thực trạng lối chơi của các team Hàn Quốc.
G2 Esports là hình ảnh tương phản hoàn toàn so với các team Hàn Quốc, họ luôn tìm kiếm cơ hội chiến thắng mà không ngại mạo hiểm
Nói về sự khác biệt giữa LPL và LCK, CloudTemplar cho rằng về lối chơi chung thì hai khu vực không quá khác biệt. Điều khiến LPL mạnh hơn nằm ở việc họ xử lý kỹ năng, giao tranh vượt trội hơn người Hàn - "LPL không còn là khu vực đánh nhau một cách bản năng nữa, họ chọn thời điểm giao tranh hợp lý và có chủ đích hơn hẳn. Nghe qua thì khá giống LCK đúng không, thậm chí cách chọn tướng của hai khu vực cũng tương tự.
Tuy nhiên kỹ năng xử lý kỹ năng và giao tranh của họ tốt hơn hẳn, họ không có quá nhiều khác biệt trong việc sử dụng tướng. Đơn giản là Varus của họ chơi hay hơn Varus của chúng ta, cùng một dạng tướng, cùng một lối chơi, cùng một cách sử dụng nhưng game thủ của LPL lại khác biệt so với LCK".
Top Esports có thể vẫn có lối chơi kiểm soát nhưng khả năng xử lý kỹ năng của họ lại mạnh hơn các team Trung Quốc rất nhiều
Vậy làm thế nào để cải thiện? Nhiều người đã hỏi CloudTemplar như vậy và anh cho rằng điều quan trọng nhất mà các team LCK cần cải thiện đó là độ đột biến của các game thủ - "Với lối chơi của LPL, mọi game thủ đều phải học các mở giao tranh bởi những pha đánh nhau có thể nổ ra bất kì lúc nào. Trong khi đó các team LCK thì dựa vào tướng và đội hình, ví dụ như một team như T1 có Ornn đi, họ chỉ đánh nhau khi có Hỏa Dương Hiệu Triệu mà thôi.
Thế nhưng ở LPL, mọi người đều có thể mở giao tranh, từ Syndra đường giữa, Lee Sin, Thresh đều có thể tạo ra những tình huống đột biến. Khó mà biết rằng ai và khi nào thì các team LPL sẽ lao thẳng vào bạn cả. Tôi nghĩ rằng các tuyển thủ LCK cần phải cải thiện điều này" - CloudTemplar kết luận.
Hầu hết tướng sở hữu skin vô địch thế giới của FPX đều có khả năng mở giao tranh, nó thể hiện lối chơi điển hình của khu vực LPL
Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong những chia sẻ của CloudTemplar đó là các team LCK chơi để không thua trong khi các đội khác chơi để thắng. Điều này nói lên điểm yếu lớn nhất của các đội tuyển Hàn Quốc khi ra giải quốc tế rằng họ chọn lối chơi quá cầu toàn và không muốn mắc sai lầm, trong khi đối thủ có thể lợi dụng điều này để lấn lướt các team LCK và chiếm lợi thế cực kì lớn.
Chính sự cầu toàn này đã khiến SKT T1 thua trước G2 Esports ở CKTG 2019
Điểm yếu thì ai cũng đã nhìn ra rồi, tuy nhiên làm thế nào để các team LCK có thể cải thiện được điều này và có thể cạnh tranh được với LPL lại là một câu chuyện khác hẳn. Giải đấu LPL đã có một quá trình dài đào tạo tài năng trẻ và tạo nên một lối chơi thương hiệu cho mình, điều này mất rất nhiều thời gian và kết quả là sự áp đảo ở thời điểm hiện tại. Hi vọng rằng khi LCK tiến sang franchise và hệ thống giải Academy xuất hiện thì tình hình này sẽ được cải thiện.
Gen.G thảm bại trước TOP Esports, người Hàn cay đắng thừa nhận: Thành trì LPL hiện tại không thể xô đổ Dù chỉ là một giải đấu giao hữu, nhưng kết quả của Mid-Season Cup 2020 lúc này đã cho thấy rõ sự chênh lệch trình độ giữa 2 khu vực LCK và LPL. Là đại diện cuối cùng của LCK, đồng thời cũng là niềm hi vọng duy nhất của Hàn Quốc sau khi vượt qua vòng bảng Mid-Season Cup 2020 - Giải...