Công chức, sinh viên tại thủ đô Indonesia phải làm việc tại nhà để hạn chế ô nhiễm
Chính quyền thủ đô Jakarta sẽ áp đặt chế độ làm việc và học tập từ xa đối với công chức và sinh viên tại đây trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 9.
Các phương tiện lưu thông tại một đường ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP
Động thái trên nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng đang bủa vây thành phố 10 triệu dân này trong những tháng gần đây.
Jakarta đã liên tục lọt vào nhóm 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới kể từ tháng 5, theo dữ liệu được tổng hợp bởi công ty công nghệ chất lượng không khí Thụy Sĩ IQAir.
Giới chức trách địa phương cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng là do mùa khô kéo dài, làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm từ các phương tiện cơ giới và hoạt động công nghiệp.
Người đứng đầu Cơ quan Truyền thông, Thông tin và Thống kê Jakarta, ông Sigit Wijatmoko cho biết thành phố sẽ bắt đầu áp dụng chính sách làm việc từ xa đối với 50% nhân viên trong tuần này cho đến ngày 21/10.
Yêu cầu trên sẽ chỉ áp dụng đối với những công chức không trực tiếp phục vụ người dân. “Chúng tôi sẽ đảm bảo hệ thống làm việc từ xa sẽ không ảnh hưởng đến các dịch vụ cộng đồng”, ông Wijatmoko khẳng định.
Khoảng 200.000 người lao động đang phục vụ cho hệ thống hoạt động của Jakarta, trong đó 30% là công chức. Ông Wijatmoko cho biết thêm, chính sách làm việc từ xa sẽ tiếp tục được mở rộng đến 75% công chức làm việc ở gần địa điểm tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới.
Video đang HOT
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN dự kiến diễn ra từ ngày 5 – 7/9 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta ở Nam Jakarta. Thành phố này cũng sẽ yêu cầu các trường học nằm xung quanh địa điểm tổ chức hội nghị triển khai hình thức học từ xa đối với 50% học sinh trong thời gian diễn ra cuộc họp cấp cao trên.
Các trường học nằm xung quanh khu vực Thamrin-Sudirman và Menteng ở trung tâm Jakarta, cũng như Kuningan ở Nam Jakarta, sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách này. Học sinh có thể trở lại trường học sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc.
Thủ đô Jakarta mờ mịt trong khói mù ô nhiễm. Ảnh: AFP
Ngoài làm việc và học tập từ xa, chính quyền Jakarta cũng đang làm việc với chính quyền trung ương để tăng cường nỗ lực kiểm soát khí thải của các phương tiện trong thành phố.
Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đã tiến hành kiểm tra khí thải trên tất cả các phương tiện của nhân viên. Cuộc kiểm tra này sẽ được áp dụng đối với mọi phương tiện đi vào văn phòng của bộ ở Nam Jakarta.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp thông báo Siti Nurbaya Bakar cảnh sát Jakarta sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các phương tiện hoạt động trong thủ đô. Nếu phương tiện không đạt tiêu chuẩn hoặc hưa từng kiểm tra khí thải, người chủ phương tiện sẽ bị phạt nặng.
Chính phủ Indonesia cũng đang có kế hoạch yêu cầu kiểm tra khí thải như một phần của quy trình xin giấy phép đăng ký phương tiện.
Jakarta hiện có hơn 24,5 triệu phương tiện lưu thông, với hàng triệu phương tiện đi lại từ các thành phố vệ tinh lân cận mỗi ngày.
Nghiên cứu từ năm 2019 của Cơ quan Môi trường Jakarta và Vital Strategies cho thấy khí thải từ phương tiện cơ giới là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất ở thủ đô, góp phần gây ra tới 57% ô nhiễm trong mùa khô.
Để hạn chế nguồn gây ô nhiễm này, Jakarta từ năm 2020 đã yêu cầu chủ sở hữu các phương tiện cơ giới hoạt động trên 3 năm phải thực hiện kiểm tra khí thải hằng năm. Nhưng chỉ có tới 10% phương tiện ở Jakarta chấp hành quy định trên.
