Công cuộc săn lùng “Viagra” trên dãy Himalayas
Một loài nấm hiếm có được gọi là Viagra Ấn Độ đang dần chuyển đổi nền kinh tế địa phương tại Himalayas. Tuy nhiên, không ít người dân ở đây đã phải đánh đổi cả mạng sống của mình trong công cuộc theo đuổi những cây nấm “quý như vàng” này.
Có một loại nấm tấn công sâu bướm sống trong dãy Himalayas Ấn Độ. Người dân ở miền bắc Ấn Độ gọi nó là kira jari. Tại vùng láng giềng Tây Tạng nó được biết đến như yarsagumba “đông trùng hạ thảo”.
Các loại nấm được sâu của một loài bướm ăn vào bụng sau đó phát triển ra khỏi đỉnh đầu của những con vật đã chết. Nó xuất hiện trên mặt đất khi tuyết tan chảy vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Tại Trung Quốc, kira jari được sử dụng như một loại thuốc kích thích tình dục. Các vận động viên thường sử dụng nó như một loại thuốc tăng lực. Đối với nhiều người dân làng tại dãy Himalayas Ấn Độ, nó lại là một nguồn thu nhập chính.
Trong suốt 5 năm trở lại đây, họ bắt đầu thu lượm loại nấm này và bán cho các nhà buôn địa phương.
Những người trung gian lần lượt bán các loại nấm cho các doanh nhân ở Delhi và từ đó nó được vận chuyển sang Nepal và Trung Quốc.
Video đang HOT
Khi bán trong làng, một cây nấm giá 150 rupees (khoảng 3 USD)-nhiều hơn mức thu nhập hàng ngày của một người lao động chân tay.
Một vài người có thể nhặt được tới 40 cây nấm như vậy trong một ngày. Vì thế, công cuộc tìm kiếm loài nấm có tên khoa học là Cordyceps sinensis này được coi là một kho báu của người dân Himalayas.
Tôi [ phóng viên Craig Jeffrey của BBC] đã dành nhiều tháng qua tại dãy Himalayas Ấn Độ để nghiên cứu về thanh niên và sự thay đổi xã hội. Tôi sống trong ngôi làng Bemni, ở độ cao 3.000m, gần biên giới Ấn Độ và Tây Tạng.
Hầu hết thời gian tôi dành để tìm hiểu về sự chuyển đổi kinh tế của ngôi làng và kira jari là đặc trưng trong các cuộc phỏng vấn của chúng tôi.
Take Prem Singh, một người đàn ông 24 tuổi được biết tới với sức khỏe phi phàm và làm đức tính cần cù.
Hai tuần đầu của tháng Năm, Prem đã trèo lên những ngọn núi phủ đầy tuyết để tìm kira jari. Anh mang theo gạo, bột mì và ngủ qua đêm trong hang đá. Suốt 3 ngày đầu anh không tìm được thứ gì.
Tuy nhiên, sau đó, vận may đã tới với anh. Anh trở lại Bemni với 200 cây nấm nhét trong những chiếc bình cũ. Anh đã sử dụng số tiền kiếm được để xây một căn nhà mới, một căn nhà 2 tầng ấn tượng được xây bằng đá địa phương.
Kira jari và số tiền mà nó mang lại là một tin lớn đối với Bemni. Trước kia, những người đàn ông rời khỏi làng để tìm cơ hội kiếm tiền tại các thành phố lớn dưới đồng bằng. Họ làm việc tại các khách sạn, trong quân đội và một số ngành công nghiệp dịch vụ đang bùng nổ tại đô thị Ấn Độ.
Kira jari đã phần nào làm đảo lộn lại quá trình này. Từ năm 2007, khi những người dân làng biết về các loại nấm, dòng người đã không còn đổ về các thành phố lớn mà dồn lên những thảo nguyên trên núi cao.
