Công an TP Hồ Chí Minh trục xuất 14 người nước ngoài nhập cảnh trái phép
Tối 16/11, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa trục xuất 14 người nước ngoài nhập cảnh trái phép bị bắt giữ tại TP Hồ Chí Minh.
Lực lượng chức năng trục xuất 14 người nước ngoài nhập cảnh trái phép về nước.
Các đối tượng bước đầu khai nhận, thông qua một số người môi giới, tổ chức cho chúng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng đường tiểu ngạch ở biên giới phía Bắc, Tây Nam. Sau đó, chúng đi xe ô tô đến TP Hồ Chí Minh và được đưa vào các khách sạn cư trú trái phép. Thậm chí, đối tượng cầm đầu đường dây lựa chọn khách sạn tại trung tâm thành phố, hoặc khu vực có đông người nước ngoài tạm trú để trà trộn, tránh sự phát hiện. Mục đích của các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là tìm việc làm, hoạt động vi phạm pháp luật và xuất cảnh trái phép sang nước thứ 3.
Theo Công an TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2021 đến nay, còn tổ chức 6 đợt áp giải, trục xuất 264 người nước ngoài nhập cảnh trái phép, đến TP Hồ Chí Minh lẩn trốn.
Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với hoạt động nhập cảnh trái phép của người nước ngoài, trong thời gian tới, Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt công tác nghiệp vụ để sớm phát hiện đối tượng. Đặc biệt, phát huy vai trò của người dân trong nắm thông tin, phát hiện người nước ngoài vi phạm, thông báo cho cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, điều tra, xử lý…
Liên tiếp bóc gỡ các đường dây xuất, nhập cảnh trái phép
Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hải Dương ngày 26/10 cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án "Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép" xảy ra tại các tỉnh: Hải Dương, Cao Bằng và Lạng Sơn.
Video đang HOT
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND tỉnh Hải Dương, đề nghị truy tố 7 bị can về tội danh trên. Các đối tượng gồm: Phạm Thị Hà (SN 1986); Nguyễn Xuân Thắng (SN 1991, cùng trú tại Tứ Kỳ, Hải Dương); Sầm Văn Định (SN 1997); Sầm Văn Cường (SN 2001) và Trương Văn Tiên (SN 2000, cùng ở tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), cùng bị cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Quảng, Cao Bằng xử phạt vi phạm hành chính về hành vi "Xâm hại đến sức khỏe của người khác"; Hoàng Thị Thoa (SN 1993, ở xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) và Vũ Thành Long (SN 1987, ở tại Nam Sách, Hải Dương).
Trước đó, khoảng 4h30 ngày 24/3, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh Hải Dương tiến hành kiểm tra nhà nghỉ 372, thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, phát hiện Phạm Thị Hà, đi xe ôtô BKS 34A-448.21 cùng Nguyễn Xuân Thắng, đi ôtô BKS 34A-359.66 chở 6 người Trung Quốc, có dấu hiệu nghi vấn. Tiến hành kiểm tra, 6 đối tượng người nước ngoài khai nhận đã nhập cảnh trái phép và được đón từ tỉnh Lạng Sơn về tỉnh Hải Dương, dự kiến trưa 24/3 sẽ được đưa vào TP Hồ Chí Minh.
Đối tượng Hà tại cơ quan Công an.
Nhận định đây là đường dây tổ chức người xuất cảnh trái phép với quy mô lớn, Phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh xác lập án đấu tranh. Trong vụ án này, họ đối mặt với rất nhiều khó khăn do phương thức và thủ đoạn tinh vi của các đối tượng trong ổ nhóm.
Cụ thể, đối tượng chính là người dân tộc thiểu số, hoạt động ở khu vực biên giới chỉ câu kết với các đối tượng trong đường dây; việc đưa, dẫn người được thực hiện theo từng công đoạn... Đây cũng là vụ án đầu tiên, người xuất cảnh trái phép đã không có mặt ở địa phương. Song, từ vụ án bắt quả tang, bằng sự kiên trì và tỉ mỉ, cơ quan ANĐT đã bắt giữ các đối tượng trong ổ nhóm, bóc gỡ toàn bộ đường dây.
