Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên
Sáng nay (2/4), UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đây là khu khu kinh tế cửa khẩu duy nhất của tỉnh Kiên Giang, sau 12 năm thực hiện các chính sách thí điểm.
Khu kinh tế được kỳ vọng tạo ra sức thu hút đầu tư mạnh mẽ, không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà cả với các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của địa phương.
Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên có diện tích 1.600 ha, gồm 5 phường: Pháo Đài, Đông Hồ, Tô Châu, Bình San, Mỹ Đức, được tổ chức thành 7 khu chức năng gồm Khu phi thuế quan, khu cửa khẩu quốc tế, khu du lịch, khu hành chính, khu dân cư, khu công nghiệp và các khu chức năng khác.
Ông Lê Quốc Anh, Bí thư, Chủ tịch Hà Tiên phát biểu tại buổi lễ.
Với vị trí là cửa ngõ giao thương hàng hóa, du lịch bằng đường bộ giữa hai nước Việt Nam – Campuchia và các nước trong khu vực ASEAN nói chung, Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa được mở rộng, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ được nâng cao; việc hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng và thuận lợi hơn.
Dịp này, Hà Tiên kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án khu chức năng như khu bảo thuế, chợ, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan; Các dự án sản xuất hàng xuất khẩu trong Khu bảo thuế và các dự án sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp Thuận Yên; Các dự án trong lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật như: cấp thoát nước, thu gom xử lý nước thải, chất thải và các dự án khu dân cư, khu đô thị.
Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên thuộc danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư là “Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn”, vì vậy, các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư tại đây se đươc hương các cơ chê, chính sách ưu đãi cao nhât theo quy định của pháp luật như ưu đãi vê tiên thuê đât, tiền sử dụng đất; ưu đãi vê thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuê nhâp khâu; ưu đãi về tín dụng đầu tư,…
Video đang HOT
Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang thừa uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định cho Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Kiên Giang.
Ông Lê Quốc Anh, Bí thư, Chủ tịch UBND TP Hà Tiên nêu quyết tâm xây dựng Hà Tiên trở thành đô thị loại 2, là thành phố cửa khẩu an toàn, hiện đại của tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết Đai hội Đang bộ của Thành phố Hà Tiên lần thứ XIII đã đề ra.
“Với những lợi thế đó, Hà Tiên kỳ vọng sẽ có bước đột phá về kinh tế để trở thành thành phố văn hoá – du lịch và sinh thái, xanh, sạch đẹp, không có tệ nạn xã hội với cửa khẩu hiện đại, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của khu vực và quốc tế; là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh Kiên Giang, đô thị trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, ông Lê Quốc Anh nhấn mạnh.
Tính đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên đã thu hút được 35 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 4.396 tỷ đồng, có hơn 3.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, hơn 80 doanh nghiệp tham gia xuất – nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, trung bình khoảng 103 triệu USD/năm, giai đoạn 2015-2020 đạt hơn 300 triệu USD; hàng năm có hơn 500.000 lượt người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, thu ngân sách từ các hoạt động của khu kinh tế đạt hơn 90 tỷ đồng/năm.
Để Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên đi vào hoạt động hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị Hà Tiên thực hiện ngay 5 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó sớm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy điều hành hoạt động khu kinh tế ngay sau lễ công bố; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chung thành phố và khu kinh tế cửa khẩu; rà soát các cơ chế, chính sách, danh mục kêu gọi đầu tư kinh doanh.
“Với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư thì khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên là một khu vực thật sự đầy tiềm năng và triển vọng. Cùng với các cơ chế chính sách ưu đãi thông thoáng chúng tôi cam kết luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư”, ông Nguyễn Thanh Nhàn khẳng định.
Vì sao cao tốc Đồng Đăng -Trà Lĩnh giảm hơn 26.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư?
Việc dư luận so sánh tổng mức đầu tư của dự án theo quy hoạch với dự án đã được phân kỳ đầu tư, giảm chiều dài, mặt cắt ngang là khập khiễng.
Tổng mức đầu tư cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giảm hơn 26.000 tỷ đồng do dự án đã được nghiên cứu phân kỳ đầu tư, chiều dài dự án giảm, quy mô mặt cắt ngang giảm so với quy hoạch ban đầu của Bộ GTVT (Ảnh minh họa)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1212 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.
Theo quyết định phê duyệt, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài khoảng 115 km, quy mô 4 làn xe, được thiết kế tốc độ 80 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 20.939 tỷ đồng. Dự án triển khai qua hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2020 - 2024 và giai đoạn 2 của dự án được thực hiện sau năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án với nhà đầu tư. Trước đó, từ cuối năm 2018, Tập đoàn Đèo Cả được tỉnh Cao Bằng mời tham gia nghiên cứu, tìm hiểu dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức PPP.
Sau khi thông tin này được đăng tải, trên một số phương tiện truyền thông và mạng xã hội bày tỏ hoài nghi về công tác lập tổng mức đầu tư được Bộ GTVT nghiên cứu trong quy hoạch trước đây lên tới 47.520 tỷ đồng, đến nay đơn vị tư nhân vào nghiên cứu, tổng mức đầu tư dự án giảm xuống chỉ còn 20.939 tỷ đồng, giảm hơn 26.500 tỷ đồng.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Hữu Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng A2Z cho biết, nếu với tổng mức đầu tư của dự án lên tới hơn 47.500 tỷ đồng sẽ không đảm bảo khả năng hoàn vốn của dự án khi thực hiện bằng hình thức BOT, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần rà soát và nghiên cứu lại.
Do đó, để phát huy hiệu quả kết nối khu kinh tế cửa khẩu của hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tư vấn A2Z đã đề xuất điều chỉnh hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh kết nối vào tuyến đường nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Tập đoàn Đèo Cả đang đầu tư) đi cửa khẩu Tân Thanh. Khi đó, tổng chiều dài tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh rút ngắn xuống còn 115km (giảm 29km so với quy hoạch ban đầu).
Đồng thời, kết hợp với việc áp dụng công nghệ thi công hầm xuyên núi (do các nhà thầu Việt Nam hiện nay đã làm chủ được công nghệ NATM) để tiết giảm chi phí đầu tư của dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Theo đề xuất nghiên cứu của đơn vị tư vấn, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dài 115km được thiết kế với quy mô tương tự các dự án cao tốc Bắc - Nam, bao gồm 4 làn xe cơ giới, nền đường rộng 17m, tốc độ thiết 80km/h; trên tuyến xây dựng 18 cầu, 6 hầm đường bộ (dài 2.550m), 21 hầm giao thông dân sinh,... tổng mức đầu tư dự án khoảng 20.939 tỷ đồng, giảm hơn 26.000 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư theo quy hoạch.
Ông Phạm Hữu Sơn - Tổng Giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho biết, TEDI là cơ quan được Bộ GTVT giao chủ trì nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo ông Sơn, trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 326 ngày 1/3/2016, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài 144km, mặt cắt ngang là 22m và tiến trình đầu tư sau năm 2030 với tổng mức đầu tư khoảng 47.520 tỷ đồng.
"Việc dư luận so sánh tổng mức đầu tư của dự án theo quy hoạch với dự án đã được phân kỳ đầu tư, giảm quy mô mặt cắt ngang từ 22m xuống 17m, chiều dài tuyến giảm từ 144km xuống 115km là khập khiễng vì không cùng hệ tham chiếu nên không thể so sánh được", ông Sơn chia sẻ.
Phê chuẩn bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Ông Nguyễn Đức Chín, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính Kiên Giang vừa được phê chuẩn kết quả bầu là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu bổ sung, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhiệm...