Công cụ kiểm tra độ ’sạch’ của Bitcoin
Công cụ này có tên là Antinalysis, được người quản lý chợ đen trên Dark Web tạo ra để giúp tội phạm “rửa” Bitcoin.
Tội phạm mạng muốn tránh bị sàn giao dịch phát hiện các khoản tiền bất hợp pháp
Tom Robinson – người đồng sáng lập công ty blockchain Elliptic cho biết: “ Tiền mã hóa đang trở thành công cụ quan trọng đối với tội phạm mạng. Thị trường ransomware và chợ đen phụ thuộc vào những khoản thanh toán bằng Bitcoin và tiền mã hóa. Tuy nhiên, việc rửa và rút số tiền thu được là một thách thức lớn”.
Theo Decrypt , Bitcoin kiếm được từ các thị trường darknet, ransomware (mã độc tống tiền) và thông qua trộm cắp đều có rủi ro cực cao, còn Bitcoin mới khai thác hoặc trao đổi trên các sàn giao dịch sẽ được phân loại là tiền “sạch”, không rủi ro. Các sàn giao dịch hiện nay đều sử dụng công cụ phân tích blockchain để ngăn chặn kịp thời những giao dịch có dính líu đến hoạt động tội phạm.
Sau khi liên kết ví điện tử với Antinalysis, công cụ sẽ phân tích nguồn gốc của Bitcoin trong ví và mức độ rủi ro khi nắm giữ số Bitcoin đó, giúp tội phạm tránh bị các sàn giao dịch “gắn cờ”. Antinalysis chạy trên Tor – trình duyệt hỗ trợ truy cập vào Dark Web, chi phí cho mỗi lần báo cáo rủi ro là 3 USD.
Video đang HOT
Giao diện của Antinalysis
Sau khi thử nghiệm Antinalysis, chuyên gia của công ty Elliptic nhận thấy công cụ này vẫn còn kém. Tom Robinson giải thích: “Không có gì đáng ngạc nhiên, muốn phân tích blockchain chính xác đòi hỏi phải đầu tư vào công nghệ và thu thập dữ liệu suốt một thời gian dài”.
Chuyên gia bảo mật Brian Krebs cho biết kết quả do Antinalysis cung cấp giống với kết quả của AMLBot – một phần mềm phát hiện rửa tiền có mặt từ năm 2019, tức là Antinalysis được tạo ra dựa trên API của AMLBot.
Sự có mặt của một công cụ như Antinalysis chứng tỏ giới tội phạm đang gặp khó khăn khi rút tiền từ Bitcoin thu được. Robinson xác định người tạo ra Antinalysis là một trong những người phát triển Incognito Market – một chợ đen chuyên bán ma túy. Ra mắt cuối năm 2020, Incognito Market chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và Monero.
Lợi dụng tâm lý sợ hãi, những kẻ lừa đảo hét giá mua vắc-xin Covid-19 trên dark web lên tới 1000 USD bằng đồng bitcoin
Công ty an ninh mạng Check Point cho biết, người lẻ lừa đảo trên dark web đã đăng quảng cáo bán vắc-xin Covid-19, đồng thời yêu cầu thanh toán bằng bitcoin nhưng không hề giao hàng.
Theo công ty an ninh mạng Check Point, một số người đã rao bán vắc-xin Covid-19 trên dark web và yêu cầu người mua phải thanh toán bằng bitcoin. Tuy nhiên điều đáng nói là họ đã không thực hiện lời hứa giao hàng.
Dark web (tạm dịch là web tối) cho đến nay vẫn là một nơi bí ẩn ẩn trên mạng Internet, nơi người dùng khó có thể tìm kiếm thông qua các công cụ tra cứu của Google hay Microsoft. Để có thể tiếp cận dark web, người tham gia phải dùng phần mềm đặc biệt. Đây cũng có thể coi là "chợ đen", nơi có nhiều giao dịch mua bán ma túy, súng và các hàng hóa bất hợp pháp khác.