Quá trình điều tra xác định: Phạm Thị Hà quen biết Hoàng Thị Thoa, trong thời gian sinh hoạt cùng với nhóm "Hội phiên dịch tiếng Trung" trên ứng dụng Wechat. Ngày 20/2, qua chuyện trò trên Wechat và muốn có thêm thu nhập, Hà được Thoa trao đổi, thống nhất tối 24/2, đón người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Thoa cho Hà tài khoản Wechat của "Trang Chủng" (người Trung Quốc) để liên hệ đón người với giá 36.000.000đ/chuyến/3 người.
Sầm Văn Định từng sang Trung Quốc làm thuê, thông thuộc địa bàn nên được các đối tượng thuê đón người từ Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam tại cột mốc 718 đưa tới đèo Bông Lau thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là đèo Bông Lau) với giá 2.500NDT/người. Định được cho số điện thoại của Hà để liên lạc giao người. Thực hiện thoả thuận, tối 24/2, Định lên cột mốc 718 đón 3 người đàn ông từ Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam trái phép, thu 2.500NDT/người rồi đưa họ gặp Sầm Văn Cường, em trai của Định và Trương Văn Tiên (SN 2000, là hàng xóm của Định). Định, Cường, Tiên đưa những người này đến khu vực đèo Bông Lau, liên hệ với Hà ra đón.
Hà và Thắng đi cùng nhau đến Lạng Sơn, sau đó, Hà thuê taxi để đia qua các chốt kiểm dịch của Lạng Sơn đến đèo Bông Lau gặp Định đón người, sau đó cùng Thắng đưa họ đến khu vực Vincom Thảo Điền, TP Hồ Chí Minh rồi cho họ xuống xe. Xong việc, Thoa chuyển cho Hà 36 triệu đồng theo thỏa thuận ban đầu. Sau chuyến này, Hà đã cắt cầu Thoa để liên lạc trực tiếp với "Trang Chủng" .
Với thủ đoạn tương tự, trong các ngày 6/3/2021, 8/3/2021 và 11/3/2021 Hà, Định, Cường, Tiên, Thắng đã tổ chức cho 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Định, Cường, Tiên đón những người này ở khu vực cột mốc 718, đưa họ đến Đèo Bông Lau giao cho Hà. Trong 3 chuyến này có 1 chuyến Hà và Thắng trực tiếp chở những người Trung Quốc vào thành phố Hồ Chí Minh; 2 chuyến Hà và Thắng chở người Trung Quốc về Hải Dương rồi thuê các lái xe taxi tự do chở họ vào thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 14/3 và 20/3, sau khi thỏa thuận với "Trang Chủng", Hà, Cường, Tiên, Thắng tiếp tục tổ chức cho 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam với cách thức và thủ đoạn như nêu trên.
Đối với 2 lần này, Hà không trực tiếp đi nhận người mà để cho Vũ Thành Long (tên thường gọi là Hoàng Anh, SN 1987, trú tại thôn Cẩm La, Đồng Lạc, Nam Sách, Hải Dương) là bạn quen biết của Hà thay Hà đi đón người Trung Quốc. Sau đó, Long bàn giao cho Thắng và những lái xe taxi tự do mà Hà thuê đưa vào thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình điều tra xác định: Từ ngày 20/2, đến 24/3, Phạm Thị Hà cùng Hoàng Thị Thoa, Sầm Văn Định, Sầm Văn Cường, Trương Văn Tiên, Nguyễn Xuân Thắng và Vũ Thành Long đã tổ chức đón 27 người từ Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam trái phép qua cột mốc 718 thuộc thôn Kéo Sỹ, xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (gọi tắt là cột mốc 718) vào các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương để đưa đi thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Phòng ANĐT xác định, Hà đã được hưởng lợi 93 triệu đồng; Định được hưởng 114.250.000đ; Cường được 90 triệu đồng còn Tiên được nhận 32 triệu đồng.
