Vì sao trẻ em đi cai nghiện phải có ý kiến của tòa án?
Ngày 9/12, tại phiên họp thứ 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng chống ma tuý (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý được nhiều đại biểu quan tâm là việc đưa trẻ em dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc .
Thượng tướng Lê Quý Vương , Thứ trưởng Bộ Công an . Ảnh: Khánh Quang
“Trước kia đơn giản lắm”
Báo cáo tiếp thu giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định tiếp tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi đã cai nghiện bắt buộc nhưng vẫn nghiện ma túy.
Thường trực Ủy ban này cho rằng, trẻ em trong độ tuổi này là đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ và biện pháp phải khác so với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đó là quan điểm mang tính nhân văn của Nhà nước ta. Nếu tiếp tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đã vô tình coi trẻ em trong độ tuổi này giống như trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Cũng từ đề xuất của đại biểu, bà Nguyễn Thuý Anh cho biết, dự thảo luật dự kiến được chỉnh lý theo hướng bổ sung một điều về “lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi”. Trong đó, quy định hồ sơ phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan bảo vệ quyền trẻ em với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh, nhân thân và đề xuất phương án quản lý tốt nhất cho từng trường hợp.
Tuy nhiên, đây lại là mối băn khoăn của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khi cho ý kiến về việc này. Theo ông, nhiều gia đình muốn đưa con em vào cơ sở cai nghiện ma tuý, nhưng với trình tự quy định trong dự thảo sẽ khó khả thi.
“Gia đình phải đề nghị với chủ tịch xã, rồi phải đợi lập hồ sơ, xem có vấn đề gì không mới chuyển lên huyện xem xét, sau đó lại đề nghị toà án xem xét trong 2 ngày. Với quy trình này, nhất là với các tỉnh miền núi thì không khả thi được. Trước kia đơn giản lắm, công an chỉ lập danh sách xong trình tỉnh quyết định rồi đưa đi cai nghiện ngay, rất nhanh và không có vướng mắc gì. Còn bây giờ phải đợi cả toà án, tôi e rằng sẽ ùn tắc hồ sơ đưa đi cai nghiện”, ông Phúc nói và đề nghị phải đơn giản hoá trình tự thủ tục này.
Phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình lưu ý, có nhất thiết phải đưa trẻ em trong độ tuổi này vào cơ sở cai nghiên bắt buộc hay không? Nếu để trẻ em trong độ tuổi này cai nghiện cùng với đối tượng trên 18 tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khắc phục điều này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đề nghị trẻ em trong độ tuổi này cần được bố trí một khu riêng. Đồng thời dự thảo luật cần quy định rõ: Cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em trong độ tuổi này trong thời gian cai nghiện bắt buộc.
Giải trình về nội dung này, Thượng tướng Lê Quý Vương , Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, việc đưa các cháu vào cai nghiện bắt buộc phải hết sức tính toán vì còn liên quan đến quyền trẻ em và các vấn đề nhân đạo. Thậm chí, nếu đưa các cháu vào 6 tháng đến 1 năm, việc bảo đảm học hành cho các cháu như thế nào? “Cho nên phải có quyết định của toà án là như vậy. Khi soạn thảo luật, chúng tôi băn khoăn nhất độ tuổi này. Tuy nhiên, hiện độ tuổi này lại dễ bị nghiện hút nhất”, ông Vương lý giải.
Chủ tịch Quốc hội thăm gia đình các liệt sỹ hy sinh trong đợt mưa lũ
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong thân nhân các gia đình của các liệt sỹ nén đau thương để chăm lo cuộc sống trước mắt, nhất là những gia đình có con nhỏ, cha yếu, mẹ già.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và tặng quà gia đình liệt sỹ Đinh Văn Trung ở phường Bến Thủy, thành phố Vinh. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Chiều 30/11, tại tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã tới thăm và thắp hương tại gia đình liệt sỹ Nguyễn Cảnh Cường ở xã Nghi Liên, thành phố Vinh; gia đình liệt sỹ Đinh Văn Trung, phường Bến Thủy, thành phố Vinh.
Đây là hai trong số 13 liệt sỹ đã hy sinh khi đi cứu nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên-Huế) vào rạng sáng 13/10/2020.
Tại thành phố Vinh, Nghệ An, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ và động viên những thân nhân gia đình liệt sỹ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trong đợt mưa lũ miền Trung vào tháng 10 vừa qua.
Đại diện thân nhân đến từ tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị...
Tham dự đoàn có Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý; Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 4...
Tới thắp hương hai gia đình liệt sỹ và gặp gỡ các thân nhân liệt sỹ hy sinh, trong không khí xúc động, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết trong đợt mưa lũ vừa qua, hằng ngày, hằng giờ, nhân dân cả nước đã theo dõi tình hình mưa bão, lắng nghe từng thông tin thiệt hại, trong đó có sự hy sinh quên mình cứu dân trong cơn hoạn nạn của những cán bộ, chiến sỹ.
Quân khu 4 có 35 cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tại Kỳ họp thứ 10, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh, người dân tử nạn trong đợt mưa lũ .
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là sự hy sinh lớn lao, là mất mát to lớn. Đảng, Nhà nước, nhân dân không bao giờ quên sự hy sinh đó. Những cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh luôn sống mãi trong lòng đồng đội, nhân dân cả nước...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi tới các thân nhân gia đình các cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh trong đợt mưa lũ miền Trung vừa qua lời chia buồn sâu sắc, mong thân nhân các gia đình nén đau thương để chăm lo cuộc sống trước mắt, nhất là những gia đình có con nhỏ, cha yếu, mẹ già.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quân khu 4 tiếp tục tạo điều kiện, chia sẻ mất mát với các gia đình cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh...
Đại diện một số gia đình liệt sỹ hy sinh đến từ Thừa Thiên-Huế, từ Quảng Bình, Quảng Trị... phát biểu cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã động viên, chia buồn cùng các gia đình; đồng thời cho biết đợt mưa lũ thiên tai khốc liệt vừa qua đã làm nhiều cán bộ, chiến sỹ hy sinh. Đây thực sự là mất mát, đau xót của các gia đình. Đảng, Nhà nước, Quân khu 4 và nhân dân cả nước đã chia sẻ, động viên kịp thời.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm, tặng quà thân nhân các gia đình liệt sỹ thuộc các đơn vị quân khu 4 đã hy sinh trong khi giúp nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Đặc biệt trong những ngày đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân khu 4... đã tới từng gia đình động viên, giải quyết những khó khăn trước mắt, cũng như thực hiện các chính sách cho gia đình các liệt sỹ.
Đại diện gia đình các liệt sỹ xúc động chia sẻ cuộc gặp gỡ, sự động viên của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội và các thành viên trong Đoàn dịp này là nguồn động viên đối với các gia đình.
Thời gian tới, thân nhân các gia đình sẽ tiếp tục giáo dục con cháu phát huy truyền thống, sống xứng đáng với sự hy sinh của các liệt sỹ.
Chưa chốt 'số phận' 2 dự luật do Bộ Công an soạn thảo Số phận của 2 dự luật do Bộ Công an soạn thảo được lấy ý kiến ĐBQH còn nhiều ý kiến trái chiều, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định "đây là cả tiến, cả lùi". Tại họp báo sau bế mạc kỳ họp Quốc hội chiều nay (17/11), trả lời báo chí về số phận của 2 dự luật...