Công bố kết quả đo kiểm chất lượng mạng 4G ba nhà mạng tại Việt Nam
Kết quả đo kiểm của Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy tốc độ tải dữ liệu lên và xuống của Viettel đều vượt trội hơn so với hai nhà mạng còn lại.
Cục Viễn thông-Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố kết quả đo kiểm chất lượng mạng 4G tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên.
Có 5 chỉ tiêu được đưa ra trong đo kiểm của nhà chức trách là độ sẵn sàng của mạng vô tuyến; tỷ lệ truy nhập thành công dịch vụ; thời gian trễ truy nhập dịch vụ trung bình; tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi và tốc độ tải dữ liệu (tốc độ tải lên/tải xuống và tỷ lệ % số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tải dữ liệu hướng xuống tối thiểu trong vùng lõi).
Theo đó, mạng 4G của Viettel đều tốt hơn so với quy chuẩn ở tất cả các chỉ tiêu và nhanh vượt trội so với các nhà mạng khác ở tốc độ tải dữ liệu.
Cụ thể, tốc độ tải dữ liệu xuống trung bình của Viettel ở Hà Nội, Hải Phòng đạt hơn 70 Mbit/giây và lên tới hơn 90 Mbit/giây ở Hải Dương, Hưng Yên. Tốc độ tải dữ liệu lên trung bình của Viettel ở các địa phương này cũng được ghi nhận ở mức 30 – 35 Mbit/giây. Đây là 2 tiêu chí quan trọng nhất để thể hiện chất lượng dịch vụ truy cập Internet trên mạng 4G.
Ở các chỉ số khác như độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ truy cập thành công dịch vụ, thời gian trễ, tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi,… số liệu đo kiểm của Cục Viễn thông cũng cho thấy Viettel đảm bảo tuân thủ quy định và kết quả thực tế đều tốt hơn so với yêu cầu của Bộ Thông tin Truyền thông.
Video đang HOT
Trong khi đó, ghi nhận tốc độ mạng tại Hà Nội và Hải Phòng, MobiFone có tốc độ tải dữ liệu xuống trung bình 43,69 Mbit/giây, tốc độ tải dữ liệu lên trung bình đạt 33,43 Mbit/giây. Với VNPT, đơn vị này có tốc độ tải dữ liệu xuống trung bình 41,30 Mbit/giây, tốc độ tải dữ liệu lên trung bình 26,17 Mbit/giây.
Điểm chung của Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên đều là các địa bàn thành phố, tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, trường học, bến tàu, xe,… Quá trình đo kiểm chất lượng 4G LTE của Cục Viễn thông tại 4 địa phương trên được tiến hành trong tháng 6 và tháng 7/2020. Kết quả đo kiểm này đã được đăng tải công khai tại địa chỉ website của Cục Viễn thông: .
Tốc độ tải xuống trung bình của các nhà mạng.
Tốc độ tải lên trung bình của các nhà mạng.
Trước đó vào 20/4/2020, Trung tâm Internet Việt Nam-VNNIC đã kết quả đo tốc độ Internet trung bình của Việt Nam với kết quả mạng băng rộng cố định 61,69 Mbps, mạng di động 39,44 Mbps. Đây là kết quả dựa theo thống kê của hệ thống VNNIC Speedtest, tổng hợp thống kê của gần 30.000 người dùng trong quý 1/2020.
Cùng với đó, tốc độ tải về trung bình các mạng băng rộng cố định của Việt Nam cao hơn 45% so với kết quả đo do hệ thống nước ngoài đã công bố, mạng di động cao hơn 18,7%.
Riêng kết quả đo lường tốc độ Internet di động được công bố vào thời điểm trên, nhà mạng Viettel có tốc độ download/upload trung bình cao nhất (41,45 Mbps/32,70 Mbps), tiếp đến là VinaPhone, MobiFone. Còn với mạng cáp quang, VNPT đứng đầu với tốc độ download/upload tốt nhất, tiếp theo là Viettel và FPT./.
TikTok đứng trước bài toán bản quyền âm nhạc không thể phớt lờ
Khi các nền tảng mạng xã hội càng lớn thì càng phải để ý đến vấn đề bản quyền âm nhạc. Vụ kiện của VNG khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, về việc từ trước đến nay TikTok sử dụng âm nhạc có bản quyền như thế nào.
