Công cuộc cưa đổ hot girl thu nhập 100 triệu mỗi tháng của ông bố đơn thân lai Pháp
Dù anh chàng có ngoại hình rất bảnh bao, công việc ổn định nhưng có vẻ những thứ đó không giúp ích gì được cho Tony trong công cuộc chinh phục người đẹp.
Những câu chuyện về các cặp đôi “đũa lệch”: lệch tuổi tác, lệch biên giới, lệch vị thế… luôn gây ấn tượng với nhiều người. Mới đây trên 1 group anh chàng Tony Nguyễn khoe vợ trong vài dòng ngắn ngủi: “Em – tưởng chừng như chẳng hề yếu đuối luôn tỏ ra lạnh lùng khiến đôi lúc anh không hiểu nổi. Anh – trái tim xấu xí và già cỗi gặp được em là điều anh chưa từng nghĩ tới…”.
Bên dưới là những bức ảnh lung linh trong khoảnh khắc hạnh phúc. Thế nhưng đằng sau cặp đôi “chú – cháu” này lại là cả 1 câu chuyện dài, không hề bình yên và nhẹ nhàng như bề ngoài của nó.
Chàng trai lai Pháp trúng tiếng sét ái tình ngay lần gặp đầu tiên
Cặp đôi cô dâu – chú rể trong câu chuyện trên là Tony và Ngọc Nguyễn. Anh đang kinh doanh trang sức và bất động sản, hơn vợ mình đúng 1 giáp. Tony có mẹ là người Pháp, bố người Việt, anh sinh ra tại Pháp nhưng 1 thời gian sau thì về Việt Nam.
Những hình ảnh ngọt ngào của cặp đôi trong bộ ảnh ở Đà Lạt
Video đang HOT
Tony kể: “Bọn mình quen nhau qua 1 người bạn chung của 2 đứa. Lần đầu gặp là mình thích cô ấy liền vì vợ mình nhìn ấn tượng lắm. Cô ấy hiền, đẹp và ít nói nên mình quyết định làm quen cô ấy. Vợ mình cực kì lạnh lùng, cộc cằn với mình lắm nên lúc làm quen cô ấy cũng khó khăn, nói chung là rất lâu mới tiếp xúc được”.
Dù anh chàng có ngoại hình rất bảnh bao, công việc ổn định nhưng có vẻ những thứ đó không giúp ích gì được cho Tony trong công cuộc chinh phục người đẹp.
Anh nhớ lại: “Lúc đầu mình nói chuyện với cô ấy như kiểu bị tạt nước vào mặt ấy. Nhưng mình không nản, cũng không khó chịu, cô ấy càng như thế chứng tỏ bản thân không phải người con gái dễ dãi. Đến lúc đồng ý yêu mình rồi mà đi chơi vẫn còn đi xe riêng, không chịu cho mình đón”.
Cặp đôi rất cân xứng về nhan sắc
Điều mà Tony nể nhất ở vợ mình là một cô gái cực kì độc lập, cá tính và chín chắn hơn tuổi thật rất nhiều. Dù chỉ mới 20 nhưng Ngọc khá có duyên trong việc kinh doanh. Cô rất chăm chỉ, siêng năng và thành quả sau 6 tháng cô “khởi nghiệp” đã kiếm được hơn 100 triệu mỗi tháng.
Hành trình “bước tiếp” đầy chông gai của ông bố đơn thân
Yêu nhau được gần 1 năm thì Tony và Ngọc quyết định cưới. Nhưng thay vì việc báo cáo gia đình là bước khởi đầu mới khi tiến tới hôn nhân thì hàng loạt thử thách dành cho Tony bắt nguồn từ đây. Gia đình Ngọc không đồng ý, muốn cô lấy một chàng trai khác, hơn Tony về mọi mặt và đặc biệt không có ràng buộc từ quá khứ.
Nếu so với tuổi 32 thì anh có vẻ trẻ hơn rất nhiều. Nhưng Tony đang là bố đơn thân. Anh nghẹn ngào nhớ lại: “Mình lớn tuổi hơn cô ấy, lại đã có 1 đời vợ, 1 đứa con riêng. Mẹ bé bỏ con đi từ lúc con được 8 tháng nên mình nuôi bé đến bây giờ. Nói về hoàn cảnh gia đình thì mẹ mình đã mất, bố vẫn ở Pháp cùng 3 người chị, mình ở đây gần như phải tự túc mọi thứ.
