Công chúa thời xưa dù không phải tranh giành ngai vàng, vì sao hầu hết không sinh được con?
Vào thời phong kiến, các vị công chúa thường được gả đi để hòa thân. Đáng tiếc, hầu hết họ đều không thể có con. Bí mật về điều này khiến nhiều người giật mình.
Trong triều đình phong kiến xưa, các hoàng tử được định sẵn sẽ là người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, hoàng đế có tới mấy nghìn cung tần mỹ nữ, con cái cũng không ít, nên chỉ có những hoàng tử xuất sắc mới có cơ hội được vua cha để mắt. Các hoàng tử muốn được như vậy cần phải thông thạo binh pháp, có tài thao lược, được lòng của quân thần. Có thể nói cuộc sống của họ rất mệt mỏi, lại phải cạnh tranh gay gắt với anh em của mình.
Các vị công chúa sinh ra đã sống trong nhung lụa, dường như không phải chịu áp lực gì. (Ảnh: Sohu)
Ngược lại với các hoàng tử, các công chúa lại là những người có cuộc sống thoải mái nhất. Từ khi sinh ra, họ đã được hưởng vinh hoa phú quý, sống trong nhung lụa, dường như không phải chịu bất cứ áp lực nào. Thế nhưng, nhiều nhà sử học lại cho rằng, cuộc sống của các công chúa không hề hoàn hảo như chúng ta vẫn tưởng.
Công chúa dù không phải tranh giành ngôi vị nhưng không thể có con
Trên thực tế, các công chúa ngay từ khi sinh ra đều mang một trọng trách lớn trên vai đó là nhiệm vụ hòa thân. Bởi trong lịch sử của các triều đại phong kiến Trung Hoa, để tránh chiến tranh cũng như duy trì mối quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia, chính sách hôn nhân ngoại giao đã ra đời.
Nhiệm vụ của các công chúa là gả đi để hòa thân, giúp giữ gìn tình giao hảo giữa 2 quốc gia. (Ảnh: Sohu)
Người lãnh đạo của các quốc gia đều biết rằng, để đất nước phát triển vững chắc họ cần phải có sự ủng hộ của các nước láng giềng. Tuy nhiên, các quốc gia láng giềng cần phải có lý do để đáp ứng yêu cầu này. Vì thế, giữa các quốc gia này sẽ gả các công chúa tới liên hôn. Thế nhưng, một điểm kỳ lạ là các nàng công chúa được gả đi xa đều không thể sinh con. Nguyên nhân của việc này là gì?
Tại sao hầu hết các công chúa không thể sinh con?
Theo ghi chép hồ sơ hoàng thất của các triều đại phong kiến Trung Hoa, đặc biệt là vào thời nhà Thanh, trong số hàng trăm vị công chúa được gả đi, hầu hết họ đều không thể sinh con nối dõi và mất từ khi còn khá trẻ. Thậm chí, nhiều vị công chúa sau khi khám nghiệm thi thể vẫn còn trinh nguyên.
Đáng tiếc, dù là lá ngọc cành vàng, không phải tham gia tranh giành quyền lực nhưng các vị công chúa đều không thể có con. (Ảnh: Sohu)
Sau khi tìm hiểu trong các tư liệu lịch sử, các nhà sử học đã tìm ra 4 nguyên chính gây ra tình trạng này.
Nguyên nhân thứ nhất, đa số các công chúa được gả tới Mông Cổ. Người Mông Cổ vốn là dân du mục, họ thường hiếm khi sống cố định một chỗ. Các công chúa vốn được sống sung sướng từ nhỏ nên khi thay đổi nơi sống khó tránh khỏi không hợp phong thổ, thời tiết nơi đó. Thời gian lâu dần, cơ thể sinh bệnh khiến cho họ khó lòng mang thai.
Nguyên nhân thứ nhất là do các công chúa được gả đi xa không quen với phong thổ, khí hậu nên sinh bệnh dẫn tới khó mang thai. (Ảnh: Sohu)
Nguyên nhân thứ hai, các vị công chúa được gả đi xa thường mới chỉ 13-14 tuổi, độ tuổi vẫn còn nhỏ. Họ phải xa cha mẹ, người thân khi còn nhỏ nên thường sẽ vì nhớ nhà mà rơi vào trầm uất khiến việc sinh con càng thêm khó.
