Công chức Huế mặc áo dài: Nhìn lại trang phục cung đình triều Nguyễn
Triều Nguyễn là một trong những triều đình có quy định chi tiết và khác biệt về trang phục cung đình dành cho các bậc đế, hậu, hoàng tử, công chúa, quan lại vào các dịp khác nhau.
Các quy định về trang phục cung đình Triều Nguyễn không chỉ dừng lại ở việc phân biệt trang phục của các bậc vua, hậu mà còn chi tiết đến các yếu tố như chất liệu vải, màu sắc, cách may, họa tiết trang trí, thậm chí cả số lượng y phục dành cho từng hạng người cũng có những quy định rất chặt chẽ.
Trang phục của các bậc vua chúa nhà Nguyễn cũng có nhiều loại và mỗi loại lại có tên gọi riêng, màu sắc riêng và chỉ mặc trong những dịp cụ thể: trang phục đại triều; trang phục thường triều; trang phục nghi lễ, thường phục; trang phục xuân hạ; trang phục thu đông… Ảnh: Vua Bảo Đại trong trang phục đại triều, đầu đội mão cửu long, ngự trên ngai vàng trong điện Thái Hòa.
Mỗi nhóm trang phục bao gồm: áo, mũ, đai, xiêm, hốt, hia, hài… được may theo cách thức riêng, có tên gọi riêng và khác nhau về màu sắc, hoa văn. Trang phục thiết đại triều của vua gồm mũ cửu long, áo long bào thêu hình rồng ngang 5 móng, xiêm, đai, hốt ngọc, hia thêu rồng. Ảnh: Vua Khải Định mặc áo tế Giao, đội mũ bình thiên, ngự trên ngai vàng.
Trang phục thiết thường triều của vua gồm mũ bình thiên, áo hoàng bào thêu viên long nạm trân châu, tơ vàng và đôi hài thêu cầu kỳ. Dịp vua tế Nam Giao gồm miện, áo cổn màu đen tay thụng thật lớn thêu lưỡng long triều nhật dọc hai thân trước. Áo vua mặc đi cày ruộng tịch điền là áo sa kép màu gạch non, thêu các hình rồng nhỏ ẩn trong các cụm mây. Ảnh: Hoàng bào của vua, mặc lúc thiết thường triều.
Các loại vải lụa dùng để may trang phục, mũ mão cho vua chúa, hoàng thân quốc thích đều là hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa. Riêng màu vàng, nhà Nguyễn đặt các hộ dệt vải lụa ở Hà Đông chuyên dệt lụa, gấm màu vàng dành riêng cho triều đình. Các hộ dệt vải lụa truyền thống ở một số địa phương khác cũng được yêu cầu tiến nộp các mặt hàng dệt cao cấp thay cho việc nộp thuế bằng tiền. Ảnh: Long bào của vua, mặc lúc thiết đại triều.
Trên áo mão của các vua hậu triều Nguyễn thường đính vàng bạc, trân châu, kim cương… để tăng thêm giá trị và uy nghi. Theo sách Khâm định ại Nam hội điển sự lệ, trên chiếc mũ vua đội lúc thiết đại triều có đính 31 hình rồng làm bằng vàng tốt; 30 đóa hoa vuông có khảm ngọc, đính thêm 140 hạt kim cương và trân châu. Ảnh: Long cổn của vua, mặc lúc tế lễ ở các miếu.
Mũ của hoàng hậu có 9 con rồng, 9 con phượng bằng vàng tốt, 9 miếng bồn khoan bằng bạc, 4 cái trâm bằng bạc có gắn 198 hạt trân châu và 231 hạt pha lê. Khăn bịt trán thì làm bằng đoạn bát ti (vải đoạn dệt từ tơ xe 8 sợi) màu thiên thanh, bên trong lót lĩnh đại tào màu vàng, trang sức 4 cái khuyên vàng tốt và 4 sợi dây tơ. Tất cả áo mũ, xiêm y, hài ủng của vua hậu cho đến phi tần, cung giai, tùy theo thứ bậc mà đính vàng bạc, trân châu nhiều hay ít nhưng cái nào cũng có. Ảnh: Hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại).
