Công bố Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020
Ngày 9/10, Hội Truyền thông số Việt Nam đã tổ chức sự kiện công bố Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards (VNA) năm 2020.
Đây là năm thứ 3 Giải thưởng được tổ chức để tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những thành tựu, đóng góp giá trị cho sự phát triển công nghệ số, góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia.
Năm nay, Giải thưởng được phát động từ tháng 3/2020. Trải qua 4 tháng tiếp nhận, Ban tổ chức đã nhận được 232 hồ sơ dự thi ở tất cả các thành phần theo cơ cấu giải thưởng.
Ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu tại lễ công bố.
Qua quá trình thẩm định sơ khảo và chung khảo công tâm, khách quan, Ban tổ chức đã lựa chọn ra các giải pháp công nghệ số xuất sắc nhất thuộc 27 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ và 31 đơn vị là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu để trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020.
Hạng mục Sản phẩm dịch vụ, giải pháp công nghệ số: Được trao cho các giải pháp tiêu biểu thuộc các lĩnh vực: Mạng xã hội, Ứng dụng di động, dịch vụ TMĐT, Thanh toán điện tử, Giải pháp tiếp thị truyền thông, Giải pháp Chính phủ điện tử và đô thị thông minh, sản phẩm dịch vụ an toàn, an ninh thông tin.
Hạng mục doanh nghiệp chuyển đổi số: Được trao cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nông nghiệp, thương mại, giao thông, logistic, du lịch, giải trí, truyền thông quảng cáo đã có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường làm việc, kinh doanh, dựa trên nền tảng số.
Video đang HOT
Hạng mục chuyển đổi số cơ quan nhà nước: Trao cho các cơ quan nhà nước (ở tất cả các cấp) có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường quản lý, làm việc dựa trên nền tảng công nghệ số.
Hạng mục về thu hẹp khoảng cách số: Trao cho đơn vị có giải pháp công nghệ số để phục vụ chuyển đổi số tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Với khát vọng chung tay xây dựng một Quốc gia số, Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020 hy vọng sẽ là nơi tôn vinh, cổ vũ các tổ chức, doanh nghiệp tự tin chinh phục kỷ nguyên số.
Với các tiêu chí đánh giá bình chọn và trao tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam được dựa vào:
- Tính năng/chức năng của sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, công nghệ, bảo mật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
- Sự nổi trội của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường
- Sản phẩm, dịch vụ mới, có tiềm năng ứng dụng
- Lực lượng nhân sự, mức đầu tư cho ICT; Quy trình quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh
- Đánh giá hiệu quả của Quá trình chuyển đổi bằng Doanh thu, thị phần
- Năng lực uy tín của đơn vị, chủ doanh nghiệp
Tăng tốc chuyển đổi số để phát triển chính phủ điện tử
Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử (eGov) lần thứ 15 dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ và UBND TP.HCM vừa diễn ra tại TP.HCM.
Các khách mời tham gia chia sẻ về đường hướng phát triển chính phủ điện tử
Tại hội thảo, các lãnh đạo chính phủ, bộ ngành, tỉnh thành chia sẻ, thảo luận về lộ trình phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành nghề và địa phương, cũng như lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Với chủ đề "Phát triển chính phủ điện tử thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến hướng đến chính phủ số - mô hình và giải pháp", sự kiện được đồng tổ chức bởi Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam), Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính, Cục Tin học hóa, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM.
Nhiệm vụ chính của Hội thảo là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong mảng Chính phủ điện tử, hướng đến mô hình Chính phủ số, nhằm mang lại nhiều giá trị phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Với vai trò điều phối Phiên tọa đàm cấp cao duy nhất của Hội thảo, ông Trương Gia Bình - Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, đã trực tiếp thảo luận và đặt câu hỏi với đại diện các bộ ban ngành về những thành tựu, thách thức, cũng như tìm các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình ứng dụng công nghệ trong các dịch vụ công trực tuyến và phát triển chính phủ số.
Ông Bình khẳng định: "Để phát triển chính phủ điện tử từ cấp bộ ngành đến các cục vụ, từ trung ương đến địa phương, quan trọng nhất là phải bắt đầu từ việc đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục, đừng chạy theo số lượng mà hãy quan tâm đến chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Làm sao cho người dân cảm thấy thuận lợi, dễ dàng nhất , phải truyền thông để người dân biết, xây dựng được cho người dân niềm tin về việc nhà nước đang nỗ lực thế nào trong phát triển chính phủ điện tử. Đây sẽ là những nhân tố tăng tốc phát triển chính phủ điện tử với mục tiêu coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm mà Việt Nam đang hướng tới".
Nhiều vấn đề nóng được đưa ra thảo luận tìm giải pháp như "Sáng tạo, năng động trong hoạt động quản lý logistics", "Chuyển đổi số ngành giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục 4.0", "Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng". Trong phiên hội thảo chuyên đề, nhằm hỗ trợ chính phủ thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, FPT cũng giới thiệu xu hướng về mô hình chuyển đổi số trong y tế - mô hình lưu trữ dữ liệu trên nền tảng số phục vụ ngành y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam.
Phát biểu trong khuôn khổ tọa đàm, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ: "Chuyển đổi số thành phố bắt nguồn từ việc kế thừa những thành quả đã có, tận dụng mọi nguồn lực công tư kết hợp, có cơ chế lựa chọn các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số tốt để đưa vào ứng dụng được ngay. Để làm được điều đó, lãnh đạo thành phố đóng vai trò vừa tích cực thúc đẩy vừa hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển năng lực. Chính quyền phải đóng vai trò kết nối, để tất cả các lực lượng cùng tham gia chuyển đổi số, góp phần xây dựng chính quyền số hiệu quả, phục vụ người dân tốt, phát triển nền kinh tế số mang lại giá trị thặng dư cao hơn".
Các đại biểu trong khuôn khổ tọa đàm
Ông Dương Anh Đức chia sẻ thêm, chuyển đổi số là một quá trình nhiều bước, trong đó ngoài việc phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, thì xây dựng nền tảng dữ liệu cũng là một nhiệm vụ thiết yếu, bởi "dữ liệu là kho tài sản lớn của mọi quốc gia, được ví quý hơn dầu mỏ vì càng dùng thì càng tạo ra nhiều giá trị".
Chia sẻ tại hội thảo, ông Trương Gia Bình cũng cho biết với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp xây dựng Chính quyền điện tử cho nhiều bộ ngành, tỉnh thành tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, FPT đã hỗ trợ tư vấn chuyển đổi số, xây dựng khung kiến trúc chính quyền điện tử, phát triển nền tảng tích hợp, liên thông dữ liệu, giúp tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân, doanh nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu.
Dell EMC PowerStore: giải pháp tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp hiện đại Chuyển đổi số đang là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp. Thế nhưng những nút thắt trong lộ trình này không dễ tháo gỡ, nhất là việc đối phó với dữ liệu sinh ra từ đa dạng các ứng dụng. Đại dịch Covid-19 đã và đang đặt ra không ít thách thức lớn cho doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh truyền thống...