Công cuộc gia cố hàng rào biên giới ở châu Âu giữa xung đột Ukraine
Biên giới kéo dài giữa Phần Lan và Nga băng qua những khu rừng rậm rạp, vốn chỉ được ngăn cách bằng những chiếc cọc gỗ hay hàng rào thấp để ngăn gia súc đi lạc.
Nhưng chẳng bao lâu nữa, những bức tường kiên cố hơn, cao hơn sẽ mọc lên khu vực này.
Binh sĩ Ba Lan dựng hàng rào thép gai dọc biên giới Ba Lan với vùng Kaliningrad của Nga ở Wisztyniec, Ba Lan ngày 2/11. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, đầu tháng 11, các binh sĩ Ba Lan đã bắt đầu giăng những cuộn thép gai dọc biên giới với Kaliningrad, một phần lãnh thổ của Nga nằm giữa Ba Lan và Litva. Giới chức cũng lắp đặt camera và các hệ thống giám sát điện tử tại khu vực này. Trước đây, chí có lực lượng biên phòng tuần tra không thường xuyên.
Bức tường Berlin sụp đổ hơn 30 năm trước từng được coi là minh chứng cho hy vọng hợp tác với Moskva. Nhưng giờ đây, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã mở ra kỷ nguyên đối đầu mới ở châu Âu, khiến nhiều quốc gia phải tiến hành xây những bức tường biên giới mới kiên cố, vững chắc hơn – bằng kim loại, bê tông và thép gai – để tăng cường an ninh.
Ông Klaus Dodds, Giáo sư địa chính trị tại trường Đại học Royal Holloway ở London, bình luận: “Bức màn sắt đã biến mất, nhưng ‘bức màn dây thép gai’ giờ đây không may đã trở thành hiện thực đối với phần lớn châu Âu”.
Trước xung đột Nga – Ukraine, một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu xây dựng hàng rào biên giới trong bối cảnh làn sóng di cư ồ ạt. Chỉ trong năm 2015, trên 1 triệu người tị nạn và người di cư từ Trung Đông và châu Phi đã vào Nam Âu. Trong năm 2015 – 2016, hàng nghìn người xin tị nạn, chủ yếu từ Trung Đông, đã đến các trạm kiểm soát biên giới ở phía bắc Phần Lan.
Video đang HOT
Khi mối quan hệ với Belarus xấu đi sau khi Tổng thống Alexander Lukashenko đắc cử năm 2020, hàng nghìn người di cư đã tràn qua biên giới của EU. Phản ứng với tình huống này, Ba Lan và Litva đã dựng lên những bức tường dọc biên giới với Belarus.
Lực lượng biên phòng Ba Lan tuần tra khu vực biên giới giữa Ba Lan và Belarus, gần Kuznice, Ba Lan ngày 30/6. Ảnh: AP
Khi xung đột Ukraine nổ ra, lo lắng cuộc khủng hoảng di cư sẽ xảy ra trước các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bắt đầu thắt chặt biên giới quốc gia.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin đã công bố kế hoạch gia cố một số khu vực biên giới kéo dài 1.340 km của Phần Lan với Nga – đường biên giới dài nhất với các quốc gia EU. Và trong bối cảnh Moskva cảnh báo Phần Lan và Thụy Điển tìm cách gia nhập NATO sẽ gây ra “những hậu quả chính trị – quân sự nghiêm trọng”, bà Marin cho biết việc xây tường biên giới sẽ giúp bảo vệ quốc gia trước “mối đe dọa hỗn hợp” của làn sóng di cư quy mô lớn và bất thường.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, hàng rào biên giới mới có ít khả năng bảo vệ trước tên lửa hoặc xe tăng. Thay vào đó, các chính phủ hy vọng các hàng rào và hệ thống giám sát điện tử sẽ giúp kiểm soát tốt hơn biên giới của đất nước và ngăn chặn làn sóng di cư.
Ông Stanislaw Zaryn, quan chức an ninh của Chính phủ Ba Lan, thừa nhận hàng rào biên giới không ngăn được mọi người tìm cách vượt biên trái phép, nhưng ông nói: “Nó cho phép các lực lượng của chúng tôi hành động nhanh chóng và hiệu quả hơn mà không cần triển khai nhiều lực lượng như trước”.
