Công cụ tìm kiếm của Google tại Trung Quốc lưu trữ cả số điện thoại người dùng
Thông tin đáng quan ngại tiếp theo về dự án Dragonfly của Google tiếp tục được The Intercept đăng tải. Một số nguồn tin cho hay, nguyên mẫu công cụ tìm kiếm mà Google xây dựng tại Trung Quốc sẽ lưu trữ cả số điện thoại của người dùng.
Tang web 256.com ghi lại năm 2008, trang web được Google mua lại từ công ty Cai Wensheng.
Theo nguồn tin của The Intercept, Google đã hoàn thành nguyên mẫu của công cụ tìm kiếm mới cho phép chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt. Công cụ này sẽ liên kết kết quả với số điện thoại của người dùng để giúp Bắc Kinh dễ dàng theo dõi và truy vấn bất kỳ trường hợp nào vi phạm chính sách của họ.
Công cụ tìm kiếm nói trên nằm trong dự án bí mật có tên Dragonfly cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android. Hệ thống sẽ tự động xóa các nội dung mà các nhà hành pháp Trung Quốc cho là nhạy cảm, chẳng hạn thông tin chống lại chính phủ nước này, các thông tin về tự do ngôn luận, dân chủ, bình quyền và kêu gọi biểu tình.
Cùng với một số thông tin đã được tiết lộ trước đây về dự án Dragonfly, The Intercept cho rằng để xây dựng “Vạn lý trường thành” trên mạng Internet cho chính phủ Trung Quốc, Google đã biên soạn sẵn một bản danh sách đen các từ khóa bị kiểm duyệt bao gồm: “quyền con người”, “sinh viên biểu tình” và “giải thưởng Nobel” bằng tiếng Trung phổ thông.
Video đang HOT
Các tổ chức hoạt động vì nhân quyền hàng đầu đã chỉ trích gay gắt dự án Dragonfly. Họ cho rằng việc tiếp tay cho Bắc Kinh là hành vi “đồng lõa, vi phạm nhân quyền”. Mối quan tâm lớn nhất của các nhà hoạt động nhân quyền không chỉ là vấn đề kiểm duyệt, mà tất cả dữ liệu người dùng trên công cụ tìm kiếm này đều được Google lưu trữ trên cơ sở dự liệu tại Đại lục. Nhờ đó, chính phủ Trung Quốc có thể dễ dàng truy cập, mục tiêu bị nhắm tới thường xuyên là đối tượng hoạt động trong lĩnh vực chính trị và truyền thông.
Ảnh minh họa: TheDailyDot
Chưa kể tới, nguyên mẫu hiện tại được xây dựng có thể liên kết công cụ tìm kiếm trên thiết bị Android với số điện thoại của người dùng. Nhà nghiên cứu Internet cấp cao Cynthia Wong của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Right Watchs) cho rằng: “Điều này làm nảy sinh vấn đề từ quan điểm về quyền riêng tư, bởi nó sẽ cho phép theo dõi chi tiết và xác định hành vi của mọi người”. Bà Wong nói thêm: “Việc liên kết kết quả tìm kiếm với số điện thoại cụ thể khiến người dùng khó tránh khỏi phương thức giám sát thái quá của chính phủ Trung Quốc”.
The Intercept cho biết nhân sự làm việc cho đối tác của Google tại Đại lục được cấp phép để cập nhật danh sách đen các từ khóa bị cấm. Ngoài ra, toàn bộ dữ liệu về thực trạng ô nhiễm không khí đã được thay thế bằng thông tin do một nguồn tin giấu tên của Bắc Kinh cung cấp.Theo bài báo đăng tải trên tạp chí Wall Street Journals, Alphabet (công ty mẹ của Google) sẽ vận hành công cụ tìm kiếm nói trên như một phần của quan hệ hợp tác “liên doanh” với công ty Cai Wensheng. Công ty sở hữu 265.com, trang web được Google mua lại hồi tháng 6/2008, trước khi chính thức tuyên bố rời thị trường tỷ dân vào năm 2010.
Cho tới nay, đã hơn 1 tháng kể từ chi tiết đầu tiên được tiết lộ, Google vẫn tìm cách né tránh các câu hỏi liên quan tới dự án Dragonfly từ các tổ chức nhân quyền, phóng viên và thượng nghị sĩ Mỹ. Đại diện Google nói: “Chúng tôi không bình luận về những suy đoán về các kế hoạch trong tương lai của công ty”.