Nguyên nhân thứ ba, hoàng cung vốn có rất nhiều quy định hà khắc. Các công chúa từ nhỏ phải chịu ràng buộc của các quy tắc này. Họ phải đặt thể diện quốc gia lên trên hạnh phúc của cá nhân mình. Sau khi thành hôn, công chúa và phò mã sẽ không được ở chung với nhau. Họ sẽ được hoàng đế cấp cho một dinh thự lớn, mọi việc trong đó đều do một nhũ mẫu quản lý. Công chúa và phò mã muốn ở chung với nhau phải được sự đồng ý của nhũ mẫu. Phò mã càng không thể yêu cầu gặp công chúa, họ chỉ có thể đút lót cho nhũ mẫu. Thậm chí, nếu nhũ mẫu không vui, người này có thể dùng đạo đức luân lý để chèn ép công chúa và phò mã. Vì những luật lệ hà khắc như vậy, phò mã và công chúa không có cơ hội gặp nhau nên họ càng khó có cơ hội sinh con.
Nhiều quốc gia vì không muốn công chúa nước khác mang dòng giống của họ nên đã ngăn chặn việc công chúa sinh con. (Ảnh: Sohu)
Nguyên nhân thứ tư, bởi vì cuộc hôn nhân của họ là hôn nhân chính trị. Nhiều quốc gia cho rằng, công chúa được gả tới chỉ là “lễ vật”, họ tiếp nhận chỉ để giải quyết vấn đề ngoại giao giữa hai nước. Vì thế, nhiều vị hoàng đế còn không cho phép các công chúa sinh con đẻ con mang dòng máu của hoàng tộc nước họ. Do đó, đây cũng là lý do chính khiến nhiều vị công chúa không thể mang thai.
Cứ tối đến các phi tần gọi thái giám tới hầu hạ, vì sao không chọn cung nữ?
Hóa ra các phi tần thường gọi thái giám tới hầu hạ vào buổi tối là có lý do.
Vào thời phong kiến, các thái giám thường phục vụ bên cạnh hoàng đế và các phi tần hậu cung. Để trở thành thái giám, những người đàn ông này phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn.
Trên thực tế, có 4 "kịch bản" khiến đàn ông thời phong kiến trở thành thái giám. Thứ nhất là bị gia đình ép buộc, bán đi từ khi còn nhỏ. Thứ hai là do quá nghèo đói nên không còn lựa chọn. Thứ ba, nhiều người tự nguyện thành thái giám với hy vọng có cuộc sống sung sướng hơn. Thứ tư, đó là các phạm nhân. Thay vì chịu án tử, họ phải chịu cung hình (thiến).
Thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn.
Vì sao hoàng đế thường chọn thái giám hầu hạ?
Vào thời Tây Hán, số lượng cung nữ trong hoàng cung là khoảng 1.000 người. Đến thời Tây Tấn, số lượng tăng lên hơn 10.000 người. Trong khi đó, số lượng cung nữ trong triều đại nhà Minh duy trì ở mức khoảng 9.000 người.
Các vị hoàng đế thường lựa chọn thái giám hầu cận, không phải cung nữ.
Dù số lượng cung nữ nhiều, nhưng các vị hoàng đế vẫn nhất quyết lựa chọn thái giám để hầu hạ kề cận. Hóa ra điều này một phần xuất phát từ sự kiện " Nhâm Dần cung biến" xảy ra vào thời nhà Minh năm 1542. Theo đó, vào đêm 21 tháng 10 năm Gia Tĩnh thứ 21, trong khi hoàng đế Minh Thế Tông (hay Gia Tĩnh đế) đang ngủ say tại tẩm cung của Tào Đoan Phi, có một nhóm cung nữ gồm 16 người đã xông vào tẩm điện để ám sát hoàng đế.
Mặc dù Minh Thế Tông không chết nhưng vụ ám sát thực sự khiến vị hoàng đế này bị ám ảnh. Kể từ đó, Minh Thế Tông luôn mang theo thái giám hầu hạ bên cạnh, tránh việc cung nữ có thể gây ra vụ ám sát như trên.
Thái giám kề cận thường nắm được sở thích, thói quen, lịch trình sinh hoạt... của hoàng đế.
Hơn nữa, thái giám không chỉ hầu hạ hoàng đế trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể giúp đỡ những việc khác như làm vệ sĩ, cân bằng quyền lực... Để thái giám hầu cận trung thành hơn, hoàng đế cũng có thể trực tiếp ban một số chức vụ. Trên thực tế, có không ít thái giám trong lịch sử còn sở hữu quyền lực lấn át các đại thần trong triều đình.
Trong khi đó, việc con cái có thể tiến cung là điều mơ ước của nhiều gia đình thường dân. Đặc biệt, những người con gái có thể trở thành phi tần của hoàng đế sẽ mang lại không ít lợi ích cho gia tộc.
Để được hoàng đế sủng hạnh, đương nhiên các mỹ nhân này cũng phải bỏ ra nhiều công sức. Trong cung cấm có nhiều cung tần, mỹ nữ, việc được hoàng đế để mắt tới rõ ràng không phải chuyện một sớm một chiều.
