Công an xã được huy động phương tiện, điều tra ban đầu?
Trong các tình huống cấp bách, lực lượng Công an xã được huy động phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác
Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Công an xã để thay thế Pháp lệnh Công an xã ra đời từ năm 2008. Theo đó, nhiều quyền hạn của lực lượng Công an xã được quy định cụ thể hơn.
Theo dự thảo, công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách thuộc hệ thống tổ chức của CAND, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
Nhà nước có chính sách ưu tiên xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, sử dụng ổn định lực lượng Công an xã; có chế độ đãi ngộ và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công an xã.
Công an xã được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp với nhiệm vụ được giao. Vũ khí, công cụ hỗ trợ này được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
Công an xã được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Một buổi diễn tập của công an xã phối hợp với các lực lượng truy bắt kẻ trộm. Ảnh: Báo PL TP.HCM
Video đang HOT
Đáng chú ý, trong trường hợp cấp bách để cấp cứu người bị nạn, cứu nạn, cứu hộ, truy bắt người phạm tội quả tang, người gây tai nạn bỏ chạy, người có quyết định truy nã, truy tìm, Công an xã được huy động phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác, người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó; phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống cấp bách đó chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch UBND cùng cấp. Trường hợp tài sản huy động có thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Công an xã còn có quyền thực hiện trách nhiệm đối với hoạt động điều tra hình sự theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Điều 24 dự thảo Luật Công an xã quy định, Công an xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã. Trường hợp gặp khó khăn, vượt quá khả năng của Công an xã thì báo cáo ngay lên Công an cấp trên trực tiếp để có sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời.
Sau khi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm hoặc tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, phải lập biên bản và dẫn giải lên Công an cấp trên theo quy định.
Lực lượng Công an xã cũng phải nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
Ngoài ra, lực lượng Công an xã phải thẩm tra, xác minh, phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp đối với các tin tức, vụ việc về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Dự thảo luật cũng nêu rõ: Công an xã có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với lực lượng CSGT thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của công an cấp trên.
Theo dự thảo luật, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ các tiêu chuẩn sau thì được xem xét, tuyển chọn vào Công an xã nơi mình cư trú: Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Trưởng Công an xã phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ Công an xã (được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận); Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã phải là người đã học xong chương trình THPT trở lên, Công an viên phải là người đã tốt nghiệp từ THCS trở lên.
Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa không có đối tượng tuyển chọn có đủ tiêu chuẩn học vấn theo quy định thì trình độ học vấn của Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thể thấp hơn nhưng cũng phải là người đã học xong chương trình Tiểu học trở lên.
Thanh Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Người đàn ông tự tử để lại thư tố công an xã "chà đạp nhân phẩm"1
Cho rằng cái chết của ông Bản liên quan đến việc bị công an xã hành hung, gia đình ông đã làm đơn tố công an xã.
Chiều 22.4, ông Lê Nho Tâm - Trưởng Công an huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) cho biết, cơ quan này đang xác minh việc ông Trương Văn Bản (SN 1958, trú thôn Xuân Đông, xã Đại Thắng, Đại Lộc) chết do tự tử và để lại thư tuyệt mệnh cho rằng bị công an hành hung, xúc phạm nhân phẩm.
"Lá thư đó gia đình nói là của ông Bản để lại, tuy nhiên có phải là của ông Bản hay không thì cần phải kiểm tra xác minh. Nếu đúng sự thật thì xử lý cán bộ đúng theo quy định. Nếu không đúng cũng sẽ thông báo lại cho gia đình biết..." - ông Tâm nói.
Trao đổi với PV, người nhà ông Bản cho biết, khoảng 7h15 sáng 20.4, ông Bản uống rượu bia rồi qua nhà ông Lê Trung Bình (cùng thôn) quậy phá.
Sau khi nhận tin báo, công an xã Đại Thắng đến đưa ông Bản về trụ sở làm việc. Lúc này, lực lượng công an còng tay ông Bản, đến khi người dân phản ứng mới thả ra. Đến khoảng 9h cùng ngày, công an xã Đại Thắng gọi điện cho anh Trương Văn Trường Hậu (SN 1990, con trai ông Bản) lên UBND xã Đại Thắng đưa cha về.
Đông đảo người dân đến chia buồn với gia đình trước cái chết của ông Bản.
"Khi tôi lên thì thấy cha la lối, nói công an xã tát 2 cái vào mặt và còng tay. Thấy cha có sử dụng bia rượu nên tôi bảo cha về. Lúc này ông nói nếu anh Vĩ (ông Lê Hồng Vĩ - Trưởng Công an xã Đại Thắng - PV) không xin lỗi thì ông sẽ về nhà tự tử" - anh Hậu kể.
Sau đó, anh Hậu đưa ông Bản về nhà. Ông vào phòng chốt cửa lại. Khoảng 12h trưa anh Hậu gọi mãi không thấy cha trả lời nên đạp cửa vào, phát hiện ông Bản đã uống thuốc độc tự tử. Dù nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng ông đã tử vong.
Đến khoảng 20h40 cùng ngày, khi chuẩn bị đồ để liệm, gia đình phát hiện 2 bức thư trên chiếc giường mà ông Bản nằm tự tử. Trong đó, một bức ông Bản viết riêng cho anh Hậu căn dặn phải sống thật tốt, không làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của gia đình.
Bức thứ 2 ông Bản viết trên bao đựng phim X-quang nhắn gửi UBND xã Đại Thắng. Trong thư, ông Bản viết: "Tôi Trương Văn Bản bị Vĩ công an xã chà đạp nhân phẩm và dùng bạo hành đánh tôi. Do đó, tôi uống thuốc vì nhục quá, vì quá áp bức tôi nên tôi tự vẫn"...
Sau khi phát hiện bức thư, người nhà nạn nhân cho rằng cái chết của ông Bản có liên quan đến Công an xã Đại Thắng nên đã báo cáo sự việc lên Công an huyện Đại Lộc, yêu cầu điều tra làm rõ.
Bà Lê Thị Kim Hòa - Bí thư Đảng ủy xã Đại Thắng cho biết, sau sự việc, ông Lê Hồng Vĩ - Trưởng Công an xã Đại Thắng đã báo cáo sự việc. Ông Vĩ khẳng định công an xã không còng tay, không đưa ông Bản về mà ông này tự đi xe máy đến, đồng thời khẳng định không đánh ông Bản. Ông Vĩ cũng cho biết, trong lúc ông Bản đến trụ sở la lối, có một số người chứng kiến toàn bộ sự việc.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Theo_Dân việt
Chân dung nghi phạm bóp cổ người tình trong nhà trọ mới bị bắt Ngày 18/4, ông Nguyễn Hoài Vũ - Trưởng Công an xã Khánh Lâm, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) xác nhận, nghi can giết người tình trong nhà trọ gây xôn xao dư luận đã bị bắt giữ. Nạn nhân là chị Phan Tuyết H. (28 tuổi, ngụ ấp 11, xã Khánh Lâm, huyện U Minh) được nhân viên một nhà trọ ở...