Giáo sư Dodds cho biết ông hiểu rõ động lực khiến các quốc gia châu Âu thúc đẩy xây tường biên giới, nhưng ông cảnh báo rằng chúng hiếm khi hiệu quả như dự định và sẽ đẩy người di cư vào những hành trình nguy hiểm hơn.
Các nhà hoạt động nhân quyền ở Ba Lan đã phản đối xây bức tường thép cao 5 mét dọc theo 186 km biên giới của nước này với Belarus, cho rằng bức tường này ngăn cản những người yếu nhất nhưng không phải là những người kiên định nhất.
Tín hiệu lạc quan từ tàu chở phân bón Nga rời cảng EU
Chuyến hàng 20.000 tấn phân bón Nga kẹt ở châu Âu sẽ khởi hành sang châu Phi trong tuần tới.
Theo kênh truyền hình RT, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 11/11 thông báo số phân bón của Nga đang mắc kẹt tại cảng Rotterdam, Hà Lan do các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột Ukraine sẽ được vận chuyển tới Malawi trong tuần tới theo Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ.
Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức cấp cao LHQ và phái đoàn của Nga do Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Vershinin dẫn đầu.
Trong cuộc họp, các bên tập trung giải quyết vấn đề Nga không hài lòng về nỗ lực hạn chế của LHQ trong thuyết phục các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt các mặt hàng nông sản Nga. Trước đó, theo thỏa thuận đạt được giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc do LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, LHQ cam kết sẽ hỗ trợ để Nga không chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt. Về phần mình, Nga cho biết họ có thể chọn không gia hạn thỏa thuận, dự kiến hết hạn vào ngày 19/11, nếu LHQ không tuân thủ những cam kết.
Trước đó, ông Dmitry Polyansky - Phó đại diện Nga tại LHQ nhấn mạnh Nga coi ngày hết hạn của thỏa thuận ngũ cốc Ukraine là thời hạn để LHQ thể hiện được những thay đổi trong thực hiện các cam kết dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga.
"Quyết định xem có kéo dài chương trình ngũ cốc Ukraine sẽ phụ thuộc vào phần điều kiện của Nga có được hoàn thành hay không", ông Dmitry Polyansky cảnh báo.
Ngày 11/11, chính phủ Hà Lan xác nhận số hàng phân bón của Nga đã được phép rời cảng theo yêu cầu của LHQ.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết: "Quyết định cho phép phân bón Nga rời cảng được đưa ra dựa trên sự đảm bảo của LHQ rằng nó được giao đến địa điểm thỏa thuận từ trước, là Malawi. Công ty Nga cũng như cá nhân bị trừng phạt sẽ không thu được gì từ giao dịch này".
Bộ Ngoại giao Hà Lan không tiết lộ tên công ty Nga sở hữu lô hàng. Tuy nhiên, vào đầu tháng 11, hãng thông tấn TASS đưa tin rằng nhà sản xuất phân bón của Nga Uralchem-Uralkali sẵn lòng quyên góp 240.000 tấn phân bón bị mắc kẹt trong các kho của EU cho mục đích nhân đạo, với chuyến hàng đầu tiên được chuyển đến Malawi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tổng cộng 300.000 tấn phân bón của Nga đang mắc kẹt tại các cảng của EU do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Vào tháng 9, nhà lãnh đạo này nói Nga sẵn sàng cung cấp miễn phí số phân bón này cho các quốc gia đang phát triển.
Nga là một trong số những quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất trên thế giới. Tương lai không chắc chắn về nguồn cung này do bị trừng phạt đã làm gia tăng nỗi lo về mất an ninh lương thực, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo.
Triều Tiên một lần nữa phủ nhận chuyển vũ khí cho Nga Ngày 8/11, Triều Tiên cho biết họ chưa bao giờ có giao dịch buôn bán vũ khí với Nga và không có kế hoạch làm như vậy. Một cuộc tập trận của các đơn vị pháo binh Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) năm 2016. Ảnh: KCNA Theo hãng tin Reuters, thông tin trên do phương tiện truyền thông nhà nước của...