Công bố 9 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa có văn bản công bố 9 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1. Nghị quyết số 1177/NQ-UBTVQH14 ban hành Quy định về tổ chức đoàn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội viếng người từ trần;
2. Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XV;
3. Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung;
Phiên họp thứ 52 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ảnh: VPQH)
4. Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026;
Video đang HOT
5. Nghị quyết số 1188/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị trấn Cát Tiến thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định;
6. Nghị quyết số 1189/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập phường Quỳnh Lâm và phường Trung Minh thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình;
7. Nghị quyết số 1190/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Đắk Nông;
8. Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;
9. Nghị quyết số 1194/NQ-UBTVQH14 phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021.
Đáng chú ý, tại Nghị quyết số 1185, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tổng số đại biểu Quốc hội Khóa XV là 500 người. Trong đó, số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 đại biểu (41,4%); số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%) với cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu, cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu.
Theo Nghị quyết số 1186, hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.
Còn theo Nghị quyết số 1187, căn cứ vào số lượng đại biểu HĐND được bầu, nguyên tắc về việc bảo đảm số dư khi lập danh sách người ứng cử đại biểu HĐND quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Thường trực HĐND cấp xã, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND cùng cấp, dự kiến cụ thể cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các thôn, tổ dân phố, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị hành chính cấp mình…
Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV
Sáng nay, 20-10, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc Kỳ họp thứ mười. Chiều 19-10, Tổng thư ký Quốc hội ra thông cáo báo chí cho biết, Quốc hội tiếp tục tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung và chia làm 2 đợt.
Đợt 1: Quốc hội họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20 đến 27-10); Đợt 2: Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội (từ ngày 2 đến 17-11).
Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội; đồng thời, tổ chức tiếp xúc cử tri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để phản ánh với Quốc hội tại kỳ họp.
Ảnh minh họa: quochoi.vn
Chiều 19-10, tại Trung tâm Báo chí, Nhà Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 7 ngày cho công tác xây dựng pháp luật, chiếm khoảng 37% tổng thời gian của kỳ họp, để thông qua 7 dự thảo luật, 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến vào 4 dự án luật khác; trong đó có 1 dự thảo luật, 2 dự thảo nghị quyết trong lĩnh vực quốc phòng. Đó là dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Cùng với đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung về kinh tế-xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN). Cụ thể là kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2020; kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021; các báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2016-2020: phát triển KT-XH, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025; các kế hoạch: Tài chính 5 năm, đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020; xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An...
Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày để xem xét các báo cáo và tiến hành chất vấn về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Trong công tác nhân sự, Quốc hội sẽ phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; phê chuẩn việc miễn nhiệm nhân sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế, nhân sự Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao; bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh...
Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp báo, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ với những đau thương, mất mát của đồng bào miền Trung do bão lũ gây ra; chia sẻ với sự hy sinh, mất mát của các cán bộ, chiến sĩ trong khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 1 phút để mặc niệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Man (đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Bình, Phó tư lệnh Quân khu 4); các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh và đồng bào iền Trung đã bị thiệt mạng trong đợt mưa lũ vừa qua.
Quốc hội dự kiến chất vấn trực tuyến các "tư lệnh" ngành Quốc hội dự kiến sẽ duy trì 2 hình thức họp trực tuyến và tập trung, trong đó tiến hành chất vấn trực tuyến các thành viên Chính phủ. Ngày 14-7, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Báo cáo tại...