Công an vận động người dân giao nạp vũ khí, vật liệu nổ
Ngày 19/11, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình, Trại tạm giam Công an tỉnh vừa vận động nhiều người dân đặc biệt là phạm nhân, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.
Thông qua công tác vận động, thuyết phục phạm nhân và thân nhân gia đình phạm nhân đã có nhiều trường hợp tự nguyện giao nộp pháo, súng tự chế, tại trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Bình.
Chị Lê Thị Q., có người thân đang chấp hành án tại trại tạm giam đã tự nguyện giao nộp 08 hộp pháo.
Video đang HOT
Như trường hợp gia đình chị Trần Thị T., trú tại TP.Đồng Hới, qua công tác thăm gặp người thân tại Trại tạm giam đã tự nguyện giao nộp 01 súng bắn điện; chị Lê Thị Q., trú tại huyện Bố Trạch, qua thăm gặp người thân đang chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh đã tự nguyện mang đến giao nộp 08 hộp pháo có trọng lượng gần 9kg.
Số pháo, súng tự chế, kiếm và súng bắn điện được trại tạm giam vận động, thu hồi được.
Cũng từ công tác vận động, phạm nhân Nguyễn Chí Tuấn, quê xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, trước khi phạm tội có cất dấu 01 súng bắn đạn bi, sau khi được cán bộ quản giáo tuyên truyền, phân tích thì phạm nhân Nguyễn Chí Tuấn đã nhờ người thân mang đến giao nộp.
Trường hợp phạm nhân Trần Thanh Hoài, quê tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, đã nhờ người thân mang đến giao nộp 01 súng hơn bắn đạn bi do Trần Thanh Hoài nhặt được và cất dấu trước khi phạm tội.
Quá trình đi đường, anh Hoàng Đức Phi, trú tại xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh nhặt được 02 hộp pháo có trọng lượng khoảng 02kg và 01 kiếm đã tự nguyện mang đến giao nộp cho cán bộ làm nhiệm vụ trực cổng tại Trại tạm giam Công an tỉnh.
Quy định mới về xử lý tình huống khủng bố tại phiên tòa
Nếu xảy ra khủng bố, bắt cóc con tin, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải báo cáo ngay chủ tọa.
Đây là một trong những nội dung mới của Thông tư 117/2020/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021, sửa đổi Thông tư 13/2016 quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng công an.
Thông tư 13/2016 đang áp dụng chỉ hướng dẫn chỉ huy lực lượng bảo vệ phiên tòa phải báo ngay cho lực lượng chuyên trách và triển khai phương án phối hợp như đã dự kiến.
Còn Thông tư 117 cho phép xảy ra tình huống khủng bố, bắt cóc con tin, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải báo ngay cho chủ tọa hoặc cơ quan chuyên môn; triển khai phương án sơ tán mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm; cấp cứu người bị thương, nếu có; bắt giữ người có hành vi trái pháp luật và bàn giao cho lực lượng chức năng giải quyết.
Thông tư 117/2020 còn bổ sung quy định về xử lý tình huống cháy nổ tại phiên tòa. Theo đó khi phát hiện có phát hiện có vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được đưa vào phiên tòa cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ cũng phải báo cáo cho tọa phiên tòa lực lượng chuyên môn và sơ tán mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Trường hợp xảy ra cháy, nổ, chiến sĩ làm nhiệm vụ phải phối hợp đưa mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm, sử dụng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy, bắt giữ ngay người có hành vi trái pháp luật bàn giao cho lực lượng chức năng.
Về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng công an tham gia bảo vệ phiên tòa như khi có vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều người hoặc nhiều cơ quan, quy định mới cho phép ai phát hiện trước có trách nhiệm giải quyết vụ việc, sau đó chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của các lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa thì phải báo cấp có thẩm quyền xem xét.
Thi thể người phụ nữ không nguyên vẹn giữa sân chung cư ở TP.HCM Nghe tiếng động mạnh phát ra dưới sân chung cư, người dân đi kiểm tra thì thấy thi thể một người phụ nữ không nguyên vẹn với nhiều vết máu. Trước đó, khoảng 10h45 ngày 17/11, cư dân sống ở chung cư Ngô Gia Tự (thuộc Quận 10, TP.HCM) nghe tiếng động mạnh phát ra từ dưới sân chung cư. Sau khi kiểm...