Mặt khác, chính quyền của các thành phố vệ tinh không có quy định tương tự, mặc dù mọi phương tiện di chuyển đến, vào hoặc qua Jakarta đều phải tuân theo quy định kiểm tra khí thải bắt buộc của thành phố.
Để giảm thiểu tác động sức khỏe của ô nhiễm, thành phố 10 triệu dân này đã tăn cường tính sẵn sàng tại các cơ sở chăm sóc y tế nhằm đối mặt với làn sóng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp.
Quyền Giám đốc Cơ quan Y tế Jakarta Ani Ruspitawati cho biết Jakarta có hơn 200 trung tâm y tế cộng đồng và 300 bệnh viện để điều trị cho những người mắc bệnh về đường hô hấp.
Người dân đã phản ánh về tình trạng sức khỏe xấu đi trong những tuần gần đây khi thành phố này ghi nhận mức độ ô nhiễm PM2.5 “không tốt cho sức khỏe. PM2.5 là một loại bụi mịn xâm nhập vào đường thở và gây ra các vấn đề về hô hấp.
Một số bác sĩ chuyên khoa phổi cũng cho biết họ đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính khi tình trạng ô nhiễm của thành phố gia tăng.
Mỗi tháng trong năm nay, thành phố này ghi nhận khoảng 146.000 ca mắc bệnh đường hô hấp. Con số này tương đương với mức được ghi nhận vào năm 2018 và 2019 trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Canada triển khai quân đội để ứng phó với cháy rừng
Ngày 20/8, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết chính phủ nước này sẽ điều quân đội để hỗ trợ việc xử lý các đám cháy rừng đang lan nhanh tại tỉnh bang British Columbia.
Khu vực này đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp do đối mặt với cháy rừng dữ dội, với trên 35.000 người được lệnh sơ tán.
Trực thăng phun nước dập lửa cháy rừng tại West Kelowna, British Columbia, Canada, ngày 19/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X (trước đây gọi là Twitter), ông Trudeau nêu rõ quân đội sẽ hỗ trợ công tác sơ tán, tổ chức, sắp xếp và nhiều nhiệm vụ logistics khác theo đề nghị của chính quyền tỉnh bang British Columbia.
Cháy rừng khiến các nguồn lực địa phương cạn kiệt. Trước tình hình này, chính quyền liên bang và 13 quốc gia đã cam kết hỗ trợ chính quyền tỉnh bang British Columbia ứng phó với thảm họa.
Theo nền tảng cập nhật thông tin chất lượng không khí theo thời gian thực IQAir, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại một số thành phố ở tỉnh bang British Columbia là hơn 350, tức là mức nguy hiểm. Vào nửa đêm (giờ địa phương), thành phố Salmon Arm ghi nhận chất lượng không khí xấu nhất trên cả nước, với chỉ số AQI ở mức 470. Các khu vực Đại học Kelowna và Sicamous đều có chỉ số AQI ở mức 423.
Trước đó, chính quyền tỉnh bang British Columbia đã ban bố tình trạng khẩn cấp và áp đặt lệnh cấm đi lại trong trường hợp không cần thiết. Khoảng 30.000 người đã được lệnh sơ tán, trong khi 36.000 người được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng sơ tán.
Canada đang trải qua mùa cháy rừng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Ước tính chính thức cho thấy hơn 14 triệu ha đất - gần bằng diện tích của Hy Lạp, bị thiêu rụi. Tính đến nay, 4 người đã thiệt mạng do cháy rừng ở Canada. Giới chức Canada dự báo mùa cháy rừng năm nay có thể kéo dài sang mùa Thu do các điều kiện khô hạn lan rộng.
Thành phố nào đang ô nhiễm nhất? Thủ đô Jakarta của Indonesia đã trở thành đô thị ô nhiễm nhất thế giới trong 4 ngày của tuần này, giữa lúc các nhà chức trách phải đối phó với sự gia tăng đột biến của khói bụi độc hại. Theo AFP, Jakarta và các vùng lân cận tạo thành một siêu đô thị với khoảng 30 triệu dân, vượt xa các...