Ngày 13/2 vừa qua, 16 nhà chức trách Mỹ đã bày tỏ mối “quan ngại nghiêm trọng” thông qua bức thư gửi tới Giám đốc điều hành Sundar Pichai và yêu cầu Google công khai kế hoạch về dự án Dragonfly. Đồng thời, nhà nghiên cứu Jack Poulson cùng 4 nhân viên cao cấp của Google đã tuyên bố nghỉ việc.
Trả lời phỏng vấn của The Intercept, ông Poulson thẳng thắn đề cập tới việc công ty đặt lợi nhuận lên trên tôn chỉ hoạt động. Trong bức thư đệ trình lên ban lãnh đạo, ông viết: “Tôi coi yêu cầu khống chế kết quả tìm kiếm, đồng thời chấp nhận sự kiểm duyệt và giám sát để đánh đổi quyền hoạt động tại thị trường Trung Quốc mà ban lãnh đạo Google đã quyết là một sự suy giảm giá trị và vị thế đàm phán của Google với các chính phủ trên toàn cầu”.
Theo The Intercept
Google không tiết lộ kế hoạch phát triển công cụ tìm kiếm cho Trung Quốc
Google từ chối trả lời những câu hỏi do nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đặt ra về thông tin tập đoàn này đang phát triển một công cụ tìm kiếm chịu sự kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ bao gồm các ông Tom Cotton, Marco Rubio, Robert Menendez, Cory Gardner đầu tháng 8 gửi thư truy vấn lý do Google muốn trở lại thị trường Trung Quốc.
Họ cũng bày tỏ lo ngại Google sẽ bị buộc phải thành lập liên doanh với một đối tác Trung Quốc, và liệu tập đoàn sẽ từ chối để chính phủ Bắc Kinh kiểm duyệt hay chấp nhận lập "danh sách đen" với một số tìm kiếm nhạy cảm.
Trong thư hồi đáp, Google từ chối trả lời. Giám đốc điều hành Sundar Pichai viết trong thư: "Google luôn công khai về mong muốn tăng khả năng phục vụ người dùng Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác. Chúng tôi đang cân nhắc kỹ càng vài phương án về cách cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc phù hợp".
"Chúng tôi cam kết thúc đẩy tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận, quyền riêng tư trong khi vẫn tôn trọng luật pháp tại nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi cố gắng đạt cân bằng, và đang tiếp cận những vấn đề này một cách cẩn trọng. Khả năng giới thiệu dịch vụ tìm kiếm tại Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng", theo giám đốc Pichai.
Vì một số vấn đề, Google từ chối trả lời những câu hỏi về tình hình phát triển của công cụ tìm kiếm cho thị trường Trung Quốc cũng như sự phối hợp của chính quyền Bắc Kinh trong việc này. Tuy nhiên, tập đoàn này khẳng định sẽ báo cáo về những kế hoạch liên quan trong tương lai.
Ủy ban Tình báo của Thượng viện Mỹ có yêu cầu Google tham gia phiên điều trần ngày 5.9 về chuyện nước ngoài can thiệp bầu cử và những hoạt động phi pháp trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhà đồng sáng lập Larry Page của tập đoàn đã không có mặt.
Vài quan chức Quốc hội lo ngại Google đang đặt lợi nhuận lên trên những quyền tự do cơ bản. Theo một nguồn tin: "Rõ ràng là họ muốn kiếm tiền hơn là giúp quân đội Mỹ hoạt động hiệu quả, an toàn hơn. Điều này thật tồi tệ. Google có vẻ như đang đánh cược rằng Quốc hội không thể và sẽ không hành động. Chúng tôi đề nghị họ đưa ra lời giải thích".
Theo Washington Free Beacon
1.400 nhân viên Google ký tên vào lá thư phản đối kiểm duyệt công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc Trang The New York Times vừa đưa tin khoảng 1.400 nhân viên Google đã ký tên vào một lá thư nội bộ nhằm phản đối những nỗ lực của công ty đưa nền tảng tìm kiếm trở lại Trung Quốc. Hiện tại các nhà lãnh đạo của Google vẫn chưa lên tiếng về vụ việc này. Theo báo cáo hồi đầu tháng vừa...