Công bố hàm lượng oxy tại khu làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản ở Hồ Tây
Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, nồng độ pH đo được tại khu xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản ở Hồ Tây (Hà Nội) là 7,4, đây là chỉ số ổn định và đạt trong khoảng cho phép.
Theo kết quả đo được ngày 16/9/2019 của Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tại khu thí điểm xử lý ô nhiễm một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản, nồng độ pH là 7,4, ổn định đạt trong khoảng cho phép.
Ngoài ra, chỉ số DO (hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại) sau khi đã cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hấp thụ và lượng oxy tiêu hao trong quá trình phân hóa bùn hữu cơ vẫn đạt 9,14mg/l cao hơn 1,5 lần mức yêu cầu cao nhất là cột A1 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy định 6mg/l) của Việt Nam quy định chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt là điều kiện rất tốt cho cá, thủy sinh phát triển tốt. Chỉ số này còn cao hơn gấp 4,57 lần mức tối thiểu yêu cầu 2mg/l, là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển tốt vào ban ngày.
TS. Kubo Jun – Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản cho biết, nước tại Hồ Tây có rất nhiều tảo, cơ quan lấy mẫu độc lập của Việt Nam đã tiến hành đo thêm cả ban đêm khoảng 20h tối ngày 16/9/2019 (là lúc tảo lấy O2, nhả khí CO2) để đánh giá chính xác hơn môi trường nước tại Hồ Tây thì kết quả đo được ở bên ngoài khu vực xử lý chỉ đạt 0.59 mg/l không đủ điều kiện cho cá, thủy sinh sống và dễ gây ra hiện tượng cá chết tại Hồ Tây vào ban đêm như thời gian qua.
Cũng theo TS. Kubo Jun, trong khi đó, vào cùng thời gian ban đêm (khoảng 20h tối), hàm lượng oxy hòa tan bên trong khu vực xử lý bằng công nghệ Nhật Bản đo được là 5.63 mg/l cao hơn bên ngoài khoảng gần 10 lần, xấp xỉ đạt cột A1- QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy định 6mg/l) tức cao gấp khoảng 3 lần mức tối thiểu yêu cầu 2mg/l là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển tốt cả vào ban đêm.
So sánh kết quả đánh giá chỉ số oxy hòa tan do (mg/l) khu vực thử nghiệm Hồ Tây giữa bên ngoài, bên trong theo thời gian ban ngày, ban đêm.
Về các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước DO (hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại vào ban ngày: Bên ngoài khu thí điểm DO=6.99 mg/l (hình trái), Bên trong khu thí điểm DO=9.14 mg/l.
Về các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước DO (hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại) vào ban đêm: Bên ngoài khu thí điểm DO=0.59 mg/l (hình trái), Bên trong khu thí điểm DO=5.63 mg/l.
Trước đó, vào khoảng 10h sáng ngày 16/9, chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đã cùng nhau thả 50 con cá Koi Nhật Bản và 10 con cá chép đỏ Việt Nam xuống khu thí điểm làm sạch ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản tại đoạn sông Tô Lịch (Hà Nội).
Mục đích của việc thả cá lần này là để chứng minh nguồn nước sau một thời gian thí điểm làm sạch bằng công nghệ công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã đem lại kết quả tích cực, nguồn nước sau xử lý đã đạt quy chuẩn Việt Nam, cá có thể sinh sống được.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí vào chiều ngày 19/9 tại khu thí điểm trên, những con cá Koi Nhật Bản, cá chép đỏ Việt Nam vẫn bơi lội bình thường.
Cá Koi Nhật Bản bơi lội tung tăng ở Hồ Tây
Cá Koi Nhật Bản bơi tung tăng trong khu thí điểm bằng Công nghệ Nhật Bản tại Hồ Tây (ảnh chụp lúc 14h chiều 19/9/2019).
Hình ảnh đối lập giữa chất lượng nước bên trong và bên ngoài khu thí điểm.
Như đã đưa tin, ngày 16/5, TP Hà Nội khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano -Bioreactor. Sau một thời gian thí điểm bước đầu nước sông Tô Lịch, Hồ Tây tại khu vục thí điểm có cải thiện theo chiều hướng tích cực, bớt mùi hôi và nước trong hơn.
Nguyễn Dương
Theo dantri.com.vn
Chuyên gia Nhật Bản cho lắp bể, lên kế hoạch tắm bằng nước Tô Lịch
Một khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch vừa được lắp đặt và chuyên gia Nhật Bản dự tính sẽ tắm bằng nước sông này sau 3 ngày nữa.
TS.Kubo Jun - Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản, người lên kế hoạch tắm bằng nước sông Tô Lịch sau xử lý.
Chiều 5/8, tại sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt, Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cùng các chuyên gia Nhật Bản đã cho lắp đặt khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch.
TS.Kubo Jun - Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản cho biết: "Dự án này ngay từ ban đầu, các thiết bị đã được đặt trong lòng sông thế nên người dân, các nhà khoa học chưa hình dung hệ thống này đang hoạt động như thế nào.
Mục đích của chúng tôi là đem nguyên lý xử lý vào khu trình diễn này để mọi người cùng cảm nhận rõ quy trình, quá trình xử lý ở bên trong".
Khu vực trình diễn xử lý nước sông được lắp đặt bên trong khu vực trình diễn xử lý bùn được quây bằng rào sắt trước đây.
Theo đó, khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch gồm 4 bể. Bể đầu tiên là bể xử lý yếm khí, trong đó đặt tấm Bioreator kích hoạt vi sinh vật kị khí, cung cấp giá thể cho vi sinh vật
Bể thứ hai là bể hiếu khí, đặc máy sục khí Nano nhằm kích hoạch vi sinh vật hiếu khí. Sau đó đến bể bùn hữu cơ phân hủy, trơ lại bùn vô cơ lắng lại. Cuối cùng là bể nước sau xử lý đã đạt quy chuẩn Việt Nam, có thể dùng làm nước sinh hoạt hoặc tắm được.
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT JVE cho biết thêm, công nghệ Nano Bioreactor hoàn toàn xử lý được triệt để vấn đề nước thải hàng ngày đổ vào khu xử lí mà không cần thu gom. Đây là mô hình nhà máy xử lý nước thải tại chỗ và nước thải hàng ngày đổ vào được xử lý trong ngày.
Chủ tịch HĐQT JVE chia sẻ: "Nước bên trong khu vực xử lý này có thể trong sau 1 ngày. Tuy nhiên, do ngày mai chuyên gia của chúng tôi đi công tác nên chiều 8/8 mới có mặt ở Hà Nội. Hôm ấy, đích thân TS.Kubo Jun sẽ tắm bên trong bể nước sau khi xử lý cho mọi người cùng thấy".
Bốn chiếc bể được lắp đặt theo từng công đoạn từ nước sông ô nhiễm đưa vào đến khi nước sau xử lý có thể dùng sinh hoạt được.
Theo chuyên gia Nhật Bản, mục đích của việc lắp đặt khu xử lý nước này nhằm giúp người dân và các chuyên gia có thể tận mắt chứng kiến công nghệ Nano Bioreactor hoạt động thế nào.
Người dân cũng đang rất háo hức mong chờ xem "bảo bối" của Nhật Bản có thể làm hồi sinh được con sông Tô Lịch hay không.
Nước sông màu đen được bơm vào bể đầu tiên và sau khoảng 1 ngày xử lý sẽ cho ra được nước đạt quy chuẩn Việt Nam ở bể số 4.
Đây sẽ là chiếc bể mà tiến sĩ người Nhật Bản Kubo Jun sẽ dự định tắm vào ngày 8/8.
Hiện sau bão số 3, nước hồ Tây vẫn đang được xả ra sông Tô Lịch khiến nước sông dâng cao, nước chảy khá mạnh.
Các máy sục khí Nano lắp đặt trước đó dưới lòng sông vẫn đang hoạt động.
Theo Danviet
Hồ Tây tiếp tục xả nước ra sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật Bản sẽ có biện pháp gì? Nếu Hồ Tây xả nước ra sông Tô Lịch lần nữa, các chuyên gia Nhật Bản cho biết sẽ có biện pháp khắc phục tình trạng này. Chiều 18/7, TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, việc Công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 khối nước từ Hồ Tây...