Công bố 4 nhân vật nhận giải thưởng được mệnh danh là ‘Nobel của châu Á’
Ngày 31/8, Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay đã công bố 4 chủ nhân của giải năm nay, trong đó có ông Sotheara Chhim (54 tuổi) – một bác sĩ tâm thần người Campuchia – người đã nỗ lực vượt qua nỗi đau của bản thân và sau đó điều trị cho các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot.
4 người nhận Giải thưởng Ramon Magsaysay năm nay. Ảnh: news.abs-cbn.com
Ramon Magsaysay là giải thưởng thường niên, được lập vào năm 1957 và đặt theo tên của vị tổng thống Philippines đã qua đời trong một vụ tai nạn máy bay. Được mệnh danh là “giải Nobel của châu Á”, giải thưởng Ramon Magsaysay nhằm mục đích tôn vinh những người đã “phục vụ quên mình vì sự phát triển của các dân tộc châu Á”.
Theo Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay, bác sĩ Sotheara Chhim được tôn vinh vì những nỗ lực của ông trong việc giúp đỡ các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot, với trọng tâm là công tác điều trị hội chứng rối loạn tâm lý. Ban tổ chức giải thưởng Ramon Magsaysay đánh giá cao “sự can đảm và bình tĩnh của ông trong việc vượt qua những tổn thương sâu sắc để trở thành người chữa bệnh cho mọi người”. Ông Sotheara Chhim cũng từng được mời làm nhân chứng tại phiên tòa do Liên hợp quốc bảo trợ, xét xử các thủ lĩnh cấp cao của chế độ Pol Pot.
Video đang HOT
Ngoài bác sĩ Sotheara Chhim, giải thưởng Ramon Magsaysay cũng đã vinh danh nhà hoạt động môi trường và nhà làm phim người Pháp Gary Bencheghib (27 tuổi) vì nỗ lực làm sạch các nguồn nước ô nhiễm của Indonesia. Bencheghib và em trai đã chế tạo thuyền kayak làm bằng chai nhựa và tre để nhặt rác ở sông Citarum – một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới.
Bác sĩ người Philippines -bà Bernadette Madrid (64 tuổi), cũng nhận được giải thưởng này về việc thành lập các trung tâm bảo vệ trẻ em trên khắp Philippines nhằm giúp đỡ các nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình.
Trong khi đó, bác sĩ nhãn khoa Nhật Bản Tadashi Hattori (58 tuổi) được trao giải vì đã tiến hành các ca phẫu thuật mắt miễn phí tại Việt Nam.
Lễ trao giải thưởng Ramon Magsaysay 2022 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại thủ đô Manila (Philippines) vào tháng 11 tới.
Tổng thống Putin ca ngợi mối quan hệ hợp tác giữa Nga với châu Á Thái Bình Dương
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ hài lòng về sự phát triển của mối quan hệ song phương giữa Nga với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
"Chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ hợp tác song phương trực tiếp giữa Nga với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, cũng như mối quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khuôn khổ các hiệp hội có tầm ảnh hưởng - như Cộng đồng Kinh tế Á - Âu (EAEC), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi (BRICS), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt được động lực", ông Putin tuyên bố trong thông điệp gửi lời chào tới các đại biểu, tổ chức, khách mời của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7.
Người đứng đầu Điện Kremlin cũng bày tỏ Nga sẵn sàng tăng cường hợp tác khu vực với tất cả các đối tác dưới nhiều hình thức khác nhau. Ông cho biết các chính trị gia, doanh nhân, chuyên gia và những nhân vật công chúng của Nga và nước ngoài sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến triển vọng tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học và nhân đạo. Nhà lãnh đạo Nga hy vọng Diễn đàn kinh tế sắp tới sẽ có nhiều hợp đồng thương mại và thỏa thuận dài hạn được ký kết với sự tham gia của giới doanh nghiệp và các cơ quan chức năng khu vực.
Trong những năm qua, Diễn đàn Kinh tế Phương Đông đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng quan hệ kinh doanh giữa Nga và các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 sẽ được tổ chức tại thành phố Vladivostok của Nga vào ngày 5-8/9 tới. Theo giới chức, đại diện từ hơn 60 quốc gia sẽ tới tham dự sự kiện này.
Nga đã tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh xung đột tại Ukraine khiến mối quan hệ giữa Nga và phương Tây leo thang căng thẳng.
Đầu tháng này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhận định ASEAN là hình mẫu về hợp tác đa phương mà nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới cần học hỏi kinh nghiệm. Bà Zakharova đánh giá trong hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một trong những tổ chức quốc tế có thẩm quyền nhất, đã tự khẳng định mình như một nhân tố quan trọng của trật tự thế giới đa cực đang nổi lên, đồng thời là một trung tâm trọng điểm quy tụ xung quanh nhiều quá trình kinh tế và chính trị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Áp lực lạm phát đè nặng các ngân hàng trung ương châu Á Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ châu Á đang căng thẳng nghiên cứu dữ liệu và xu hướng mới nhất về lạm phát để đưa ra các quyết sách đối phó với lạm phát tăng cao. Theo tờ Nikkei Asia, đa số các ngân hàng trung ương châu Á đi theo hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy...