Công bố quyết định thanh tra toàn diện tại MobiFone
Cuộc thanh tra tại Tổng công ty viễn thông Mobifone sẽ diễn ra trong 50 ngày với nội dung chính là thanh tra toàn diện dự án Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
Đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra tại Mobifone sáng 6-9 – Ảnh: TTCP
Ngày 6-9, tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone), đoàn công tác của Thanh tra chính phủ, đã công bố quyết định thanh tra đơn vị này.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra toàn diện dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Thời hạn thanh tra 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định.
Đoàn thanh tra do ông Lê Quang Tiệp – thanh tra viên chính, phó vụ trưởng Vụ I, TTCP – làm trưởng đoàn. Tổ giám sát hoạt động đoàn thanh tra do ông Lê Quang Hà – phó vụ trưởng Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra TTCP, làm tổ trưởng.
Video đang HOT
Ông Ngô Văn Khánh – phó tổng thanh tra Chính phủ, ông Phạm Hồng Hải – thứ trưởng Bộ Thông tin – truyền thông và ông Lê Nam Trà – chủ tịch hội đồng thành viên Mobifone, đã dự và phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra.
Trước đó ngày 1-8, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký công văn gửi Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc chỉ đạo cơ quan này tiến hành thanh tra toàn diện việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
Chỉ đạo xuất phát từ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư tại văn bản ngày 22-7. Cụ thể Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ông Lê Nam Trà – chủ tịch Mobifone, từng cho biết sau khi được Thủ tướng (nhiệm kỳ trước – PV) chấp thuận cho Mobifone tham gia đầu tư cung cấp dịch vụ truyền hình, Mobifone đã lập đề án đầu tư vào truyền hình và sẽ đầu tư lớn.
Từ cuối năm 2015, Mobifone chính thức công bố việc mua lại AVG nhằm phát triển tập trung vào 4 mảng chính gồm: di động, truyền hình, bán lẻ và đa phương tiện. Giá trị của thương vụ khi ấy không được tiết lộ.
Đơn vị này cũng đặt mục tiêu phát triển 1 triệu khách hàng đăng ký mới dịch vụ truyền hình trong năm 2016 và đến năm 2020 trở thành một trong 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam.
Truyền hình AVG chính thức phát sóng cuối năm 2011 sau 1 năm phát sóng thử nghiệm trên 2 hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình là truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh.
Theo thông tin trên báo chí, AVG thời điểm hiện tại có khoảng hơn 400.000 thuê bao trong tổng số 9,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền.
Theo Tuổi Trẻ
Triển khai 4G tại Việt Nam: chậm nhưng chắc
Công nghệ mạng di động thế hệ thứ tư sẽ chính thức được khai thác trong năm 2016, chậm hơn so với mặt bằng chung của thế giới, nhưng đi tắt đón đầu với công nghệ hiện đại.
Đến tháng 7/2016, ba nhà mạng mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đã thử nghiệm 4G tại một số tỉnh thành. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, sau khi có kết quả nghiệm thu chương trình sẽ tiến hành cấp phép trong tháng 9 và chính thức đưa 4G vào vận hành trong năm nay.
Viettel thử nghiệm 4G từ 12/2015 và đến 7/2016 là MobiFone.
Từ 2012, tiêu chuẩn mạng LTE-Advanced đã được Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) thông qua. Theo lý thuyết, việc triển khai tại Việt Nam chậm khoảng bốn năm. Hiện công nghệ mạng di động thế hệ thứ tư đã được khai thác tại 170 quốc gia, thông qua 521 nhà cung cấp và đã có hơn 5.600 thiết bị hỗ trợ.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, có những yếu tố khiến 4G tại Việt Nam chậm hơn, song hiện nay là thời chín muồi hợp để triển khai, phù hợp với tình hình trong nước. Khi mức sống của người dân dần được nâng cao, giá thiết bị, giá cước viễn thông ngày càng rẻ, thì 4G mới thật sự trở nên có ý nghĩa.
Đứng trên góc độ kỹ thuật, các chuyên gia của Qualcomm cho biết Việt Nam triển khai 4G chậm hơn so với một số nước trong khu vực, song việc đi sau cũng đem lại những lợi thế. "Ta đi chậm nhưng tiến chắc, bởi nhiều nước có sớm nhưng độ phủ sóng chưa rộng. Ngoài ra, Việt Nam còn tiến nhanh, đi tắt đón đầu và không khó để đuổi kịp thế giới khi triển khai luôn 4G LTE-Advanced, là công nghệ ưu việt", ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Đông Dương nói.
Theo chuyên gia này, ba nhà mạng về cơ bản đã thử nghiệm thành công 4G. Ngoài công nghệ hiện đại, băng tần sử dụng là 1.800 MHz và 2.600 MHz, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Với băng tần phổ biến thì đa số các thiết bị đầu cuối sẽ tương thích, tạo thuận lợi trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Trên phương diện thương mại, ông Nam cho rằng việc người sử dụng quan tâm nhiều đến 4G khi bắt đầu thử nghiệm là tín hiệu tích cực. Hơn nữa, giá cước 4G cũng phù hợp khi không chênh lệch so với 3G. "Nếu với gói cước 3G, người dùng thường chỉ được 2 GB hay 3 GB thì với 4G có thể tăng gấp 10 lần mà giá tương đương", ông Nam chia sẻ.
Đình Nam
Theo VNE
Người dùng hào hứng với mạng 4G Nhà mạng Mobifone triển khai đổi sim rầm rộ tại một số tỉnh thành, trong khi Vinaphone khá dè dặt, còn Viettel dù đã triển khai bán sim 4G nhưng chỉ cho phép truy cập hạn chế tại một số điểm nhất định. Tuy đã thử nghiệm từ khá lâu, nhưng mãi tới giữa năm nay, các nhà mạng mới bắt đầu triển...