‘Công chúa Huawei’ bị bắt có đến 7 cuốn hộ chiếu
Dư luận Hong Kong lo ngại hệ thống nhập cư của đặc khu này tồn tại lỗ hổng khi xuất hiện thông tin cho thấy CFO của Huawei cầm trong tay đến 3 hộ chiếu Hong Kong khi bị bắt giữ.
Những yếu tố ly kỳ xoay quanh vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính (CFO) tập đoàn Huawei, tại Canada đã lan đến cả Hong Kong. Tài liệu của tòa án Canada tuần qua cho thấy bà Mạnh giữ đến 7 hộ chiếu, trong đó gồm 4 hộ chiếu của Trung Quốc và 3 hộ chiếu của Hong Kong.
“Trong vòng 11 năm qua, bà Mạnh đã được cấp không dưới 7 hộ chiếu khác nhau từ Trung Quốc và Hong Kong”, thư của Bộ Tư pháp Mỹ gửi phía Canada cho biết.
Các công tố viên Mỹ dùng yếu tố này để cảnh báo bà Mạnh có rủi ro bỏ trốn nếu được bảo lãnh. Lá thư của phía Mỹ còn liệt kê cụ thể số của từng hộ chiếu.
Cơ quan Nhập cư Hong Kong đang đứng trước sức ép làm rõ vì sao bà Mạnh Vãn Châu có nhiều hơn một hộ chiếu Honh Kong khi bị bắt giữ
Người phát ngôn của Cơ quan Nhập cư Hong Kong từ chối bình luận về những trường hợp mang tính đơn lẻ. Tuy nhiên, người phát ngôn xác nhận rằng những trường hợp được cấp hộ chiếu của đặc khu Hong Kong chỉ được sở hữu một hộ chiếu có hiệu lực cho mỗi lần cấp, theo South China Morning Post.
Có những trường hợp người giữ hộ chiếu sẽ nộp đơn xin giữ một hộ chiếu cũ và không còn hiệu lực (hết hạn, hư hỏng hoặc phiên bản cũ). Hộ chiếu này có thể còn visa có hiệu lực nên sẽ sử dụng kết hợp với hộ chiếu mới. Tuy nhiên, bản thân hộ chiếu cũ vẫn không có giá trị sử dụng độc lập.
“Liên kết chéo hộ chiếu HKSAR nghĩa là sử dụng cùng lúc cả hộ chiếu cũ và hộ chiếu mới nhằm sử dụng được visa còn hiệu lực nằm trên hộ chiếu cũ, nhưng bản thân hộ chiếu cũ vẫn sẽ bị hủy”, người phát ngôn này cho biết. “Mọi cá nhân được cấp hộ chiếu sẽ không sở hữu cùng lúc nhiều hơn một hộ chiếu HKSAR có hiệu lực”.
South China Morning Post dẫn nguồn tin cho biết có khả năng bà Mạnh chỉ sở hữu một hộ chiếu Hong Kong hợp lệ, nhưng mang theo 2 hộ chiếu cũ khi ra nước ngoài vì cần sử dụng visa còn hiệu lực.
Video đang HOT
Bà Mạnh Vãn Châu, CFO của tập đoàn Huawei, bị bắt tại Vancouver vào ngày 1/12.
Các chuyên gia luật và chính trị gia Hong Kong trong tuần qua đặt nghi vấn vì sao CFO của Huawei nắm trong tay nhiều hộ chiếu như vậy. Một số nhà lập pháp Hong Kong đã yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành điều tra.
Eric Cheung Tat-ming, chuyên gia luật tại Đại học Hong Kong, lưu ý cả 3 hộ chiếu Hong Kong của bà Mạnh đều mở đầu bằng ký hiệu KJ. Ông cho rằng các hộ chiếu được cấp liên tiếp trong một thời gian ngắn và việc bà dùng hết 2 hộ chiếu là vô lý. Ngược lại, trả lời South China Morning Post, một nguồn tin chính quyền cho biết các ký hiệu này chỉ thể hiện số lượng trang của hộ chiếu.
Trong khi đó, 2 cựu lãnh đạo cơ quan an ninh Hong Kong là Lai Tung-kwok và Regina Ip Lau Suk-yee đã lên tiếng xoa dịu những quan ngại về lỗ hổng trong hệ thống nhập cư của đặc khu. Cả 2 từng là lãnh đạo Cơ quan Nhập cư Hong Kong.
Bà Regina cho rằng các văn bản của tòa án và đăng tải truyền thông thời gian qua chưa cho thấy đủ bằng chứng bà Mạnh sở hữu nhiều hơn một hộ chiếu Hong Kong hợp lệ. Tuy nhiên, bà thừa nhận việc Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ khi mang theo hộ chiếu Hong Kong buộc chính quyền đặc khu này phải theo dõi sát sao diễn biến vụ án.
