Công an TPHCM điều tra công ty cho vay nặng lãi qua app
Được cấp tiền và danh sách khách hàng, Công ty Hoàng Kim Cát cho hàng chục người vay tiền qua app hoặc thông qua trang web của công ty với lãi suất 30%/tháng.
Ngày 8/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cho biết đang thụ lý vụ việc cho vay lãi nặng thông qua ứng dụng UVAY do đối tượng Meng Bin (sinh năm 1977, quốc tịch Trung Quốc, tạm trú quận Bình Thạnh) cùng đồng bọn thực hiện.
Theo công an, ngày 2/7/2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM phối hợp với Công an quận 1 kiểm tra các công ty có dấu hiệu cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đang hoạt động trên địa bàn.
Kết quả điều tra ban đầu xác định, Công ty Wandering Earth Company (viết tắt là WEC, trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc) do Meng Bin làm đại diện tại Việt Nam.
Video đang HOT
Công ty WEC là chủ sở hữu của Công ty TNHH Easy Fintech Việt Nam (viết tắt là EFVN), trụ sở đặt tại phường Đa Kao, quận 1.
Công ty EFVN do Bùi Văn Huy (sinh năm 1989, quê Ninh Bình) làm tổng giám đốc, có nhiệm vụ tìm khách hàng vay tiền, thẩm định hồ sơ vay rồi chuyển thông tin lên hệ thống để Công ty Hoàng Kim Cát do bà Trần Thị Kim Hà (sinh năm 1963) làm đại diện pháp luật, chi tiền vay.
Công ty Hoàng Kim Cát có chức năng cầm đồ và được Công ty WEC cấp tiền để thực hiện dịch vụ cầm đồ.
Qua xác minh, Công an TPHCM nhận thấy Công ty WEC đã thực hiện việc cho vay lãi nặng với lãi suất 30%/tháng bằng ứng dụng UVAY và trên 2 trang web thông qua Công ty EFVN, Công ty Hoàng Kim Cát.
Từ đơn tố cáo của người dân, Công an TPHCM đã lấy lời khai của 31 người từng vay tiền qua ứng dụng UVAY của các công ty nói trên.
Hiện cơ quan công an đang tiếp tục thu thập thông tin, củng cố chứng cứ để mở rộng điều tra.
Công an TP.HCM điều tra vụ 40 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
Một số người trong nhóm 40 người quốc tịch Trung Quốc đã khai báo, họ nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường tiểu ngạch.
Công an TP.HCM đang điều tra, làm rõ qúa trình nhập cảnh trái phép của 40 người Trung Quốc vừa bị phát hiện lưu trú ở 2 khách sạn trên địa bàn để xử lý.
Đơn vị này cũng phối hợp cùng chính quyền địa phương để làm rõ, xử lý đối với 2 khách sạn kinh doanh lưu trú mà không khai báo.
Cơ quan chức năng đã phong toả 2 khách sạn
Theo Công an TP.HCM, lúc 11h trưa 5/3, Công an quận Gò Vấp kiểm tra hành chính khách sạn Queen (số 537/8 đường Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp) phát hiện 5 người Trung Quốc lưu trú tại đây. Qua làm việc, những người này đã khai nhận đi từ Phúc Kiến (Trung Quốc) qua các đường tiểu ngạch ở khu vực biên giới phía Bắc để nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, rồi đón ô tô vào TP.HCM.
1h30 rạng sáng 6/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM phối hợp cùng Công an quận 1 kiểm tra ô tô do Đ.D.T (SN 1987, ngụ quận Gò Vấp) điều khiển đang dừng trước khách sạn Symphony (số 120 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1). Công an phát hiện trên xe có 13 người Trung Quốc.
Lái xe T khai nhận, chở số người này đến khách sạn Symphony để lưu trú. Công an tiếp tục kiểm tra hành chính các phòng của khách sạn Symphony, phát hiện thêm 22 người Trung Quốc đang lưu trú mà khách sạn không khai báo với chính quyền địa phương.
Ngay sau vụ việc trên, Công an TP.HCM chỉ đạo Công an quận 1, Công an quận Gò Vấp phối hợp với Trung tâm y tế địa phương tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện cách ly theo quy định đối với 40 người Trung Quốc trên.
Cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín trá hình trong... quán cà phê Tầng trệt bán cà phê nhưng lầu 1 là cơ sở thẩm mỹ chuyên tiểu phẫu "cô bé" và triệt lông Spa. Sau phản ánh của người dân, cơ sở trá hình đã bị Thanh tra Sở Y tế vạch trần. Thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với cơ quan chức năng...