Công bố tỉnh huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở bờ sông, suối tại huyện Ia Pa
Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long vừa ký quyết định số 232/QĐ-UBND, ngày 18-4-2024 công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ sông, suối tại các khu vực: Trạm bơm điện Chư Răng 2, thôn Quý Đức, cầu Ia Kdăm thuộc địa bàn huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.
Theo đó, do tình hình biến đổi khí hậu, cấu tạo địa chất, địa hình và dòng chảy nên tình trạng sạt lở bờ sông, suối trên địa bàn huyện Ia Pa xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Hiện địa phương này có đến 19 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 16 km, hàng năm sạt lở khoảng 23.600 m2 đất sản xuất và nhiều diện tích đất ở của người dân.
Đặc biệt nghiêm trọng là các khu vực: Trạm bơm Chư Răng 2 (xã Chư Răng), thôn Quý Đức (xã Ia Trok), cầu Ia Kdăm (xã Ia Mrơn). Hiện dòng chảy ép sát bờ sông, suối gây sạt lở nghiêm trọng vào mùa mưa lũ và có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây.
Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (người đứng thứ 2 bên trái) cùng lãnh đạo các sở, ngành và địa phương đến khảo sát, kiểm tra các vị trí sạt lở trên địa bàn huyện Ia Pa. Ảnh: Minh Phương
Tại các khu vực thường xuyên sạt lở này có các khu dân cư, công trình thủy lợi, tuyến quốc lộ đường Trường Sơn Đông; sạt lở có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe, nhà ở của nhiều người dân, nguy cơ gây thiệt hại lớn về tài sản của các hộ dân, công trình phòng-chống thiên tai, hạ tầng giao thông quan trọng của Nhà nước.
Video đang HOT
Do đó, việc triển khai các giải pháp để kịp thời khắc phục sạt lở, đảm bảo an toàn, ổn định chỗ ở, sinh hoạt và đất sản xuất của người dân hai bên bờ sông cũng như bảo vệ công trình, tài sản nhà nước là hết sức cấp bách.
Cùng với việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ sông, suối tại các khu vực, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đề nghị UBND huyện Ia Pa cùng các sở, ngành liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng để khắc phục hậu quả.
Cụ thể, thường xuyên theo dõi diễn biến mưa, lũ, sạt lở; kịp thời tổ chức sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn (nếu có) và bố trí đảm bảo lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân tại nơi sơ tán theo phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường thông tin, truyền thông để người dân biết về nguy cơ diễn biến sạt lở, chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
Người dân mong muốn các cấp ngành, địa phương sớm có phương án hỗ trợ xây kè chống sạt lở bờ sông nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của mình. Ảnh: Minh Phương
Mặt khác, tổ chức việc di dời để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân; thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng nguy hiểm; kịp thời bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người và phương tiện qua lại các khu vực ngập lụt hoặc bị sạt lở nghiêm trọng; tham mưu, đề xuất đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt, lở nhằm nhanh chóng khắc phục triệt để trạng tình sạt, lở đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân và đảm bảo ổn định lâu dài theo đúng các quy định hiện hành…
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn vốn để triển khai và giải pháp để kịp thời khắc phục triệt để trạng tình sạt, lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân; đồng thời đảm bảo ổn định, lâu dài theo đúng các quy định hiện hành.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung đề xuất; phối hợp với các sở, ban, ngành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp thiên tai theo đúng quy định.
Tiền Giang: Bờ sông Ba Rày tiếp tục sạt lở nghiêm trọng
Tuyến sông Ba Rày chảy qua các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy nối vùng Đồng Tháp Mười phía Bắc với sông Tiền phía Nam hiện là một trong những điểm nóng về sạt lở tại tỉnh Tiền Giang.
Trong những ngày qua, mưa lũ và triều cường khiến bờ Đông sông Ba Rày qua địa bàn xã Hội Xuân (huyện Cai Lậy) lại bị sạt lở nghiêm trọng. Vào tối 7/10, một đoạn bờ sông dài gần 50 m bất ngờ sạt lở xuống sông, kéo theo một căn nhà ven sông bị nhấn chìm. Đoạn đường huyện 54B qua khu vực này bị cắt đứt hoàn toàn. Rất may là không có thiệt hại về người. Chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm và dựng chướng ngại, cấm mọi phương tiện và người qua lại nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân trong khi chờ khắc phục.