Bà Mạnh Vãn Châu là con gái của chủ tịch kiêm nhà sáng lập tập đoàn Huawei, ông Nhậm Chính Phi. Bà bị giới chức Canada bắt giữ khi đang chuyển tiếp chuyến bay ở Vancouver vào ngày 1/12, theo lệnh bắt và yêu cầu dẫn độ của tòa án Mỹ.
Bà bị cáo buộc bao che mối liên quan của tập đoàn này với mọt doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho Iran và vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.
Theo Báo Mới
Nghiên cứu độc lập: Oppo và Huawei đang gian lận điểm benchmark để lừa dối người dùng
Một nhóm nghiên cứu có tên TECH2 đã tiến hành các thử nghiệm đo hiệu năng (benchmark) trên các smartphone của Oppo và Huawei. Kết quả cho thấy smartphone của hai hãng này đang "ăn gian" về điểm benchmark và lừa dối người tiêu dùng.
Sau một loại bài kiểm tra benchmark trên các smartphone đến từ nhiều hãng như Samsung, OnePlus, Xiaomi hay HMD Global, Huawei và Oppo, nhóm nghiên cứu bảo mật TECH2 đã phát hiện ra nhiều khuất tất đằng sau điểm benchmark mà một số hãng công bố.
Trong đó, Oppo và Huawei là hai hãng đi đầu trong việc "gian lận" điểm benchmark trên các công cụ benchmark công khai. Trong khi đó, các hãng như Samsung, OnePlus hay Xiaomi đều có điểm benchmark phù hợp so với quảng cáo.
Chỉ một vài tuần trước, giới công nghệ xôn xao sau khi trang AnandTech tiết lộ, Huawei đã gian lận điểm benchmark của con chip Kirin 970, hòng đưa ra những con số sai lệch đánh lừa người tiêu dùng.
Theo đó, Huawei tự động đẩy xung nhịp chip lên mức tối đa để làm cho điểm số cao hơn khi phát hiện có công cụ chấm điểm benchmark phổ biến đang hoạt động.
Mặc dù thừa nhận một cách gượng gạo cáo buộc nhưng thay vì đồng ý loại bỏ các can thiệp phần mềm, Huawei cho biết sẽ cho phép người dùng tùy chỉnh xung nhịp khi cần thiết.
Nếu trường hợp của Huawei đã quá rõ ràng và khỏi bàn cãi thì Oppo lại là một cái tên vi phạm bất ngờ. Bài kiểm tra của TECH2 cho thấy, Oppo cũng đang "nói xạo" về điểm chuẩn và cũng bằng đúng cách mà Huawei đã áp dụng.
Oppo Find X
Nhóm TECH2 đã tiến hành kiểm tra điểm chuẩn trên các model sau: Honor 10, Huawei P20 Pro, Nokia 7 Plus, OnePlus 6, Oppo Find X, Pocophone Poco F1, Realme 1, Realme 2, Redmi Note 5 Pro, Samsung Galaxy Note 9.
Để phát hiện được những khuất tất trên, nhóm TECH2 đã sử dụng công cụ 3DMark đặc biệt, không phát hành rộng rãi cho người dùng và nhà phát triển. Chính bởi vậy mà hệ thống trên smartphone của Huawei và Oppo đã không phát hiện ra.
Đây là kết quả của 5 thiết bị Huawei và Oppo. Các thanh màu đen đại diện cho điểm chuẩn được quảng cáo và các vạch màu vàng là điểm số mà TECH2 chấm được qua công cụ 3DMark phiên bản đặc biệt.
Như bạn có thể thấy, có một sự "khuất tất" không hề nhẹ ở đây. Sự chênh lệch giữa điểm chuẩn đo được của hai công cụ benchmark rất khác biệt. Thậm chí trên Honor 10 (Honor là thương hiệu con của Huawei), điểm chuẩn thực tế thấp hơn gần một nửa so với quảng cáo.
Còn đây là điểm chuẩn của những smartphone khác. Bạn có thấy điểm chuẩn thực tế gần như không khác nhiều so với công bố.
Tuy thử nghiệm trên của TECH2 vẫn chưa được một bên độc lập khác kiểm chứng nhưng theo kết quả ban đầu, chúng ta có thể ngầm đặt giả thuyết, Huawei và Oppo đang giấu diếm người dùng về điểm chuẩn thực tế hòng làm người dùng nhầm tưởng về hiệu suất của máy, qua đó tăng doanh số bán hàng.
Trang Android Authority đã liên hệ với phía Huawei và Oppo để làm rõ sự việc trên nhưng hiện cả hai bên đều chưa bình luận gì thêm về kết quả trên của TECH2.
Theo vnreview
Huawei giải thích lí do không bao giờ bán chip Kirin cho các hãng khác Huawei khẳng định, chip Kirin là "tài sản trí tuệ quý giá" và hãng không hề có ý định bán chúng cho bất kỳ thương hiệu nào, kể cả Xiaomi, Oppo,... Trong một tuyên bố trước giới truyền thông, giám đốc sản phẩm cao cấp tại Huawei Consumer Business Group, ông Brody Ji cho biết, hãng không có kế hoạch bán chip xử...