Với tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 7/9/2021, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 09 đối với vụ án "Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép" xảy ra tại tỉnh Hải Dương, tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn bổ sung cho vụ án xảy ra đêm 23 rạng ngày 24/3/2021 ở Tứ Kỳ để điều tra, làm rõ. Sau khi dựng được các đối tượng, xác định Sầm Văn Định là đối tượng quan trọng, là đầu nhóm đưa dẫn người ở khu vực biên giới vào sâu trong nội địa, đơn vị đã tính toán các biện pháp nghiệp vụ bắt giữ các đối tượng đồng bọn.
Đây là vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt phức tạp, xảy ra trên nhiều tỉnh nhất là các tỉnh biên giới, miền núi, Phòng ANĐT là đơn vị đầu tiên trong cả nước tiến hành khởi tố, điều tra đối với vụ án "Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép" mà không xác định rõ lai lịch đối tượng được tổ chức...Việc điều tra, giải quyết hiệu quả, triệt để vụ án đã chặn đứng đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam trái phép, đưa các đối tượng ra xử lý trước pháp luật được quần chúng nhân dân ghi nhận và đánh giá cao, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương và của các tỉnh liên quan.
Trước đó, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã điều tra, làm rõ vụ tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép do đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1983, trú tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) điều hành. Khoảng năm 2011, Huy đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Đến tháng 8/2014, Huy trốn ra ngoài lao động tự do và bị cơ quan chức năng của Đài Loan phát hiện và trục xuất về nước. Năm 2017, 2018, Huy tiếp tục thông qua một số đối tượng để xuất cảnh trái phép sang Đài Loan lao động tự do nhưng đều bị cơ quan chức năng phát hiện và trục xuất.
Năm 2019, do không có công ăn việc làm ổn định, Huy nảy sinh tiếp tục xuất cảnh trái phép sang Đài Loan để lao động; đối tượng liên lạc với Cương (quê ở Nghệ An), anh ta quen biết trong thời gian lao động tại Đài Loan để hỏi cách thức xuất cảnh trái phép sang Đài Loan. Qua trao đổi, Cương nói có đường dây đưa người trái phép sang Đài Loan với chi phí là 7.000 USD/ người. Nếu tìm được người đi thì Huy được 200 USD/ người. Sau khi Huy đồng ý, Cương đã cho Huy số điện thoại của Phạm Văn Nhất, trú tại Tiền Tiến, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Hai bên thống nhất khi nào tìm được người sẽ liên lạc với Nhất để sắp xếp đi Đài Loan.
Cuối năm 2019, Huy đã trao đổi, hướng dẫn và thoả thuận với Tạ Văn Quảng, Nguyễn Thị Lệ Thu, Trần Văn Sinh về việc sang Đài Loan, theo hình thức vượt biên giới Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường bộ ở khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn. Sau đó, đi ra biển sẽ có tàu du lịch đưa sang Đài Loan, khi sang đến nơi thì mới được trả tiền. Đối tượng đồng thời yêu cầu họ gửi chứng minh nhân dân để nắm thông tin...
Ngày 20/12/2019, 18 người bị Công an Trung Quốc bắt giữ về hành vi nhập cảnh trái phép, trong đó có 16 đối tượng trong đường dây này. Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã điều tra, làm rõ vụ án
Phát hiện đối tượng truy nã xuất cảnh trái phép bất thành Ngày 20-9, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa phát hiện bắt giữ đối tượng truy nã về trộm cắp tài sản sau khi tiếp nhận đối tượng từ cơ quan chức năng Trung Quốc trao trả vì nhập cảnh trái phép vào nước này. Đối tượng Lê Văn Tuấn Theo thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn, qua...