Việc các phi tần thường gọi thái giám tới hầu hạ vào buổi tối đương nhiên là không đúng. Bởi vì theo quy định trong các triều đại xưa, danh tiếng của phi tần cũng rất được coi trọng trong hậu cung. Do đó, những người hầu hạ thông thường của phi tần phần lớn là các cung nữ.
Nhắc đến thái giám, trong lịch sử Trung Quốc có nhiều nhân vật nổi tiếng có thể kể đến như Ngụy Trung Hiền (thời nhà Minh), Lý Liên Anh (thời nhà Thanh)...
Trong hậu cung của hoàng đế thường có rất nhiều mỹ nhân.
Tuy nhiên, cho dù có quyền lực ra sao thì thái giám vẫn là chỉ là những người hầu hạ trong cung. Họ bị ép phải tịnh thân để trở thành thái giám, nhằm tránh phát sinh quan hệ với phụ nữ ở chốn thâm cung.
Thế nhưng, khi xem các bộ phim cổ trang nổi tiếng, có một hiện tượng thú vị xảy ra. Đó là các phi tần cao quý lại chủ động kết thân, duy trì mối quan hệ ngầm với các thái giám có thân phận khiêm tốn.
Vậy, vì sao các phi tần lại kết thân với thái giám và hay gọi họ tới hầu hạ vào buổi tối?
Dưới đây là 3 nguyên nhân chính.
Các phi tần duy trì mối quan hệ đặc biệt với thái giám trong cung.
Nguyên nhân phi tần kết thân với thái giám
Thứ nhất, lợi dụng thái giám để tìm hiểu tâm trạng, thói quen, sở thích và hành động của hoàng đế. Theo đó, dù có địa vị cao, nhưng trong hậu cung của hoàng đế thường có rất nhiều mỹ nhân. Ai cũng muốn được hoàng đế sủng ái. Số lượng nhiều như vậy cũng kéo theo cuộc cạnh tranh lớn. Từng bước đi trong cung của các phi tần đều phải thận trọng, bởi nếu chọc giận hoàng đế thì không những nguy hiểm đến tính mạng mà còn có thể liên lụy tới người nhà.
Chính vì vậy, các phi tần thường chủ động làm quen, kết thân với các vị thái giám kề cận với hoàng đế để nắm bắt thông tin. Điều này không những có lợi cho bản thân các phi tần mà còn giúp ích nhiều cho gia tộc của họ.
Kết thân với thái giám mang lại nhiều lợi ích cho các phi tần trong cuộc chiến tranh sủng ở hậu cung.
Thứ hai, có nhiều cơ hội được thị tẩm. Trong hậu cung của hoàng đế thời phong kiến có rất nhiều phi tần. Tuy nhiên, việc lựa chọn mỹ nhân tới hầu hạ hoàng đế hàng ngày lại chỉ có một. Do đó, chỉ cần thái giám kề cận với hoàng đế nói tốt vài câu thì có thể khiến "thiên tử" thay đổi quyết định lật thẻ bài và đến cung điện của phi tần nào đó.
Hơn nữa, địa vị của phi tần trong hậu cung là do hoàng đế định đoạt. Nếu hoàng đế thường xuyên ghé thăm hay triệu thị tẩm thì chứng tỏ vị phi tần đó có địa vị cao, đắc sủng.
Vì vậy, việc kết thân với thái giám hóa ra chỉ có lợi chứ không có hại cho cuộc sống của phi tần ở trong cung.
Thứ ba, có thể giải tỏa cuộc sống u uất trong hậu cung. Trong cung có hàng nghìn cung tần, mỹ nữ, không phải ai cũng có may mắn được hoàng đế để mắt tới.
Có không ít người phải chịu cuộc sống cô đơn trong cung cấm tới già. Do đó, việc kết thân, gọi thái giám tới hầu hạ đôi khi cũng là một cách để giải tỏa tâm trạng của các phi tần. Dù thái giám đã tịnh thân nhưng cũng có nhiều cách để có thể làm hài lòng các vị phi tần bị thất sủng.
Ảnh hiếm ghi lại lễ cưới thời nhà Thanh: Khuôn mặt của tân nương khiến dân tình không nói thành lời Kể từ sau khi chiếc máy ảnh của phương Tây du nhập vào Trung Quốc, những khoảnh khắc lịch sử về cuộc sống của người dân thời nhà Thanh bên trong Tử Cấm Thành đã được ghi lại chân thực nhất.Những bức ảnh dưới đây đã được ghi lại vào thời nhà Thanh bởi các nhiếp ảnh gia phương Tây. Ở thời đó,...