Công an, Y tế phối hợp chống hành vi bạo lực nhân viên y tế
Sau 5 năm triển khai thực hiện Quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế giữa Bộ Công an và Bộ Y tế đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.
Ngày 12/6, Bộ Y tế tổ chức Ký kết quy chế phối hợp số 03/QC-BYT-BCA ngày 26/9/2013 giữa Bộ Y tế và Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế.
Tình trạng hành hung nhân viên y tế cần phải được giảm thiểu để tạo sự an toàn, an tâm cho cán bộ y tế và người bệnh.
Trên thực tế trong thời gian qua, dư luận cả nước nhất là các cán bộ nhân viên ngành Y tế rất bức xúc trước vấn đề tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là ở một số bệnh viện lớn xuất hiện tình trạng bất ổn về an ninh, trật tự.
Nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân, thậm chí là người bệnh đã đe dọa, hành hung cán bộ y tế ngay tại nơi khám, cấp cứu. Có không ít trường hợp nhân viên y tế đã phải nhập viện điều trị vì bị người bệnh/ người nhà bệnh nhân bạo hành.
Video đang HOT
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong 5 năm qua, việc phối hợp trao đổi thông tin được 2 Bộ Công an và Bộ Y tế triển khai thực hiện chủ động thường xuyên và linh hoạt; nhiều thông tin quan trọng đã được 2 ngành trao đổi kịp thời, có tác dụng tích cực trong việc phối hợp xử lý.
Cụ thể, đã có trên 6.000 lượt tin được 2 ngành trao đổi, trong đó có nhiều thông tin quan trọng, đáng chú ý như những diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra tại các cơ sở y tế; vấn đề bạo hành các y bác sỹ, nhân viên y tế; các thông tin phức tạp liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh của một số phòng khám Đông y Trung Quốc, tình hình phức tạp trên lĩnh vực dược, đấu thầu thuốc, một số vụ việc phức tạp liên quan đến nhập khẩu, buôn bán trang thiết bị y tế cũ, quá hạn sử dụng ghi trên bao bì…
Đặc biệt, theo thống kê, đã có trên 15 vụ việc liên quan cán bộ, đảng viên có quan điểm phức tạp ảnh hưởng an ninh chính trị, sử dụng mạng xã hội facebook, fanpage để xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo ngành Y tế, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo địa phương, trục lợi BHYT và nhiều vụ việc đơn thư khiếu nại, tố cáo, mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ tại một số đơn vị ngành y tế được 2 ngành thông tin, xử lý kịp thời.
Ngoài ra, các lực lượng chức năng đã chủ động trong hoạt động trao đổi thông tin, hình ảnh về các đối tượng “cò mồi”, móc túi, trộm cắp, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, các hoạt động liên quan đến ma tuý trong và khu vực ngoài bệnh viện để thông báo công khai, kịp thời cho người dân đến khám, chữa bệnh biết, chủ động phòng tránh, phát hiện, tố giác tội phạm. Do đó, tình trạng mất cắp tài sản của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã giảm đáng kể, nhất là tình trạng trộm cắp móc túi.
Đồng thời, lực lượng công an phối hợp với các cơ sở y tế thường xuyên rà soát, quản lý các đối tượng hình sự, trộm cắp, móc túi, cò mồi tại các bệnh viện; thành lập tổ công tác, tuần tra; thiết lập “đường dây nóng”; niêm yết công khai số điện thoại trực hình sự của công an để thuận lợi cho người dân liên hệ, tố giác tội phạm.
Để siết chặt an ninh bệnh viện thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các BV bảo đảm cơ sở vật chất, rà soát, củng cố toàn bộ khuôn viên, tường rào, kiểm soát lối ra, lối vào, lắp đặt camera an ninh, hệ thống báo động khẩn cấp.
Bộ trưởng Y tế cũng yêu cầu các BV phân công đủ nhân viên bảo vệ thường trực thường xuyên 24/24, xây dựng và củng cố đội an ninh phản ứng nhanh, sẵn sàng đối phó với các sự cố bất thường.
Về phía Bộ Công an, theo Bộ trưởng Tô Lâm, các cơ sở cần duy trì, nâng cao hiệu quả các tổ công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các đơn vị công an các tỉnh, TP. Bên cạnh đó, Công an các quận, huyện, thị xã tại các BV, tăng cường chế độ trực ban trực chiến, ý thức trách nhiệm khi xử lý thông tin, bảo đảm ngăn chặn kịp thời các hành vi đe dọa, tấn công bác sỹ và người dân đến khám, chữa bệnh tại các BV trên toàn quốc.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng mong muốn các cơ quan truyền thông, báo chí phối hợp trong việc đưa tin, bài về những tấm gương tốt của các cán bộ y tế, lên án hành vi xấu nhằm ngăn chặn những hành vi tiêu cực của nhân viên y tế phù hợp trên tinh thần xây dựng, không cổ xúy cho hành vi bạo lực, cảm thông, chia sẻ với khó khăn của thầy thuốc, nhân viên y tế.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Cán bộ y tế tham gia hiến máu cứu người
Công đoàn (CĐ) Y tế Việt Nam đã tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2019, hưởng ứng ngày Quốc tế Người hiến máu (14-6) với chủ đề "Blouse trắng, trái tim hồng" vào sáng 31-5 tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương.
Phát biểu tại ngày hội hiến máu, Chủ tịch CĐ Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình cho biết đây là hoạt động thiết thực, hết sức ý nghĩa của các y - bác sĩ, nhân viên y tế để sẻ chia từng giọt máu hồng cho người bệnh. Việc hiến máu tình nguyện còn thể hiện lòng nhân ái, trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng cũng như truyền thống tương thân tương ái của dân tộc do đó phải được phát huy để trở thành việc làm thường xuyên, liên tục. Tại ngày hội, các cán bộ của CĐ Y tế Việt Nam, các y - bác sĩ của viện và hàng trăm CNVC-LĐ tham dự đã tình nguyện hiến máu.
Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình (trái) tặng huy hiệu cho cán bộ ngành tham gia hiến máu tình nguyện
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia Hiến máu tình nguyện, năm 2018, cả nước tiếp nhận trên 1,4 triệu đơn vị máu (tương đương 1,6% tỉ lệ người dân tham gia hiến máu) mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu máu. Để bảo đảm an toàn truyền máu theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cần 2% người dân tham gia hiến máu, như vậy chúng ta còn một khoảng cách tương đối xa mới bảo đảm được lượng máu theo khuyến cáo của WHO.
Tin-ảnh: N.Hà
Theo Nguoilaodong
Bỏ rước khách đưa "bà bầu" đi cấp cứu, tài xế xe buýt phát hiện sự thật không thể ngờ Thấy người phụ nữ ra dấu hiệu mình sắp sinh, nhiều người đi xe buýt thương cảm góp 4 triệu đồng ủng hộ. Tuy nhiên, khi đưa tới bệnh viện thì bác sĩ khẳng định người này không mang bầu và cũng đã rời đi ngay sau đó. Hình ảnh người phụ nữ ra dấu hiệu sắp sinh trên xe buýt Ngày 15/2,...