Mọi người đùa rằng những đồng cỏ- trước kia chỉ là những bãi chăn thả dê, giờ đây đã trở thành một thị trấn nhỏ với lều trại, bếp lò và dây phơi quần áo. Prem nói với chúng tôi, “Tại sao tôi lại phải tới Delhi để làm việc trong một khách sạn khi tôi có thể kiếm được trong vòng hai tuần những gì mà tôi phải làm ở Delhi trong suốt 2 năm?”
Tuy nhiên, công việc thu nhặt nấm cũng có mặt trái của nó.
Không ít dân làng đã trở về nhà mà không kiếm được gì sau nhiều tuần lang thang trên những cánh đồng tuyết. Nhiều người thậm chí còn đổ bệnh như bị mù tuyết, đau khớp và các vấn đề về hô hấp.
Kinh doanh nấm cũng tạo ra sự ganh đua. Hai ngôi làng đã bất hòa trong việc tiếp cận với một đồng cỏ trên núi, nơi kira jari đặc biệt phong phú. Họ phải mang theo súng trên hành trình tìm nấm của mình.
Ngoài ra cũng có những nguy hiểm khác. Nhặt nấm là hợp pháp nhưng việc buôn bán chúng lại bị coi là trái phép.
Cách đây 2 năm, một kẻ lừa đảo đã tới Bemni và hứa với mọi người rằng anh ta sẽ trả với gia tốt nhất cho các sản phẩm của họ. Tuy nhiên, sau đó anh ta đã biến mất với những cây nấm và không bao giờ trở lại. Vì kira jari là một sản phẩm bị cấm bán nên những người dân làng không dám kêu ca gì.
Năm ngoái, một người đàn ông trẻ trong làng đã cố gắng bán những cây nấm của mình tại một thị trấn địa phương. Ai đó trong làng đã báo với cảnh sát chặn bắt người đàn ông này và tịch thu toàn bộ số nấm mà cả làng kiếm được.
Tuy nhiên, đối với những người tìm kiếm “thần dược dành cho nam giới” trên dãy Himalays , những nguy hiểm đó dường như là điều không thể tránh khỏi. Như Prem Singh từng nói với chúng tôi: “Bạn có công việc bấp bênh và công việc ổn định. Kira Jari là bấp bênh, lao động địa phương là lựa chọn an toàn.”
Theo VietNamNet
Pháp săn lùng đối tượng bắn chết hai nữ cảnh sát
Pháp đã mở một cuộc săn lùng quy mô lớn vào ngày 18/6 sau khi một người đàn ông có vũ trang bắn chết hai nữ sen đầm (cảnh sát quân sự) ở một ngôi làng tại phía Đông Nam nước này.
Chiếc mũ của sen đầm nữ (Nguồn: militaryheadgear.com)
Lãnh đạo chính quyền địa phương Paul Mourier nói rằng "hai nữ quân nhân từ lực lượng cảnh sát đã bị sát hại bằng súng."
Ông đã yêu cầu phong tỏa toàn bộ vùng Var để tìm kiếm kẻ giết người.
Các điều tra viên cho biết vụ việc xảy ra khi 2 nữ cảnh sát quân sự kể trên can thiệp vào một cãi vã gia đình. Người đàn ông trong cuộc cãi vã đó bất ngờ cướp súng của một nữ cảnh sát bắn chết cô rồi quay sang bắn người còn lại.
Nghi phạm được cho là đang trong tình trạng say xỉn, đã trốn thoát cùng với súng của các nạn nhân.
Cơ quan điều tra nói rằng "đây là lần đầu tiên trong lịch sử lực lượng cảnh sát có 2 nữ cảnh sát bị giết" trong cùng một nhiệm vụ./.
Theo TTXVN
Săn lùng tài sản của ông Gaddafi Ông Gaddafi đã bí mật đưa hơn 200 tỉ USD ra khỏi Libya để đầu tư trong các tài khoản ngân hàng, bất động sản, đầu tư doanh nghiệp khắp thế giới. Con số này gấp đôi so với ước tính trước đó của các chính phủ phương Tây. Một người Libya tại ngôi nhà bị phá hủy vì bom đạn của mình...