Video đang HOT
Về đề tài trang trí, sự phân chia thứ bậc theo chủ đề được tuân thủ nghiêm ngặt. Áo vua thêu rồng, áo hoàng tử trang trí lân, áo hoàng hậu công chúa thêu hoa và chim phượng (có 3 dải đuôi), áo công chúa thêu chim loan (giống như chim phượng nhưng chỉ có 1 dải đuôi). Mũ đại triều của vua có 9 hình rồng hướng thiên bằng vàng. Ảnh: Phượng bào của hoàng hậu, mặc lúc thiết đại triều.
Mũ của hoàng thái hậu chỉ thêu 9 con phượng; mũ của cung giai thì tùy theo thứ bậc mà có từ 1 chim phượng đến 7 chim phượng… Ảnh: Hoàng thái hậu Đoan Huy (vợ vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại) trong trang phục Đại triều.
Hình rồng trên áo vua có 5 móng, áo của hoàng thái tử chỉ là rồng mặt nạ, không được trang trí phi long hay hồi long triều nhật và chỉ có 4 móng. Và nếu trên áo vua, hậu trang trí những con rồng có dáng vẻ uy nghi, đường bệ thì trên áo mũ của hoàng thân, tôn tước chỉ là những con mãng, con giao (các hóa thân ở thứ bậc thấp hơn của rồng). Ảnh: Mãng bào của hoàng tử, mặc lúc thiết đại triều.
Trên áo mão của hoàng thái hậu và hoàng hậu trang trí đồ án hoa văn đoàn phượng sống động sắc nét thì áo của công chúa và cung giai hình chim phượng thêu giản lược, và cách điệu thành chim loan, số đồ trân bảo đính kèm cũng ít hơn. Ảnh: Áo đoàn loan nhật bình của công chúa.
Chỉ có trên áo vua, hậu mới trang trí hoa văn tứ thời, bát bửu. Áo mão của vương tôn và cung giai, bát bửu được thay thế bằng những cổ đồ. Ảnh: Vua Khải Định trong trang phục thường triều, đầu đội khăn xếp, đang làm việc trong điện Cần Chánh.
Ngay cả chữ Hán trang trí trên áo mão cũng có sự phân biệt. Áo vua thêu nổi các chữ Phúc, Lộc, Thọ đại tự theo lối chữ triện, trong khi các chữ Phúc, Lộc, Thọ trên áo phụ nữ thường nhỏ hơn và dệt chìm trên mặt vải, không nạm trân châu hay thêu kim tuyến như trên áo mũ của vua và thường thể hiện theo lối chữ chân. Ảnh: Hoàng hậu Nam Phương trong trang phục thường triều.
Vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và hoàng thái hậu Đoan Huy trong trang phục áo dài truyền thống cùng công chúa Phương Mai và Phương Dung.
Tuy nhiên, trang phục cũng có lúc phá lệ. Áo thường triều của vua Khải ịnh hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, ngoài hoa văn rồng mây, thủy ba như thông lệ còn điểm xuyết 18 đóa hồng nhung thêu kim tuyến và chỉ bóng, cùng hai bông cúc đại đóa ở trước ngực và sau lưng. Trên một áo khác của vua còn có hình chim phượng đối mặt với rồng trong vầng mây hình cầu. Đây là sự thay đổi theo sở thích, tính cách của vua Khải Định. Bài viết sử dụng tư liệu của TS Trần Đức Anh Sơn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
'Biến hình' thành phi tần triều Nguyễn
Khi ghé thăm các điểm tham quan tại Huế, du khách có thể thuê áo Nhật Bình chụp ảnh để hóa thân thành hậu, phi, công chúa thời xưa.