Trước đó, trong hai tháng 7 - 8/2022, bờ Tây sông Ba Rày thuộc địa bàn xã Cẩm Sơn tiếp giáp xã Hội Xuân cũng xảy ra hai vụ sạt lở nghiêm trọng chưa được khắc phục.
Vụ thứ nhất vào rạng sáng 6/7, bờ sông Ba Rày đoạn qua khu vực ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy bất ngờ sạt lở kéo theo một đoạn đường huyện 54C dài 25m bị sụp toàn bộ xuống sông. Giao thông qua đoạn đường này hơn ba tháng qua bị cắt đứt hoàn toàn, đến nay chưa khôi phục được.
Đến ngày 15/8, bờ Tây sông Ba Rày, đoạn qua ấp 2, xã Cẩm Sơn cũng bị sạt lở nặng. Hiện trường cho thấy, toàn bộ nền hạ tuyến đường dài khoảng 30 m bị sạt xuống sông, chỉ còn trơ mặt đường bằng bê tông; địa phương đang xử lý chống tạm bằng cây gỗ bảo vệ mặt đường, ngăn sạt lở tiếp để chờ khắc phục. Vụ sạt lở còn khiến cổng ấp Văn hóa ấp 2, xã Cầm Sơn bị đổ xuống sông Ba Rày. Các vụ sạt lở nghiêm trọng này cũng không gây thiệt hại về người nhưng ảnh hưởng về cơ sở vật chất hạ tầng giao thông rất lớn.
Ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết, sạt lở hai bờ sông Ba Rày qua địa bàn xã Cẩm Sơn trong thời gian qua diễn biến phức tạp, khó lường và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo thống kê, hai bên bờ sông có hàng chục điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở lớn nhỏ. Do vậy, cần có sự hỗ trợ của tỉnh và huyện về phương án, kinh phí đầu tư và các giải pháp phù hợp, căn cơ để khắc phục hiệu quả bởi các điểm sạt lở rất phức tạp, đòi hỏi kinh phí xử lý lớn, vượt quá khả năng của cấp cơ sở.
Trước mắt, để bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân, UBND xã Cẩm Sơn đã đầu tư hàng trăm triệu đồng xử lý những điểm sạt lở nhỏ, làm kè chống sạt lở, nuôi lục bình gây bồi, tạo bãi bồi nhằm chủ động ngăn ngừa sạt lở, giảm nhẹ thiên tai. Địa phương cũng tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc tích cực trồng cây xanh chắn sóng, chắn gió; chung tay nuôi giữ lục bình ven sông hạn chế tác động của sóng gió, tạo thêm bãi bồi cũng như thực hiện các giải pháp hữu hiệu phòng, chống sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống theo khuyến cáo của ngành chức năng.
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang cho biết: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi, các ngành chức năng đang phối hợp cùng chính quyền các địa phương tiến hành khảo sát thực tế các điểm sạt lở nghiêm trọng mới xảy ra trên tuyến sông Ba Rày chảy qua địa bàn các xã Cẩm Sơn, Hội Xuân... Trên cơ sở đó, ngành chức năng sẽ khẩn trương lập dự án và triển khai thi công, khắc phục rốt ráo trong thời gian tới, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại do ảnh hường mưa lũ và triều cường.
Hiện nay, mùa mưa lũ Đồng bằng sông Cửu Long đang vào cao điểm nên cùng với khẩn trương đầu tư xử lý, khắc phục sạt lở, Ủy ban nhân dân tinh Tiền Giang yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương nâng cao hơn nữa khả năng sẵn sàng ứng phó thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", kịp thời tôn cao, gia cố đê bao phòng, chống lũ lụt vá triều cường, bảo vệ tốt những vùng sản xuất chuyên canh cũng như đời sống nhân dân. Đặc biệt là chủ động ngăn ngừa sạt lở, kịp thời di dời dân ra khỏi những vùng nguy cơ sạt lở nguy hiểm hoặc mất an toàn cao...
Quốc lộ 8A lên cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sạt lở, giao thông bị chia cắt Quốc lộ 8A đoạn qua địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nối với cửa khẩu Cầu Treo bị chia cắt do sạt lở. Lực lượng chức năng phải chốt chặn hai đầu gần khu vực sạt lở để cảnh báo phương tiện. Chiều tối nay (25/1) thông tin từ Ban quản lý dự án 4 (Cục Đường bộ Việt Nam) - chủ...