Đôi lúc mình vừa thương con lại vừa thương người phụ nữ sau này sẽ đến với mình. Có lẽ cô ấy sẽ phải chịu 1 phần thiệt thòi nhất định nhưng ngược lại, mình sẽ mang lại cho cô ấy hạnh phúc gấp đôi”.
Cha mẹ nào cũng lo cho con cái là việc hết sức bình thường. Đó cũng là lý do tại sao gia đình Ngọc không đồng ý hôn sự này. Ngọc và Tony phải dùng nhiều cách để chứng mình tình yêu cho bố mẹ hiểu. Thậm chí: “Nhà mình cách nhà vợ 40km nhưng mình đến nhà cô ấy mỗi ngày. Ngày nào cũng đi xe máy 80km bất kể mưa hay nắng. Mình thể hiện con người thật, cái tâm của mình cho họ biết. Mình nói chuyện với nhà vợ nhiều hơn, năn nỉ các kiểu. Cuối cùng bố mẹ vợ mình đã hiểu và chấp nhận. Mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc và may mắn”.
Đã yêu thì không sợ, đã chọn là không chùn bước, chỉ cần cố gắng gấp nhiều lần hơn chắc chắn sẽ thành công
Người ta thường có quan niệm: “Mây tầng nào gặp gió tầng ấy” nhưng đối với Tony đó không phải điều quan trọng. Theo anh, trong 1 mối quan hệ cần có sự hỗ trợ, bổ sung nhau, người này giỏi thứ này thì người kia sẽ làm tốt thứ khác.
“Đã là đàn ông thì đừng bao giờ sợ sệt điều gì, đặc biệt là sợ không đem lại hạnh phúc cho người mình yêu. Mình tự tin khi đến với cô ấy vì mình biết có thể làm gì để cho cô ấy 1 bờ vai vững chắc. Yêu và cưới không phải tìm 1 người hoàn hảo mà là tìm người phù hợp, học cách vì nhau mà trở nên hoàn hảo hơn”, Tony chia sẻ.
Con gái của Tony thường gọi Ngọc là mẹ và cả 2 rất quý mến nhau
Chính vì anh luôn cảm thấy vợ mình thiệt thòi nên Tony sẽ yêu chiều vợ nhiều hơn. Thi thoảng anh mua quà tặng vợ, chẳng cần nhân dịp gì, chỉ cần cô ấy vui là anh cũng vui rồi.
Tony cho biết hiện tại vợ chồng anh đang sống cùng con gái riêng của anh tại Kiên Giang. Ngọc rất thương và quan tâm, chăm sóc bé. Đó là điều làm anh vô cùng hạnh phúc.
“Mỗi người sẽ có những lý do riêng để yêu vợ. Mình thì trên cả mức yêu rồi. Không biết đàn ông khác thế nào chứ đối với mình vợ mình là người đẹp nhất. Khi nào một người đàn ông có thể nhìn ngắm vợ mình mọi lúc kể cả những khi cô ấy xấu nhất mà vẫn không chán thì đó chính là nghiện vợ. Mình cảm thấy rất hài lòng về mọi thứ đang có và chắc chắn mình càng cố gắng trân trọng, giữ gìn và phát huy”, Tony khẳng định.
Đúng là tình yêu có rất nhiều phạm trù khó nói. Như Tony từng thắc mắc: “ Không hiểu sao bao nhiêu chàng trai tốt theo đuổi nhưng vợ lại chọn mình”. Vậy mà đến giờ phút này anh chẳng quan tâm đáp án là gì nữa mà Tony sẽ chứng minh cho mọi người thấy, sự lựa chọn của vợ anh là hoàn toàn đúng đắn.
Miếng tích-kê thời gian khó
Nghỉ dịch, các group Facebook rôm rả chuyện nữ công gia chánh. Cô gái nọ khoe cái máy may tay. "Cái máy may nhỏ xíu mà chạy các đường tích-kê đến mê", một chị lớn tuổi nói. Đám gái trẻ tò mò hỏi "tích-kê" là gì?
Tích-kê là thuật ngữ của cả một thời nghèo khó đầy thương nhớ mà ngày nay bọn trẻ thấy lạ. Và những ai từng mặc quần áo có miếng tích-kê hay biết rõ về nó, thì hẳn cũng đã già - như cách nói của dân mạng.
Nhớ khi xưa nhà tôi là gian tập thể 9 mét vuông. Cái máy khâu con bướm cồng kềnh chiếm luôn một khoảnh sang chảnh trong nhà.
Chị tôi hết lớp Chín thì nghỉ học, ba mẹ đầu tư cái máy khâu để chị lên lai, bóp bụng, vá quần áo cho cả xóm. Tiền công rẻ thôi nhưng chị tôi say mê làm lụng, tích cóp để dành.
Chị khá khéo tay, may mấy miếng tích-kê khó là thế, mà chị chạy các đường may rất đều, rất đẹp, tạo nên những "chiếc ti vi" chữ nhật hoàn hảo; không ngoằn ngoèo giun rắn như đường may của tôi.
Cái bàn máy khâu ấy cũng là bàn học của bốn chị em tôi. Tôi nhớ mình luôn phải học ké trên cái máy đang dựng, muốn viết phải đặt vở né né và giữ chắc, lơ đễnh là rơi sách vở ngay.
Tôi ngồi học, chân đặt lên bàn máy, hay lười gỡ dây cu-roa ra. Gặp lúc ngứa chân, tôi nhấn bàn đạp, làm bánh xe quay, kim khâu chạy lung tung thể nào cũng gãy, và tôi thì ăn mắng đến no.
Kim may đâu rẻ, chị tôi giữ gìn ghê lắm. Các cuộn chỉ thời ấy cũng vậy, vừa đắt, vừa ít màu sắc. Tôi mà lấy may vở hoặc may đồ lãng phí là chị la đến rát tai.
Chiếc máy khâu con bướm của một thời đã xa (Ảnh minh hoạ - Cảnh phim Cô Ba Sài Gòn)
Năm lớp Tám, hôm ấy, chúng tôi không thể tập trung học, vì thầy toán có... hai cái tích-kê hình ti vi nổi bần bật, đều tăm tắp ở quần. Ngày ấy, ai cũng nghèo, quần áo mặc tới nát, nếu rách thì vá cho lành rồi mặc tiếp. Cán bộ nhà nước, giáo viên mặc quần tích-kê là bình thường. Thế mà không hiểu sao, mỗi khi thầy quay lên viết bảng, tiếng khúc khích lại nổi lên. Vào độ tuổi teen, các cô gái nhỏ đã bắt đầu ngó nghiêng để ý người khác giới. Thầy toán trẻ, đẹp trai, dạy giỏi, chắc cũng gieo nhiều cảm tình đặc biệt.
Thầy thấy lớp mất trật tự, từ nhắc nhở nhẹ nhàng, thầy chuyển sang nghiêm khắc: "Không tập trung học, cười cái gì?". Tiếng cười lén càng to. "Cười cái gì?", thầy vẫn hỏi đến cùng, như mọi lần khui ra những trò nghịch trong lớp. Cuối cùng, lớp trưởng đành đứng lên lí nhí: "Dạ các bạn cứ cười chỗ mông quần thầy ạ".
Thầy tôi chựng lại, mặt cứ hết đỏ lại trắng, sượng sùng... Bao năm tôi vẫn không thể quên sắc mặt thầy cùng hai chiếc "ti vi" hôm ấy. Trên nền vải xanh sẫm, người may đã "chơi" những đường chỉ màu vàng chói lói.
Khổ nỗi, người may, đâu phải ai khác ngoài bà chị quý hóa của tôi. Tôi chẳng còn nhớ chị thiếu chỉ xanh hay lý do gì khác mà lại làm liều. Và càng không hiểu tại sao ông khách nhận quần mà không "bắt đền" cô thợ, lại còn điềm nhiên mặc lên lớp...
Văn hóa "nghỉ việc" của người trẻ: Lời khuyên để bạn trở thành người tử tế trong mắt công ty cũ Nghỉ việc rất phổ biến trong chốn công sở hiện nay. Những tưởng nói 'nghỉ việc' dễ dàng nhưng trên thực tế lại không như ta nghĩ. Chia tay công việc, chia tay sếp, chia tay đồng nghiệp làm sao cho suôn sẻ, để giữ được hình ảnh của mình trong mắt người ở lại đó là điều khiến chúng ta phải đắn...