Trong ảnh là dáng áo Nhật Bình từ phía sau. Du khách có thể thuê áo với giá 700.000 đồng/ ngày. Một số đia điem chup anh cùng Nhật Bình đẹp tại Huế la Đai Noi, lang tẩm... Ảnh: Quynh Anh Do
Ảnh: Quynh Anh Do
Khi thuê, khách sẽ nhận được áo ngu than, áo khoac Nhat Binh, khan vanh va co the kem phu kien nhu hoa tai, quat, tram, hai phuong. Lưu ý là Nhat Binh tranh phoi phu kien khi chua tim hieu ky, toc cần được bui gon ve sau và đoi khan vanh. Ngoài ra, du khách có thể chọn thuê man để de su dung khi di chuyển qua các điểm chụp ảnh.
Ảnh: Hạnh Mai - Cổ Trang Hoàng Cung
Nhật Bình là thường phục của Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi và là lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần trong hoàng cung triều Nguyễn. Tùy phẩm cấp mà màu sắc và hoa văn có điểm khác biệt để phân định rõ ràng.
Ảnh được chụp tại Đại Nội Huế.
Ảnh: Hạnh Mai - Cổ Trang Hoàng Cung
"Khi bắt đầu thiết kế, tôi ket hop voi mot đon vi đa co nhieu nam nghien cuu phong dung lai ao, xem thêm các kieu dang ao đang trung bay trong Đai Noi, tranh anh va sach bao. Ngoai ra còn tham khảo y kien cua cac ban đang nghien cuu linh vuc nay. Dang ao được thiết kế sao cho sat với nguyên mẫu mà vẫn phù hợp với nhiều người", chị Hạnh Mai, chủ một cửa hàng cho thuê chia sẻ.
Ảnh chụp tại Trường Lang, Đại nội Huế.
Ảnh: Hạnh Mai - Cổ Trang Hoàng Cung
Ở tay áo có dải màu ngũ hành: trắng, lục, xanh, đỏ, vàng - tượng trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Tuy nhiên quy định dãy màu này không áp dụng trên loại áo Nhật Bình của bậc Hậu.
Ảnh được chụp tại Đại Nội Huế.
Ảnh: Hạnh Mai - Cổ Trang Hoàng Cung
Màu áo của bậc Hậu (Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu) có màu vàng; bậc Công chúa có màu đỏ; bậc Phi tần nhị giai là màu xích đào (đỏ hơi hồng), bậc Tam giai là màu tím chính sắc và bậc Tứ giai là màu tím nhạt.
Ảnh: Quynh Anh Do
Một số du khách đến Huế thực hiện các bộ ảnh với áo Nhật Bình và nhận được nhiều lời khen trên mạng xã hội. Trong ảnh, Quỳnh Anh (trái) đến từ Hà Nội cùng mẹ chụp tại cổng chính Cung An Định.
Ảnh: Quynh Anh Do
"Cảm xúc ban đầu của mình là lo lắng, không biết có hợp với cổ phục không, sợ không thể hiện được hết vẻ đẹp, sự tôn quý của bộ trang phục. Bởi đây không phải là trang phục bình thường. Vì vậy mình, nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ trang điểm đã đầu tư rất nhiều tâm huyết vào bộ ảnh", Quỳnh Anh cho biết.
Ảnh chụp từ phía sau Lầu Khải Tường, Cung An Định.
Đấu trường giữa voi và hổ dưới triều Nguyễn Đấu trường Hổ Quyền là nơi xưa kia triều Nguyễn tổ chức các trận chiến giữa voi và hổ để tôn vinh sự oai dũng của loài voi. Đấu trường Hổ Quyền ở thôn Trường Đá, phường Thủy Biều cách trung tâm TP Huế khoảng 3 km được xây dựng vào năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng. Đấu trường là nơi triều...