Công điện khẩn yêu cầu đối phó với gió mạnh trên biển
Từ chiều và đêm 14/12, ở Vịnh Bắc bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động…
Ngày 14/12, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương – Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện khẩn số 98/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên; Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao.
Nội dung Công điện như sau: Theo tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ chiều và đêm 14/12, ở Vịnh Bắc bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động.
Gió mạnh ven biển Thừa Thiên Huế (Ảnh minh họa: Đại Dương)
Để chủ động đối phó với gió mạnh trên biển, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương – Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành thông báo cho chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết tin về gió mùa Đông Bắc để chủ động phòng, tránh; Theo dõi chặt chẽ diễn biến của gió mùa Đông Bắc, giữ liên lạc thường xuyên với chủ các tàu, thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu; Tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động nắm bắt tình hình, khi xảy ra sự cố tàu thuyền báo cáo về Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn để xử lý và gửi Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương để theo dõi.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Dự báo chiều và đêm nay (14/12), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với rãnh gió Tây trên cao nên ở các tỉnh Bắc bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông. Ở các tỉnh vùng núi cần đề phòng có tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh. Gió đông bắc trong đất liền lại mạnh lên cấp 2 – 3, vùng ven biển cấp 3 – 4. Ở vịnh Bắc bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) từ chiều tối nay gió đông bắc lại mạnh lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động. Các tỉnh miền Bắc trời tiếp tục rét; từ đêm mai (15/12) các tỉnh Bắc bộ trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại.
Video đang HOT
Dự báo thời tiết từng vùng trên cả nước ngày 14/12 như sau:
Phía Tây Bắc bộ nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió nhẹ. Trời rét. Trong cơn dông cần đề phòng có tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 14 – 17 độ C, có nơi dưới 12 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 18 – 21 độ C.
Phía Đông Bắc bộ nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Trong cơn dông cần đề phòng có tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 13 – 15 độ C, vùng núi cao dưới 12 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 15 – 17 độ C.
Thủ đô Hà Nội nhiều mây, có mưa, ngày có nơi mưa vừa và dông. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 14 – 16 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 15 – 17 độ C.
Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế nhiều mây, có mưa rải rác. Phía bắc trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 15 – 18 độ C, phía nam có nơi 18 – 20 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 17 – 20 độ C, phía nam có nơi 20 – 23 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuận mây thay đổi, có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 – 24 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 27 – 30 độ C.
Tây Nguyên mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 15 – 18 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 26 – 29 độ C.
Nam bộ mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 22 – 25 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 29 – 32 độ C.
Theo TTXVN
"Siêu bão" tăng cấp tiến sâu vào biển Đông, diễn biến khó lường
"Siêu bão" Utor đã tăng cấp khi tiến sâu vào biển Đông. Dự báo vùng áp thấp nhiệt đới đang ảnh hưởng đến vùng biển nước ta sẽ bị hút vào cơn bão, càng gây diễn biến khó lường.
Sáng sớm nay (11/8), "siêu bão" Utor đã tăng cấp, giật cấp 16 - 17 khi tiến sâu vào phía Đông Bắc khu vực biển Đông. Dự báo trong 24 giờ tới, bão giữ nguyên sức gió di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km, vượt đảo Lu - Dông (Philippin) và đi vào phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Đến 1h ngày 13/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hiện các đài khí tượng của quốc tế và Việt Nam đều theo dõi chặt chẽ đường đi và diễn biến của cơn bão này. Theo nhận định ban đầu, khoảng 70- 80% khả năng bão sẽ đi vào vùng biển bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) rồi đổ bộ vào khu vực giữa Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Tuy nhiên không thể loại trừ khả năng bão sẽ lệch hướng đi vào vịnh Bắc bộ. Trong trường hợp này miền Bắc sẽ phải đối mặt với một đợt mưa to gió lớn phức tạp.
Cùng đó, hiện trên biển Đông đang hoạt động áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Hồi 1h sáng nay, tâm ATNĐ ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 250 km về phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến 01 giờ ngày 13/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 280km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8. Theo chuyên gia, ATNĐ được dự báo ít di chuyển hoặc di chuyển rất chậm theo hướng đông, mỗi giờ đi được khoảng 5 km và sẽ bị hút vào cơn bão Utor.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có giông.
Trong ngày hôm qua, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão TƯ và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện yêu cầu các tỉnh, thành tuyến biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên tìm mọi biện pháp thông báo với chủ tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão và ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão TƯ, các tỉnh tuyến biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng gần 47 nghìn phương tiện với trên 200 nghìn người biết vị trí, hướng di chuyển của ATNĐ và bão để chủ động di chuyển phòng tránh. Theo thống kê ban đầu đó có 28 tàu với 297 người đang hoạt động khu vực quần đảo Hoàng Sa, 1.089 tàu với 10.139 người đang ở khu vực quần đảo Trường Sa và giữa Hoàng Sa với Trường Sa.
Hơn 45 ngàn tàu cá được hướng dẫn tránh bão và ATNĐ
Sáng 12/8, Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cho biết hơn 45 ngàn tàu cá với hơn 187 ngàn ngư dân từ các tỉnh Quảng Bình đến Ninh Thuận được hướng dẫn biết hướng đi của bão Utor và ATNĐ để phòng tránh.
Tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung và âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng tránh bão và ATNĐ Trong đó, khu vực giữa Biển Đông bao gồm quần đảo Trường Sa có 1.022 tàu với 9.546 ngư dân, gồm Quảng Ngãi có 137 tàu với 2.551 ngư dân; Bình Định có 734 tàu với 5.797 ngư dân; Phú Yên có 71 tàu với 549 ngư dân; Khánh Hòa có 80 tàu với 649 ngư dân. Ở khu vực quần đảo Hoàng Sa có 97 tàu với 1.221 ngư dân gồm Quảng Bình có 77 tàu với 995 ngư dân; Đà Nẵng có 14 tàu với 136 ngư dân; Quảng Ngãi có 4 tàu với 71 ngư dân; Khánh Hòa có 2 tàu với 19 ngư dân. Khu vực khác có 6.633 tàu với 46.206 ngư dân; neo đậu tại bến, hoạt động ven bờ đi về trong ngày gồm 37.361 tàu với 130.087 ngư dân.
Công Bính
Phạm Thanh
Theo Dantri
Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường Sáng mai (11/12) sẽ có thêm một bộ phận không khí lạnh tăng cường về miền Bắc gây rét đậm, rét hại cục bộ; khu vực Hà Nội cũng chuyển rét đậm. Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, sáng ngày mai (11/12) miền Bắc sẽ có đón thêm một đợt không khí lạnh tăng cường với...