Công bố Nghị quyết của UBTVQH về công tác cán bộ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết về công tác cán bộ.
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ trao quyết định cho Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức.
Tại hội nghị, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội đã trao Nghị quyết số 808/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn đồng chí Nguyễn Minh Đức, Thiếu tướng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIV, kể từ ngày 15/11/2019.
Chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm rất lớn lao; đề nghị Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức phát huy những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, nêu cao tinh thần trách nhiệm để thường xuyên nghiên cứu, rèn luyện, đóng góp vào công tác lập pháp của Uỷ ban Quốc phòng và An ninh nói riêng và của Quốc hội nói chung.
Video đang HOT
Lãnh đạo Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,… chúc mừng Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,.. đã tin tưởng giao trọng trách mới, tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Minh Đức hứa sẽ luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, tiếp tục nâng cao trình độ, nghiên cứu, học tập, rèn luyện để cùng Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm tốt công tác thẩm tra chính sách pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Được biết, Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức sinh năm 1969 tại Nam Định. Đồng chí từng đảm nhận các chức vụ Viện trưởng Viện Khoa học cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân; Phó Tổng biên tập tạp chí Cảnh sát nhân dân… Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức là đại biểu Quốc hội khóa 14, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh./.
Theo Chinhphu
Cần cơ chế kiểm soát đặc quyền, lợi ích nhóm khi xây dựng luật
Theo một số ĐBQH, khá nhiều luật được ban hành vừa qua thiếu tính ổn định, phải sửa liên tục, đặc biệt quy định trong một số luật còn mang tính khẩu hiệu dẫn đến tình trạng đặc lợi, đặc quyền, lợi ích nhóm ...
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng)
Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiếntại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2019), trình Quốc hội thông qua 10 dự án luật; cho ý kiến 8 dự án luật; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 01 dự án pháp lệnh (tháng 12/2019).
Dự kiến Chương trình năm 2020 sẽ trình Quốc hội thông qua, cho ý kiến 17 dự án luật và 01 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.
Góp ý vào dự kiến chương trình này , ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho biết, bà không tán thành với việc lùi thời gian trình một số dự án Luật có tính cấp bách, cụ thể như Luật Đất đai.
Theo ĐB Thúy, để phát triển kinh tế, ổn định xã hội, Quốc hội cần tập trung rà soát, sửa đổi ngay những vấn đề cấp bách, bức thiết qua giám sát tối cao của Quốc hội, ý kiến phản ánh của cử tri và nhiều ĐBQH.
Cũng theo ĐB Kim Thúy, bà thấy "lo" khi kỳ họp thứ 8 có tới 18 dự án luật thông qua và cho ý kiến. "Như vậy, liệu có quá tải và có đảm bảo chất lượng luật không? Lo lắng này là có cơ sở nếu nhớ rằng cả năm 2018 chỉ thông qua và cho ý kiến về 22 dự án luật" - ĐB Kim Thúy nói.
ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang), Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho rằng, thực tiễn xây dựng luật hiện nay có nhiều bất cập, mà bất cập nhất là trong khâu tiếp thu, chỉnh lý luật để trình Quốc hội thông qua.
ĐBQH Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang)
Theo ĐB Mai Bộ, có 4 lý do dẫn đến thực trạng này, trong đó chất lượng thẩm định một số dự án luật chưa tốt, nhất là thái độ tiếp thu của một số ban soạn thảo còn kém, còn vì lợi ích bộ, ngành... Do đó, để nâng cao chất lượng xây dựng luật, cần bố trí đủ thời gian để đại biểu nghiên cứu dự thảo luật, tranh luận đến cùng, và cần có cơ chế hữu hiệu để giám sát việc ban hành nghị định.
Trong khi đó, ĐB Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) phân tích ở góc độ tầm nhìn lập pháp khi các luật ban hành vừa qua thường thiếu tính ổn định, phải sửa liên tục. Theo ĐB này, quy định trong một số luật còn mang tính khẩu hiệu thay vì các quy phạm, quy tắc xử sự chuẩn mực trong thi hành, dẫn đến tình trạng đặc lợi, đặc quyền, lợi ích nhóm.
Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét, có những dự án luật đã có chương trình cho ý kiến tại kỳ họp nhưng đến sát phiên thảo luận rồi mới gửi đến cho các ĐBQH nghiên cứu thì không thể góp ý được. Do đó đề nghị các cơ quan soạn thảo dự luật phải nghiêm túc, chấp hành đúng quy định về xây dựng luật, pháp lệnh, không để tiếp diễn tình trạng trên.
Theo ANTD
Phó Chủ tịch Quốc hội nói gì đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ? Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, quan hệ kinh doanh hiện ngày càng chằng chịt, việc nợ nần nếu thông qua tổ chức hợp pháp để đòi là văn minh. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (ảnh quochoi.vn). Sáng nay (15/11), Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi). Một trong nội...