Công cụ tìm kiếm trên Facebook hoạt động giống Google
Mạng xã hội lớn nhất thế giới đang cải tiến công cụ tìm kiếm để các thành viên dễ dàng nhập từ khóa để tra cứu tất cả những nội dung mà họ quan tâm.
Cuối năm 2014, Facebook bắt đầu triển khai tính năng hỗ trợ người dùng tìm kiếm các post mà họ và bạn bè đã đăng. Tuy nhiên, khi đó, kết quả tra cứu chỉ giới hạn trong danh sách bạn bè. Còn hiện mọi người có thể tra cứu mọi thông tin từng được chia sẻ công khai trên Facebook.
Khi tra cứu, kết quả sẽ được chia theo các post của bạn bè và các post được chia sẻ công khai. Người dùng cũng có thể phân loại kết quả theo nhiều mục như “Mới nhất”, “Người”, “Ảnh”, “ Video”…
Cập nhật mới này đang được triển khai cho cả phiên bản web và ứng dụng iOS, Android. Người dùng sẽ thấy một số thay đổi như các từ khóa gợi ý đã được cá nhân hóa, có thể tìm kiếm post được chia sẻ công khai hoặc bởi bạn bè.
Như vậy, công cụ tìm kiếm của Facebook đang hoạt động ngày càng giống Google. Tính năng tìm kiếm được đánh giá sẽ trở thành một công cụ đầy “quyền lực” của Facebook và sẽ khiến cho Google phải lo lắng vì Facebook là mạng xã hội với các thành viên có danh tính rõ ràng, nên việc phân loại thông tin người dùng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Facebook là một kho dữ liệu đặc biệt phong phú, nơi có 1,4 tỷ người thường xuyên chia sẻ và cập nhật dữ với 240 tỷ bức ảnh và một nghìn tỷ kết nối giữa các thành viên với nhau.
Các từ khóa gợi ý cũng được cá nhân hóa, như những cụm từ đã xuất hiện trong post của bạn bè.
Tuy nhiên, cũng chính vì kết quả tìm kiếm Facebook gắn liền với từng thành viên với các thông tin cá nhân như tên, tuổi, giới tính, quốc tịch…,các chuyên gia công nghệ cũng khuyến cáo người dùng nên hạn chế đăng status ở chế độ công khai để tránh bị xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm, trừ khi họ muốn thông tin của mình được nhiều người biết đến.
Minh Minh
Theo VNE
18 cột mốc quan trọng của Google qua ảnh
Từ niềm đam mê trên giảng đường đại học, hai sinh viên Sergey Brin và Larry Page đã đưa Google trở thành công ty có giá trị 450 tỷ USD.
Video đang HOT
Năm 1996, hai sinh viên Sergey Brin và Larry Page có chung ý tưởng về "BackRub", một công cụ tìm kiếm mang tính cách mạng. Họ sử dụng công nghệ được gọi là PageRank để xếp hạng trang web dựa trên phân tích liên hệ giữa các website.
Hai nhà đồng sáng lập Google tại văn phòng đầu tiên của hãng ở ký túc xá Đại học Stanford. Công cụ tìm kiếm Google có tên đầu tiên là BackRub (gãi lưng), tuy nhiên, tên này nhanhh chóng được thay đổi.
Máy chủ đầu tiên của Google cũng được xây dựng trong khuôn viên Stanford với tên miền google.stanford.edu. Google.com được đăng ký vào 15/9/1997.
Cùng thời gian đó, họ di chuyển văn phòng vào ga ra của Esther Wojcicki (hiện là phó chủ tịch cấp cao, phụ trách bộ phận quảng cáo). Larry và Brin đã nhận được 100.000 USD đầu tiên từ nhà sáng lập Sun Microsystems (công ty sản xuất phần mềm, bóng bán dẫn và máy tính có trụ sở tại Silicon Valley).
Mới đầu, Google không dành được chú ý từ người dùng do giao diện sơ sài, Page và Brin cũng không có nhiều kinh nghiệm với ngôn ngữ lập trình web HTML.
Google Doodle (Google thường đổi logo trên trang tìm kiếm của mình vào những ngày lễ lớn). Doodle đầu tiên được hãng sử dụng để chào đón lễ hội Burning Man vào năm 1998.
2/1999, trụ sở của Google được dọn đến Palo Alto - thủ phủ của nhiều công ty công nghệ. Văn phòng đầu tiên của hãng ở 165 University Avenue, tọa lạc cùng những tên tuổi như PayPal, Logitech,...
Vào cuối 2000, Google giới thiệu sản phẩm AdWords tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mua quảng cáo liên quan đến thông tin tìm kiếm. Hiện tại, Google AdWords trở thành nền tảng quảng cáo lớn.
Những năm 2000 là khoảng thời gian lớn mạnh của Google. "Do not be evil" (Đừng làm ác quỷ) là triết lý kinh doanh của hãng.
19/8/2004, Google phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Mỗi cổ phiếu có giá 85 USD, nay đã đạt 641 USD.
Cũng trong năm 2004, Gmail - dịch vụ email phổ biến nhất thế giới được Google phát hành. Bản beta đầu tiên được giới thiệu vào ngày cá tháng Tư khiến giới truyền thông và người dùng nghĩ đây chỉ là trò đùa.
Sau khi phát hành cổ phiếu, Google thiết lập tầm nhìn của mình về việc mở rộng các công cụ tìm kiếm. Trong hai tháng 9 và 10/2004, Google mua lại các dự án Keyhole, Where2 và ZipDash để tạo tiền đề cho Google Maps.
2005, Google mua lại một dự án khởi nghiệp có tên là Android - hệ điều hành dành cho máy ảnh kỹ thuật số được dẫn dắt bởi Andy Rubin. Sau này, nó trở thành hệ điều hành di động có thị phần lớn nhất hành tinh.
Tiếp sau đó, Google mua lại YouTube - website chia sẻ video được thành lập bởi nhóm nhân viên cũ của Paypal với giá 1,65 tỷ USD.
Năm 2008, HTC Dream giới thiệu ra thị trường. Nó là mẫu smartphone đầu tiên chạy Android. Cùng với iPhone, Android mở ra kỷ nguyên mới về thị trường điện thoại thông minh.
Cùng năm đó, Google phát hành trình duyệt web miễn phí Chrome sử dụng nền tảng V8 engine. Google Chrome tích hợp chặt chẽ các dịch vụ nền web của Google. Đến nay, đây là trình duyệt phổ biến nhất trên thế giới.
Google công bố Google Glass vào năm 2012 với hy vọng thay đổi tầm nhìn của con người, tuy nhiên sản phẩm này được coi là thất bại của ông trùm tìm kiếm.
Mới đây nhất, Google đã làm giới công nghệ bất ngờ khi quyết định tái cấu trúc công ty. Larry Page và nhà đồng sáng lập Sergey Brin sẽ cùng nhau lãnh đạo công ty mới có tên là Alphabet, công ty mẹ quản lý Google và các công ty con của hãng.
Trần Tiến
Theo Zing
Hơn 50% lượt tìm kiếm Google xuất phát từ di động Tìm kiếm từ di động đã vượt qua desktop. Với ngày càng nhiều công nghệ mới, cách thức người dùng truy xuất thông tin cũng đang thay đổi. Cụm từ "Google nó đi" đã trở thành biểu tượng cho sự phụ thuộc của chúng ta vào công cụ tìm kiếm, dù ít khi người dùng để ý. Người dùng hiện đã có thể...