Công bằng từ yêu thương
Rõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối.
Khi còn nhỏ, tôi và em trai rất hay cãi lộn. Mỗi lần như vậy mẹ tôi thường bảo: “Con lớn hơn thì phải nhường em”. Đương nhiên với một đứa trẻ cách phân xử này của mẹ thật không công bằng. Tôi tìm tới bà nội. Bà nội bảo: “Con là con gái thì phải nhu mì, hiền dịu. Sao cứ tranh cãi như con trai thế…”. Cả nhà chẳng ai bênh tôi.
Tôi đem chuyện này kể với bố. Bố là người thương tôi nhất. Bố cười rồi đem tới một cái bánh, hai cái đĩa và một con dao. Đầu tiên bố lấy để bánh lên đĩa, lấy thước kẻ đo hai phần bằng nhau rồi dùng dao cắt làm đôi. Sau đó, bố đặt bánh lên hai chiếc đĩa rồi hỏi:
- Con thấy chiếc bánh bố chia đã công bằng chưa?
Tôi lấy thước kẻ đo lại rồi bảo: – Bằng nhau rồi ạ.
Video đang HOT
Bố tôi lắc đầu: – Thế này chưa công bằng đâu con. Con thử nghĩ mà xem, con mới chỉ thấy bố cắt chiếc bánh bằng nhau. Còn những yếu tố khác con chưa nghĩ tới phải không. Con xem, con lớn hơn em đáng lý phải được phần bánh lớn hơn chứ. Lớn hơn đương nhiên phải ăn nhiều hơn đúng không nào?
Tôi mở mắt tròn xoe nhìn bố: – Nhưng con không cần phần lớn hơn mà.
Bố lại ví dụ tiếp: – Con có hai tay, giờ nếu bắt buộc phải bỏ một tay thì con chọn tay phải hay tay trái? (ví dụ này hơi bạo lực)
Tôi giãy nảy: – Con muốn cả hai tay cơ.
- Thế con không thấy tay phải cần thiết hơn tay trái sao? Rõ ràng con viết bài, quét nhà… chỉ cần dùng một tay là đủ.
- Nhưng có lúc phải hai tay mới làm được. Con không thể buộc tóc, ăn cơm bằng một tay.
Bố cười bảo: – Con hoàn toàn có thể làm bằng một tay, nếu như con kiên trì luyện tập.
- Nhưng dù sao có hai tay vẫn hơn mà bố.
Đến lúc ấy bố mới giải thích: – Đấy, con nhớ nhé. Rõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối. Con thấy rằng mẹ và bà không công bằng khi chị em con cãi nhau. Thế con có thấy công bằng khi em ăn ít hơn con, nhỏ hơn con nhưng lại được giao công việc bằng con. Còn nữa, khi con còn nhỏ bố mẹ luôn mua quần áo mới cho con mặc. Còn em sinh ra sau con, để tích kiệm bố mẹ chỉ cho em mặc quần áo cũ của con. Vậy là có công bằng không? Con vẫn có nhiều lúc được hưởng biệt đãi nhiều hơn em con mà.
Bố ngừng một chút lại rồi nói tiếp: – Hai chị em con cũng giống như bàn tay của bố vậy. Rõ ràng là bố, mẹ cần cả hai con đúng không nào? Bố mẹ sẽ thấy thật không may mắn nếu thiếu một trong hai chị em con. Vì thế con hãy yêu thương em nhiều hơn. Chắc chắn con sẽ nhận được nhiều hơn những gì con đã cho đi. Lúc đó con sẽ thấy cuộc đời công bằng với con biết nhường nào.
Theo Guu
Có thể cuộc sống đã công bằng
"Không ai có thể đem đến sự bình yên bình thanh thản cho chính bạn ngoài bạn" Ralph Waldo Emerson
Mười tám tuổi, tôi đã có thể đứng trước lớp đọc bài văn do mình suy nghĩ, tưởng tưởng tượng ra.Tôi miêu tả cái cảm giác thích thú của những người bạn cùng trang lứa khi họ lần đầu được phép lái xe.Tôi thầm ghen tỵ với họ.Tôi biết rằng tôi luôn phải nhờ vả người khác mỗi khi muốn đi đến bất cứ đâu. Bởi tôi là một người khiếm thị. Mới bốn tuổi, tôi mắc phải căn bệnh gọi là hội chứng khô mắt, lúc ấy mọi thứ xung quanh chỉ là những hình ảnh lờ mờ trước mắt tôi.Có nhiều việc tôi không thể tự mình làm được.Tôi không thể tự lái xe, không thể nhìn các bài giảng trên bảng và đối với tôi,đọc sách là một chuyện không dễ chút nào.
Tôi luôn ước mơ mình được bình thường như bao người khác.Từ khi không còn phân biệt rõ mọi thứ xung quanh, những việc quan trọng đối với tôi dường như đã quá xa vời.Nhưng tôi vẫn là tôi, tôi không thể thay đổi thực tế ấy.Tôi cố gắng học cách sử dụng các giác quan khác nhằm bù đắp lại những khiếm khuyết của mình.
Ngày còn học trung học, tôi tham gia vào đội bóng rổ của trường. Đồng đội của tôi chỉ cho tôi nên phán đoán xem bóng ở đâu bằng cách nghe âm thanh từ giọng nói của họ.Kết quả là tôi đã học được cách tập trung cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, tôi còn là một trong số những đại diện cho hôi đồng sinh viên của trường.Tôi tham gia vào một chương trình của Liên Hiệp Quốc, cùng mọi người đến tham quan hoạt động của các nhà lập pháp ở thủ đô Washington.Tôi tốt nghiệp chương trình trung học song song với các chương trình học kép của người Do Thái và những chương trình tổng quát khác.
Sau khi tốt nghiệp, tôi đến Israel học trong vòng 2 năm. Hiện tôi đang là sinh viên năm thứ 2 của trường đại học Yeshiva.Tôi muốn trở thành một luật sư.
Đôi khi, tôi tự hỏi không biết tại sao cuộc sống lại không công bằng với tôi như thế. Có lẽ cuộc sống muốn tôi phát triển những khả năng khác cũng như khơi gợi những tài năng vốn dĩ tiềm năng khác cũng như khơi gợi những tài năng vốn dĩ tiềm ẩn trong tôi. Cũng có thể đó là một món quà đặc biệt mà cuộc sống đã trao tặng cho chính tôi, bởi trong những lĩnh vực khác, tôi là một con người quá đỗi bình thường, nhưng với thử thách này, cuộc sống đã thành công khi thúc đẩy để tôi ngày một hoàn thiện chính mình. Và tôi đã làm được.
Chúng ta có thể nhìn cuộc sống qua nhiều lăng kính khác nhau. Và đây là những gì tôi đã nhìn thấy từ chính cuộc sống của mình.
Theo Guu
Hãy tự nhắc mình Đừng vì cô đơn mà chọn đại một người để yêu. Thật chẳng công bằng cho cả hai và cũng thiếu trách nhiệm. Hãy tìm một người bạn tri kỷ chứ không phải người yêu. Nếu nhắn tin cho người ta mà lâu không thấy người ta trả lời, đừng nhắn nữa, không có sự chờ đợi thấp hèn đến thế. Nếu mà...