Mới đây, VNG vừa gửi đơn kiện TikTok , cáo buộc nền tảng video ngắn lồng ghép nhạc này vi phạm bản quyền đối với các bài hát ở Việt Nam mà VNG sở hữu tác quyền. Sự việc này khiến nhiều người đặt câu hỏi từ trước đến nay TikTok giải quyết vấn đề bản quyền âm nhạc như thế nào?
Đầu năm nay, TikTok đã ký hợp đồng bản quyền với 3 nhà phát hành lớn nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc, đó là Universal Music Group, Warner Music Group và Sony Music. TikTok là nền tảng dành cho các clip ngắn lồng ghép nhạc, chưa kể âm thanh từ clip hài, nên bản quyền sẽ là vấn đề trọng điểm trong quá trình phát triển.
Khi Universal đạt được thỏa thuận bản quyền với TikTok, đồng nghĩa các nghệ sĩ như Billie Eilish, Lady Gaga, Elton John, hay Taylor Swift sẽ được trả phí mỗi lần tác phẩm của họ được lồng vào clip người dùng. Được biết, theo thông lệ, Universal sẽ còn đề nghị "truy thu" phí bản quyền với tác phẩm trước đây từng bị sử dụng không phép.
Theo tạp chí Billboard, TikTok hiện có hơn 8.000 hợp đồng bản quyền, hầu hết trong số đó được thừa hưởng từ thương vụ mua Musical.ly. ByteDance, công ty sở hữu TikTok, đã mua Musical.ly với giá 800 triệu USD vào năm 2017. Sau đó Musical.ly được hợp nhất với TikTok, tạo nên ứng dụng TikTok trên quy mô toàn cầu như hiện nay.
Trước đó, Hiệp hội các nhà phát hành âm nhạc của Mỹ (NMPA) bao gồm thành viên là Universal, từng đe dọa sẽ kiện TikTok vì vấn đề bản quyền. David Israelite, Giám đốc của NMPA khi ấy chia sẻ với Financial Times rằng, ông ước tính hơn 50% âm nhạc trên TikTok chưa được cấp phép.
Vào thời điểm đó, nhiều người đã so sánh cách sử dụng nhạc không phép của TikTok giống với Napster, nền tảng chia sẻ file nhạc nổi tiếng một thời. Napster phải đóng cửa vào năm 2001, sau khi gặp hàng loạt vụ kiện vi phạm bản quyền.
Nhìn chung bản quyền âm nhạc thường là vấn đề làm khó các mạng xã hội. Như YouTube và Facebook, khi các nền tảng này càng lớn thì càng phải để ý đến vấn đề bản quyền nhạc. Vụ kiện ở Việt Nam một phần cho thấy điều này.
Trong nỗ lực trở nên chuyên nghiệp hơn, vào đầu tháng 5, TikTok đã ban hành giới hạn nghiêm ngặt đối với các tài khoản tổ chức và doanh nghiệp. Theo Business Insider, các tài khoản được xác thực này sẽ chỉ có quyền truy cập vào Commercial Music Library, bộ sưu tập nhạc mà TikTok được cấp phép sử dụng cho mục đích thương mại.
Điều này cũng có nghĩa là, tài khoản TikTok được xác thực sẽ không thể sử dụng các bài hát theo trào lưu như trước. Đôi khi sẽ có những bài hát họ cần có giấy cấp phép. Chính sách như vậy đã được áp dụng từ lâu trên YouTube, người dùng phải tuân thủ nếu không muốn video bị gỡ xuống, hoặc nếu muốn chạy quảng cáo cho video.
Ngay cả với tài khoản người dùng, trong 6 tháng qua, TikTok đã gỡ khoảng 1.300 video vì lỗi vi phạm bản quyền. Sự chỉnh đốn này cũng có thể nhằm hướng đến việc tạo cơ sở cho chính sách trả tiền nhà sáng tạo nội dung.
Thực tế các hợp đồng bản quyền của TikTok với Universal, Warner và Sony có thời hạn ngắn hơn đáng kể so với các hợp đồng khác, thông thường kéo dài 18 hoặc 24 tháng. Nguồn tin của Billboard cho biết, nguyên là do TikTok chưa có kế hoạch cụ thể để người dùng kiếm tiền từ nội dung.
Xu hướng ngân hàng số trên smartphone Ngân hàng số (Digital Banking) được dự báo là xu thế phát triển của ngành ngân hàng tại Việt Nam, khi nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dân ngày càng lan tỏa. Ngân hàng trên smartphone được đánh giá là tiện lợi và an toàn cho người dùng Theo báo cáo Fintech (tài chính công nghệ) và Ngân hàng số...