Tuy nhiên sẽ thật nguy hiểm nếu đây là nơi lộng hành của những kẻ lừa đảo. Lợi dụng việc nhiều quốc gia chạy đua triển khai chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19, những kẻ lừa đảo cơ hội đã tìm ra cách rao bán vắc-xin trên dark web và dụ những người nhẹ dạ cả tin mua của chúng bằng bitcoin.
Sau khi thực hiện các tìm kiếm về vắc-xin trên dark web mới nhất, công ty Check Point đã tập hợp được hơn 340 quảng cáo và dài 34 trang. Con số này đã tăng nhanh so với chỉ 8 trang kết quả từ một truy vấn tương tự vào đầu tháng 12.
Theo đó, mức giá trung bình trung bình cho một liều vắc-xin được rao bán trên dark web là 250 USD (5,7 triệu đồng). Nhưng hiện mức giá đó đã tăng gấp đôi hoặc gấp 4 lần và lên 500 USD (11,5 triệu đồng) hoặc thậm chí là 1000 USD (23 triệu đồng).
Các nhà nghiên cứu đã thử đặt hàng liều vắc xin từ một nhà cung cấp họ liên hệ qua ứng dụng nhắn tin mã hóa Telegram. Cụ thể họ chọn một loại vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc với giá 750 USD quy ra bitcoin. Sau khi các nhà nghiên cứu thanh toán và gửi địa chỉ giao hàng, tài khoản của người bán bất ngờ bị xóa và cho đến nay họ vẫn chưa nhận được hàng.
Check Point cho biết, những người rao bán vắc-xin đều yêu cầu thanh toán bằng bitcoin. Trước đây, bitcoin từng được coi là một hình thức thanh toán ẩn danh nhưng gần đây nó đã được hợp thức hóa nhiều hơn.
Check Point cho biết, tình trạng lừa đảo mua vắc-xin trực tuyến này sở dĩ có đất sống vì nhiều người không muốn chờ đợi lâu hơn nữa. Nhưng họ không hề hay biết, họ đã vô tình mắc bẫy của những kẻ lừa đảo.
Chia sẻ trên bài đăng blog, Check Point cho biết: "Chúng tôi tin rằng, tình trạng lừa đảo này là do nhu cầu tăng vọt từ những cá nhân không muốn đợi hàng tuần hoặc hàng tháng để nhận được vắc xin từ chính phủ các quốc gia của họ".
Theo Check Point, một số người bán tuyên bố cung cấp liều lượng lớn vắc xin thay vì đơn lẻ vài lọ. Một nhà cung cấp cho biết họ có thể cung cấp đơn hàng lên tới 10.000 lọ với tổng giá trị lên tới 30.000 USD.
Đặc biệt có nhiều bên rao bán đưa ra thông tin mâu thuẫn với hướng dẫn y tế chính thức về liều lượng. Check Point tiết lộ, một nhà cung cấp đã liên hệ đề nghị bán một loại vắc-xin Covid-19 không xác định với giá khoảng 300 USD quy ra tiền bitcoin và tuyên bố cần phải tiêm tới 14 liều để chống lại virus. Trong khi đó hầu hết các loại vắc-xin hiện nay đều chỉ phê duyệt tiêm 2 liều.
Kết luận trong blog, công ty Check Point lên án hành vi lợi dụng mối quan tâm của mọi người về đại dịch Covid-19 để thỏa mãn sự tham lam và hành vi ác ý của họ, đồng thời cảnh báo tới tất cả mọi người không được mắc bẫy của những kẻ lừa đảo.
Xiaomi bước đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, Ethereum và các loại tiền mã hóa khác Xiaomi tiếp tục thực hiện phương châm "sự đổi mới cho tất cả mọi người". Mới đây, Amazon đã phủ nhận tin đồn về việc sẽ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, thì Xiaomi lại có động thái ngược lại. Đó là bước đầu chấp nhận thanh toán bằng bằng Bitcoin, Ethereum và các loại tiền mã hóa khác. Theo Utoday, Mi Store...